Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 5

Bộ đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm học 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử

ĐỀ SỐ 5 – ĐỀ THI THAM KHẢO

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1. Trong công cuộc cải cách đất nước, Trung Quốc đạt được thành tựu nào sau đây?

A. Dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới.

B. Trình độ phát triển cao nhất thế giới.

C. Mở đầu cách mạng công nghiệp 4.0.

D. Đưa con người lên Sao Hỏa, Mặt Trời.

Câu 2. Vào thế kỉ XVIII, nhà Tây Sơn tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nào sau đây?

A. Minh.

B. Thanh.

C. Tống.

D. Đường.

Câu 3. Một trong những trụ cột của cộng đồng ASEAN là cộng đồng

A. Văn hóa – xã hội.

B. Chính trị - Triết học.

C. Du lịch – dịch vụ.

D. Y tế - Giáo dục.

Câu 4. Liên Hợp Quốc được thành lập nhằm mục đích nào sau đây?

A. Tăng cường hợp tác quốc tế giữa các nước

B. Thống nhất thể chế chính trị trên thế giới

C. Tạo sự phát triển như nhau cho mọi nước

D. Giành thắng lợi trong cuộc Chiến tranh lạnh

Câu 5. Trong những năm 1995 - 2006, nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?

A. Tiến hành cải cách ruộng đất.

B. Đánh đổ lực lượng tay sai thân Nhật.

C. Chống chiến lược chiến tranh đặc biệt.

D. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Câu 6.  Trật tự thế giới hai cực I-an-ta bị xói mòn là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc.

B. Sự tan rã của phe tư bản chủ nghĩa.

C. Các thế lực phát xít lên cầm quyền.

D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ.

Câu 7. Nội dung nào sau đây là thách thức của cộng đồng ASEAN?

A. Nguy cơ chia rẽ trong nội khối.

B. Chế độ tư bản chủ nghĩa bị xoá bỏ.

C. Nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá.

D. Tình trạng khủng bố thường xuyên.

Câu 8. Trong công cuộc cải cách, mở cửa, Trung Quốc đạt được thành tựu nào sau đây?

A. Thành lập được nhiều liên minh quân sự lớn

B. Mở đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

C. Chấm dứt thời kì bị thực dân xâm lược, đô hộ

D. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện

Câu 9. Nội dung nào sau đây là triển vọng của cộng đồng ASEAN?

A. Trở thành tổ chức liên kết của toàn khu vực châu Á.

B. Có nền khoa học công nghệ phát triển nhất thế giới.

C. Sự gắn kết trong quan hệ hợp tác giữa các thành viên.

D. Tiến tới thành lập ngay một nhà nước chung của khu vực.

Câu 10. Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Biển Đông (từ sau tháng 4 – 1975 đến nay) của quân dân Việt Nam nhằm thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?

A. Thực hiện giải phóng dân tộc.

B. Bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

C. Đấu tranh giải phóng giai cấp.

D. Tiến hành cách mạng dân chủ.

Câu 11.  Nội dung nào sau đây là triển vọng của cộng đồng ASEAN?

A. Sự phát triển quan hệ giữa các thành viên.

B. Có nền kinh tế hiện đại nhất thế giới.

C. Các mâu thuẫn xã hội đều được thủ tiêu.

D. Xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa.

Câu 12. Đầu thế kỉ XX, hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu có ý nghĩa nào sau đây?

A. Ngoại giao trở thành một mặt trận trong phong trào yêu nước.

B. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về hợp tác quốc tế.

C. Công tác ngoại giao có phối hợp chặt chẽ với hoạt động quân sự.

D. Tạo cơ sở pháp lí để đấu tranh trên mặt trận chính trị.

Câu 13. Nội dung nào sau đây là bối cảnh ra đời của tổ chức ASEAN?

A. Mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa phát triển

B. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra quyết liệt

C. Các cường quốc tăng cường cạnh tranh quyền lực

D. Xu hướng li khai và khủng bố lan rộng khắp thế giới

Câu 14. Từ sau Chiến tranh lạnh, các cường quốc có đóng góp nào sau đây cho nhân loại?

A. Đưa chủ nghĩa khu vực phát triển thay thế cho chủ nghĩa dân tộc.

B. Hỗ trợ hai hệ thống xã hội đối lập cùng phát triển hòa bình.

C. Thay đổi bản chất chế độ tư bản theo hướng vì nhân dân lao động.

D. Thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ trên toàn cầu.

Câu 15. Nội dung nào sau đây là nhận xét đúng về thế giới sau Chiến tranh lạnh?

A. Tương quan lực lượng giữa hai hệ thống xã hội đối lập khi xây dựng trật tự thế giới mới.

B. Sự thoả thuận, hợp tác của các cường quốc về chiến quả của cuộc Chiến tranh lạnh.

C. Kết quả của quá trình thiết lập trật tự thế giới mới dựa vào sức mạnh thực lực quốc gia.

D. Vai trò chi phối chủ đạo của Liên hợp quốc trong xây dựng trật tự thế giới đa cực.

Câu 16. Trong thời kì 1954 – 1975, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa có hoạt động đối ngoại nào sau đây?

A. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Cuba.

B. Vận động thực dân Anh rút quân về nước.

C. Kí với Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ.

D. Đàm phán với quân Trung Hoa Dân quốc.

Câu 17. Trong thời kì 1930 – 1945, Hồ Chí Minh có cống hiến nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam?

A. Lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước.

B. Phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.

C. Kết nối và đưa đến sự hợp tác, hỗ trợ của lực lượng Đồng minh.

D. Tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho toàn thể dân tộc.

Câu 18. ............................................

............................................

............................................

Câu 24. Nhân dân thế giới tôn vinh Hồ Chí Minh xuất phát từ một trong những cơ sở nào dưới đây?

A. Tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh gắn với cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội.

B. Hồ Chí Minh tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng nhiều nước thuộc địa.

C. Hồ Chí Minh có nhiều hoạt động giải quyết triệt để các mục tiêu lớn của thời đại.

DTư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh là chuẩn mực chung cho toàn nhân loại.

PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây: 

“Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình,  ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. 

(Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.  I, tr. 35 – 36). 

a) Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở thế kỉ XX và công cuộc đổi mới, Đảng luôn phát  huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. 

b) Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, cần khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh  trong nhân dân. 

c) Đổi mới đồng thời trên nhiều lĩnh vực nhằm phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời. 

d) Hòa bình, ổn định là khát vọng của dân tộc Việt Nam từ thời trung đại đến hiện tại và trong  tương lai.   

Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây: 

“Đoàn kết toàn dân, phát huy tinh thần yêu nước nồng nàn và truyền thống phấn đấu anh dũng, lao  động cần cù của nhân dân ta, đồng thời tăng cường đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa anh em do  Liên Xô đứng đầu, để đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, xây  dựng đời sống ấm no hạnh phúc ở miền Bắc và củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc 

đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà, góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới". 

(https://daihoi13.dangcongsan.vn/cac-ky-dai-hoi/tu-dai-hoi-den-dai-hoi/dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc lan-thu-iii-175) 

  1. Phát huy tinh thần yêu nước là một nguyên nhân thành công của cách mạng Việt Nam. 

b) Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội cần kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. 

c) Cách mạng Việt Nam đã góp phần thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu lớn của thời đại và Hiến chương Liên hợp quốc. 

d) Bằng việc thực hiện đồng thời cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc đã góp phần duy trì hòa bình ở khu vực.  

Câu 3. Cho những thông tin trong bảng sau đây:  

Thời gian 

Nội dung

Năm 1945 

Hội nghị I-an-ta (Liên Xô) và Hội nghị Pốt-xđam (Đức) được tổ chức; Liên hợp quốc thành lập.

Năm 1947 

Mỹ phát động Chiến tranh lạnh chống Liên Xô.

Năm 1949 

Cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời; Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được thành lập.

Năm 1955 

Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va được thành lập.

Năm 1989 

Liên Xô và Mỹ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

Năm 1991 

Hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ.

a) Bảng thông tin thể hiện về những vấn đề liên quan đến Trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 

b) Sự hình thành trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh chịu tác động bởi mục tiêu chiến lược của các cường quốc. 

c) Sự hình thành và phát triển của các trật tự thế giới trong và sau Chiến tranh lạnh đều chứng tỏ Liên hợp quốc là tổ chức duy nhất quyết định điều tiết quan hệ quốc tế. 

d) Thực tiễn quan hệ quốc tế trong thời kì Chiến tranh lạnh cho thấy các nước có thể chế chính trị khác nhau có vai trò như nhau đối với sự hình thành Trật tự thế giới đa cực.

Câu 4............................................

............................................

............................................

ĐÁP ÁN

............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay