Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 12
Bộ đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm học 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử
ĐỀ SỐ 12 – ĐỀ THI THAM KHẢO
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
Môn thi thành phần: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Năm 1995, quốc gia nào sau đây gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Việt Nam.
B. Phi-lip-pin.
C. Ti-mô Lét-xtê.
D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 2. Sự ra đời tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO, 1949) và tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) là hệ quả trực tiếp của
A. các cuộc chiến tranh cục bộ trên thế giới.
B. chiến lược Ngăn đe thực tế của Mĩ.
C. cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động.
D. xung đột vũ trang giữa Tây Âu và Đông Âu..
Câu 3. Các trật tự thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay có đặc điểm nào sau đây?
A. Thế giới chia thành nhiều cực, nhiều phe đối lập, cạnh tranh gay gắt.
B. Thể hiện vị thế, vai trò của các cường quốc trong các vấn đề quốc tế.
C. Đảm bảo sự cân bằng về quyền lực và quyền lợi giữa các cường quốc.
D. Có tổ chức quốc tế duy trì nên đảm bảo được tính ổn định và phát triển.
Câu 4. Trong thời kì 1954 - 1975, Hồ Chí Minh có cống hiến nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam?
A. Xây dựng đường lối cho công cuộc Đổi mới đất nước.
B. Tham gia chỉ đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
C. Hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước.
D. Góp phần mở đầu hoạt động đối ngoại Đảng của Việt Nam.
Câu 5. Nội dung nào sau đây là tác động của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (1972) đến cách mạng Việt Nam?
A. Góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ
B. Mở ra quá trình đàm phán ngoại giao
C. Đánh dấu hoàn thành thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa
D. Kết thúc quá trình chống ngoại xâm
Câu 6. Nội dung nào sau đây là hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)?
A. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.
B. Gia nhập Đảng Xã hội Pháp.
C. Tiến hành phong trào Đồng khởi.
D. Đàm phán, kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Câu 7. Nội dung nào sau đây là thách thức của Cộng đồng ASEAN?
A. Nền độc lập vừa mới giành được.
B. Chính quyền cách mạng non trẻ.
C. Chiến tranh thế giới lan rộng.
D. Ý đồ chiến lược của các cường quốc.
Câu 8. Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Quân Đồng minh chiến thắng phe phát xít.
B. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
C. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
D. Nước Cộng hòa Ấn Độ được thành lập.
Câu 9. Sự kiện nào đánh dấu sự “khởi sắc” của tổ chức ASEAN?
A. Các nước kí bản Hiến chương ASEAN năm 2007.
B. Tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
C. Kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác (Hiệp ước Bali) 2/1976.
D. Tổ chức ASEAN có đủ 10 nước thành viên.
Câu 10. Nội dung nào sau đây là đóng góp chung của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam từ thế kỉ X đến năm 1979?
A. Bảo vệ độc lập Tổ quốc và phát huy quyền làm chủ của quần chúng nhân dân.
B. Góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa và truyền thống dân tộc.
C. Thúc đẩy sự thống nhất quốc gia và mở rộng chủ quyền, lãnh thổ của Tổ quốc.
D. Xóa bỏ ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân, hoàn thành giải phóng dân tộc.
Câu 11. Nội dung nào sau đây là mục đích hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu những năm đầu thế kỉ XX?
A. Tìm kiếm sự giúp đỡ bên ngoài chống phong kiến, cải cách đất nước.
B. Tìm kiếm sự giúp đỡ bên ngoài chống Pháp, giành độc lập dân tộc.
C. Hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
D. Tạo cơ sở pháp lí để nhân dân kháng chiến chống Pháp..
Câu 12. Sự thành lập và phát triển của Liên hợp quốc cùng sự tồn tại của các trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai chứng tỏ
A. Tình hình thế giới liên tục căng thẳng do tác động từ Chiến tranh lạnh
B. Các cường quốc tư bản chủ nghĩa chi phối hoàn toàn quan hệ quốc tế
C. Vai trò của các cường quốc trong sự phát triển của quan hệ quốc tế
D. Có sự đối lập gay gắt trên mọi lĩnh vực giữa hai hệ thống xã hội đối lập
Câu 13. Từ năm 1975 đến nay, Việt Nam có hoạt động đối ngoại nào sau đây?
A. Tham gia vào Phong trào không liên kết.
B. Đẩy mạnh hợp tác với Quốc tế Cộng sản.
C. Kí Hiệp định Pari với Mỹ.
D. Thiết lập ngoại giao với Liên Xô.
Câu 14. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) của nhân dân Việt Nam diễn ra trong bối cảnh nào sau đây?
A. Xu thế hòa hoãn chi phối hoàn toàn quan hệ quốc tế.
B. Cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Liên Xô chấm dứt.
C. Nhiều nước thuộc địa và lệ thuộc đã giành được độc lập.
D. Nhà nước cách mạng và chính quyền mới về tay nhân dân.
Câu 15. Một trong những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc là
A. bình đẳng về chủ quyền của tất cả các thành viên.
B. thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia.
C. đảm bảo quyền con người và quyền tự do cơ bản.
D. duy trì hòa bình, an ninh quốc tế.
Câu 16. Một trong những mục tiêu quan trọng của tổ chức ASEAN là gì?
A. Xoá bỏ áp bức bóc lột, nghèo nàn và lạc hậu.
B. Xây dựng khối liên minh kinh tế và quân sự.
C. Xây dựng khối liên minh chính trị và quân sự.
D. Thúc đẩy hòa bình, ổn định khu vực.
Câu 17. Quá trình đổi mới đất nước ở Việt Nam từ năm 1986 cho thấy
A. đổi mới về tư duy là nhân tố mở đường đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
B. sức mạnh của dân tộc sẽ hình thành và phát triển khi có sự giúp đỡ của quốc tế.
C. quần chúng là lực lượng sáng tạo ra đường lối và tạo nên thành quả cách mạng.
D. truyền thống yêu nước đã giúp nhân dân hoàn thành việc chế độ xã hội mới.
Câu 18. ............................................
............................................
............................................
Câu 24. Đối với Việt Nam hiện nay, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh có giá trị nào sau đây?
A. Góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh.
B. Nhận được viện trợ lớn của thế giới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
C. Bổ sung, hoàn chỉnh đường lối Đổi mới nhằm phát huy được thời cơ và thách thức.
D. Tập hợp được sức mạnh của nhân dân trong việc xây dựng chế độ dân chủ cộng hòa.
PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Kể từ thời điểm năm quốc gia sáng lập ký Tuyên bố ASEAN (Tuyên bố Bangkok), năm 1967, đến nay, ASEAN đã phát triển và mở rộng thành một cộng đồng gồm mười thành viên, hướng tới mục tiêu đoàn kết tất cả các quốc gia ở Đông Nam Á. Vượt qua những thách thức trong tiến trình phát triển suốt 50 năm, trải qua quá trình xây dựng cộng đồng kéo dài hàng thập kỷ, ASEAN về căn bản đã hình thành một chương trình nghị sự và trở thành một trong những tổ chức khu vực thành công nhất”.
(https://nhandan.vn/megastory/2017/08/2/).
a) Năm 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời.
b) Quá trình phát triển thành viên của ASEAN diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.
c) Cộng đồng ASEAN được thành lập trên cơ sở sự tương đồng về mục tiêu và con đường phát triển của các quốc gia.
d) Để duy trì sự ổn định và phát triển, Cộng đồng ASEAN cần tăng cường sự gắn kết và thống nhất thể chế chính trị.
Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Trên thực tế, Chiến tranh Lạnh là giai đoạn đầu tiên trong lịch sử tồn tại hệ thống lưỡng cực, mà Mỹ và Liên Xô là đại diện; và mâu thuẫn giữa hai nước cũng đại diện cho mâu thuẫn giữa phe Tư bản chủ nghĩa (do Mỹ đứng đầu) và phe Xã hội chủ nghĩa (do Liên Xô khởi xướng). Chiến tranh Lạnh do đó tác động toàn diện tới tất cả các mặt trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia khi mà các nước tự xác định con đường đi của mình dựa trên sự định hình ý thức hệ”.
(https://nghiencuuquocte.org/2015/01/18/chien-tranh-lanh/)
- Chiến tranh lạnh là giai đoạn cuối của trật tự thế giới hai cực.
- Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động nhằm làm sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa.
- Giống như các cuộc chiến tranh thế giới, chiến tranh lạnh bắt nguồn từ cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt.
d) Các quốc gia trên thế giới và quan hệ quốc tế đều chịu tác động của chiến tranh lạnh và sự đối đầu Đông – Tây.
Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Trong quá trình tìm kiếm sự hợp tác giữa các nước Đông Nam Á đã xuất hiện những tổ chức khu vực và kí kết các hiệp ước giữa các nước trong khu vực. Tháng 1-1959, Hiệp ước hữu nghị và kinh tế Đông Nam Á (SAFET) bao gồm Malaixia và Philippin ra đời. Tháng 7-1961, Hội Đông Nam Á (ASA) gồm Malaixia, Philippin và Thái Lan duợc thành lập. Tháng 8-1963, một tổ chức gồm Malaixia, Philippin, Inđônêxia (MAPHILINDO) được thành lập. Tuy nhiên, những tổ chức trên đây không tồn tại được lâu do sự bất đồng giữa các nước về vấn đề lãnh thổ và chủ quyền”.
(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr.358).
a) Malaixia, Philippin, Thái Lan, Inđônêxia là những quốc gia sớm có ý tưởng về việc thành lập một tổ chức khu vực ở Đông Nam Á.
b) Yếu tố quyết định sự thành lập và mở rộng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là các nước trong khu vực đã giành được độc lập và có nhu cầu hợp tác cùng phát triển.
c) Các tổ chức tiền thân của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không tồn tại lâu do không thống nhất được giá cả và thị trường tiêu thụ hàng hoá.
d) Trong bối cảnh khu vực và quốc tế luôn ổn định, nhu cầu hợp tác để cùng phát triển giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á là tất yếu.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................
ĐÁP ÁN
............................................
............................................
............................................