Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Nghệ An
Đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm 2025 của Sở GĐ&ĐT Nghệ An sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ĐỀ CHÍNH THỨC | ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN THI: LỊCH SỬ (đợt 1) Thời gian: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
PHẦN I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Tổ chức nào sau đây được thành lập ở Đông Nam Á vào năm 1963?
A. Liên minh châu Âu (EU).
B. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.
C. MAPHILINDO.
D. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Câu 2. Trong những năm 1965 - 1968, Mỹ tiến hành chiến lược chiến tranh nào sau đây ở miền Nam Việt Nam?
A. Chiến tranh đặc biệt.
B. Chiến tranh cục bộ.
C. Việt Nam hoá chiến tranh.
D. Chiến tranh đơn phương.
Câu 3. Hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh trong giai đoạn 1911-1925 diễn ra chủ yếu ở
A. Pháp.
B. Nga.
C. Anh.
D. Mỹ.
Câu 4. Một trong những thành tựu cơ bản Việt Nam đạt được trong công cuộc Đổi mới đất nước (từ năm 1986 đến nay) là
A. xóa bỏ hoàn toàn tình trạng thất nghiệp.
B. xóa bỏ hoàn toàn tình trạng lạm phát.
C. trở thành cường quốc công nghiệp.
D. tỉ lệ hộ nghèo trên cả nước giảm mạnh.
Câu 5. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm nào sau đây của nhân dân Việt Nam không thành công?
A. Kháng chiến chống quân Minh (1406-1407).
B. Kháng chiến chống quân Tống (1075-1077).
C. Kháng chiến chống quân Thanh (1789).
D. Kháng chiến chống quân Nguyên (1285).
Câu 6. Ngày 1-1-1942, đại diện các nước Mỹ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc và 22 nước khác đã ký văn kiện nào sau đây?
A. Hiệp định Giơ-ne-vơ.
B. Xoá bỏ chế độ A-pác-thai.
C. Tuyên bố Băng-cốc.
D. Tuyên bố Liên hợp quốc.
Câu 7. Sự kiện nào sau đây đánh dấu chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ?
A. Mặt trận Việt Minh ra đời.
B. Tạm ước Việt-Pháp được kí kết.
C. Khởi nghĩa ở Hà Nội giành thắng lợi.
D. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.
Câu 8. Một trong những hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1991 đến nay là
A. đàm phán và kí kết Hiệp định Pa-ri với Hoa Kỳ.
B. thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với nhiều nước.
C. hợp tác toàn diện với hệ thống xã hội chủ nghĩa.
D. gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
Câu 9. Trong những năm 1951 - 1953, quân dân Việt Nam đã mở chiến dịch quân sự nào sau đây?
A. Thượng Lào.
B. Việt Bắc.
C. Biên giới.
D. Hồ Chí Minh.
Câu 10. Một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN là
A. Cộng đồng Giáo dục ASEAN.
B. Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN.
C. Cộng đồng Thể thao-Du lịch ASEAN.
D. Diễn đàn hợp tác Á-Âu.
Câu 11. Từ sau năm 1991, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội vẫn tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh ở quốc gia nào sau đây?
A. Đức.
B. Lào.
C. Nhật Bản.
D. Pháp.
Câu 12. Trong giai đoạn 2009-2015, các nước thành viên ASEAN triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm mục đích nào sau đây?
A. Thông qua bản Hiến chương ASEAN.
B. Kết nạp Đông-ti-mo vào tổ chức ASEAN.
C. Chuẩn bị thành lập Cộng đồng ASEAN.
D. Giải quyết triệt để “vấn đề Cam-pu-chia”.
Câu 13. Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
A. lực lượng cách mạng đã có quá trình chuẩn bị chu đáo và đầy đủ.
B. vai trò lãnh đạo sáng suốt, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
C. thắng lợi của phe Đồng minh trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít.
D. sự ủng hộ, giúp đỡ về vật chất và tinh thần của phe xã hội chủ nghĩa.
Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Khôi phục nền độc lập, thống nhất của quốc gia Đại Việt.
B. Dẫn đến sự ra đời của nhà nước dân chủ nhân dân.
C. Củng cố tinh thần đoàn kết và ý thức tự cường dân tộc.
D. Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân.
Câu 15. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và sự ra đời của hàng loạt các quốc gia độc lập trên thế giới đã
A. thúc đẩy quá trình hình thành tổ chức Liên hợp quốc.
B. góp phần làm suy yếu trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
C. đánh dấu tình trạng đối đầu Đông-Tây sụp đổ hoàn toàn.
D. tăng cường phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Liên Xô.
Câu 16. Năm 1922, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập xuất phát từ một trong những lý do nào sau đây?
A. Sự phát triển của cục diện hai cực, hai phe.
B. Các nước cộng hòa cần hợp tác để cùng phát triển.
C. Sự ra đời của khối Đồng minh chống phát xít.
D. Tác động của xu thế toàn cầu hóa trên thế giới.
Câu 17. Hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1930-1945 có ý nghĩa nào sau đây?
A. Tranh thủ sự giúp đỡ của phe xã hội chủ nghĩa.
B. Bước đầu kết nối cách mạng Việt Nam với thế giới.
C. Củng cố mối liên hệ với phong trào cộng sản quốc tế.
D. Dẫn đến sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.
Câu 18. ............................................
............................................
............................................
Câu 24. Sự ra đời của liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào (tháng 3-1951) đã
A. đưa cách mạng Đông Dương trở thành một bộ phận của phong trào hòa bình, dân chủ thế giới.
B. làm cho cuộc kháng chiến chống Pháp ở Đông Dương được khu vực hóa và quốc tế hóa.
C. nối liền và mở rộng hậu phương kháng chiến của cách mạng Đông Dương thành một hệ thống.
D. phát huy tinh thần tự quyết của mỗi dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Sau chiến tranh của đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam, tình hình quốc tế diễn biến phức tạp. Cuối những năm 1970 và trong những năm 1980, trong tình thế Việt Nam bị bao vây và cấm vận, ngoại giao đã tăng cường đoàn kết, hợp tác với các nước Đông Dương, tranh thủ đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa anh em và các lực lượng tiến bộ trên thế giới, nỗ lực cải thiện quan hệ với một số nước ASEAN, phá âm mưu và hoạt động tập hợp lực lượng chống Việt Nam của đối phương…”.
(Nguyễn Đình Bin (chủ biên), Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2015, tr.446)
a) Các hoạt động đối ngoại của Việt Nam ở giai đoạn cuối của Chiến tranh lạnh đã đưa đất nước thoát khỏi tình trạng bị bao vây, cấm vận và bước đầu hội nhập quốc tế.
b) Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong những năm 1980 là cần đa dạng hóa quan hệ và tham gia vào các liên minh chính trị-quân sự phù hợp.
c) Một trong những nhiệm vụ của ngoại giao Việt Nam những năm 70-80 của thế kỷ XX là tranh thủ đoàn kết với các nước có cùng chế độ chính trị.
d) Sau Đại thắng mùa xuân năm 1975, Việt Nam bắt đầu tham gia vào đời sống chính trị thế giới trong bối cảnh quan hệ quốc tế diễn biến phức tạp.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Thời gian | Nội dung |
1945 | Cách mạng tháng Tám |
1945-1954 | Kháng chiến chống thực dân Pháp |
1954-1975 | Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước |
1975-1979 | Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam |
1979-1989 | Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc |
a) Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước.
b) Hai cuộc kháng chiến chống thực dân ở Việt Nam (1945-1954 và 1954-1975) thực chất là một cuộc chiến tranh cách mạng diễn ra lâu dài.
c) Bảng thông tin trên thể hiện các bước phát triển của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
d) Các sự kiện trên đều phản ánh nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân, kết hợp đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao.
Câu 3: Cho những thông tin trong bảng sau đây:
“Qua 35 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hoá. Chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.10)
a) Việc đổi mới nhận thức về mô hình chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là yếu tố quan trọng góp phần phát huy tiềm lực của đất nước trong thời kỳ quá độ.
b) Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được nhân dân ta thực hiện từ khi bắt đầu công cuộc Đổi mới.
c) So với những năm trước Đổi mới, Việt Nam ngày nay đã có sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện, vị thế quốc tế nâng cao.
d) Bảo đảm hài hoà giữa kiên định và đổi mới, kế thừa và phát triển là nguyên tắc để thực hiện thành công sự nghiệp Đổi mới đất nước.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................