Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - THPT chuyên Hùng Vương (Phú Thọ)

Đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm 2025 của THPT chuyên Hùng Vương (Phú Thọ) sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử

SỞ GD&ĐT PHÚ THỌ

TRƯỜNG THPT

CHUYÊN HÙNG VƯƠNG

Đề thi gồm có 04 trang

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

MÔN THI: LỊCH SỬ 

(ĐỢT 1)

Thờigian: 50 phútkhông kể thời gian phát đề

PHẦN I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời  từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Hệ thống xã hội chủ nghĩa được hình thành và mở rộng về không gian địa lí (từ châu Âu sang châu Á) trong thời gian nào sau đây?

A. 1917 - 1925.      

B. 1948 - 1949.      

C. 1950 - 1975.      

D. 1945 - 1946. 

Câu 2. Đối tượng đấu tranh của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cuối thế kỉ XI là

A. quân Xiêm.        

B. quân Mông - Nguyên.        

C. thực dân Pháp.       

D. quân Tống. 

Câu 3. Trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã chia thế giới thành “hai cực” đối lập do hai quốc gia nào sau đây đứng đầu mỗi bên?

A. Liên Xô và Mỹ.                     

B. Liên Xô và Trung Quốc. 

C. Mỹ và Trung Quốc.               

D. Mỹ và Tây Âu. 

Câu 4. Quốc gia nào sau đây gia nhập ASEAN đánh dấu bước phát triển từ ASEAN 5 lên ASEAN 10?

A. Lào.        

B. Bru-nây.  

C. Cam-pu-chia.              

D. Việt Nam. 

Câu 5. Sự kiện nào sau đây ghi nhận Cộng đồng ASEAN được thành lập?

A. Thông qua Tuyên bố Cua-la Lăm-pơ (2015).        

B. Thông qua Tuyên bố Băng Cốc (1967). 

C. Thông qua Tuyên bố Ba-li II (2003).          

D. Thông qua Hiến chương ASEAN (2007).

Câu 6. Chế độ quân chủ Việt Nam bị sụp đổ gắn liền với sự kiện nào sau đây?

A. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được ra đời (2-9-1945). 

B. Hà Nội giành được chính quyền (19-8-1945). 

C. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị (30-8-1945). 

D. Cuộc Tổng khởi nghĩa bùng nổ trên toàn quốc (14-8-1945). 

Câu 7. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ (1946) được mở đầu bằng sự kiện nào sau đây?

A. Thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lược trở lại Sài Gòn. 

B. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi được xuất bản. 

C. Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến. 

D. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. 

Câu 8. Trong thời kì 1954-1975, chiến thắng nào sau đây đã mở ra khả năng quân dân miền Nam Việt Nam có thể làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ?

A. Vạn Tường.       

B. Ấp Bắc.   

C. Ba Gia.    

D. Đồng khởi. 

Câu 9. Ở Việt Nam, trong giai đoạn đầu của công cuộc Đổi mới đất nước về kinh tế (1986 - 1995), nội dung nào sau đây trở thành “vấn đề trọng tâm”?

A. Sản xuất lương thực thực phẩm.                

B. Hội nhập kinh tế quốc tế. 

C. Sản xuất tem phiếu tiêu dùng.                    

D. Hiện đại hóa nông thôn. 

Câu 10. Trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu giải phóng dân tộc (đầu thế kỉ XX), Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã có hoạt động ngoại giao tiêu biểu nào sau đây?

A. Chuyển hướng sang phương Tây tìm đường cứu nước. 

B. Phát động phong trào Đông du nhằm nâng cao dân trí. 

C. Đề nghị Chính phủ Pháp tiến hành cải cách dân chủ. 

D. Tìm cách tiếp xúc với các chính khách ở nước ngoài. 

Câu 11. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO, 2007) có ý nghĩa nào sau đây?

A. mở đầu quá trình hội nhập quốc tế của dân tộc. 

B. hiện thực hóa việc hội nhập quốc tế sâu rộng. 

C. đặt cơ sở để Việt Nam gia nhập liên minh khu vực. 

D. kết thúc giai đoạn Việt Nam bị cấm vận, bao vây. 

Câu 12. Nội dung nào sau đây là thành tựu chính về chính trị trong công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978 đến nay)?

A. Trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất công nghệ. 

B. Xây dựng được lí luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. 

C. Từ năm 2010, vươn lên dẫn đầu thế giới về xuất khẩu vũ khí. 

D. Là quốc gia thứ ba trên thế giới đưa người lên Mặt Trăng. 

Câu 13. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam (thế kỉ X - XVIII)?

A. Các cuộc kháng chiến có sự tham gia của toàn dân. 

B. Vai trò lãnh đạo của bộ chỉ huy cuộc kháng chiến. 

C. Những tác động của các yếu tố điều kiện tự nhiên. 

D. Truyền thống của dân tộc được nhân dân phát huy. 

Câu 14. Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nguyên thủ quốc gia các nước Mỹ, Trung Quốc, Liên Xô và hai miền nước Đức có nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với nhau. Đây là minh chứng rõ rệt cho

A. cuộc Chiến tranh lạnh không ảnh hưởng tới quan hệ quốc tế. 

B. các cường quốc không còn đối đầu, đã chuyển sang hợp tác. 

C. xu thế toàn cầu hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. 

D. các nước đã bớt căng thẳng, chuyển dần sang xu thế hòa dịu. 

Câu 15. Công nghệ số đóng vai trò nào sau đây đối với sự phát triển của các nước thành viên trong Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025?

A. Hạn chế lạm phát và sự bất ổn định về kinh tế ở các nước. 

B. Giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống của khu vực. 

C. Tăng cường sự kết nối giữa các nền kinh tế thành viên. 

D. Cản trở sự chi phối của các cường quốc đối với khu vực. 

Câu 16. Nội dung nào sau đây không phải hoạt động đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)?

A. Tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa. 

B. Kiên định và duy trì liên lạc với Quốc tế Cộng sản. 

C. Phát huy khối đoàn kết của ba nước Đông Dương. 

D. Thiết lập và mở rộng quan hệ ngoại giao với Cu-ba. 

Câu 17. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng thành tựu cơ bản trong công cuộc Đổi mới (từ năm 1986 đến nay) của Việt Nam?

A. Từ năm 2000, Việt Nam hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học phổ thông trên cả nước. 

B. Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa. 

C. Từng bước hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 

D. Việc xóa đói giảm nghèo đạt nhiều kết quả ấn tượng, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. 

Câu 18. ............................................

............................................

............................................

Câu 24. Trước bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, nguyên tắc của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong chính sách đối ngoại hiện nay là

A. chủ động đàm phán với Mỹ và Nga để nâng cấp quan hệ đối tác đặc biệt. 

B. ứng vạn biến trong bối cảnh vạn biến, nhưng quyền lợi dân tộc là bất biến. 

C. tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của 5 nước sáng lập Liên hợp quốc. 

D. lấy hội nhập quốc tế sâu rộng làm thế chân kiềng vững chắc cho phát triển. 

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Cho những thông tin trong bảng sự kiện sau đây:

Thời gian

Nội dung

Những năm 50 của thế kỉ XX

Nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á đã giành được độc lập, tự chủ; Cục diện “hai cực”, “hai phe”, thể hiện rõ qua cuộc Chiến tranh lạnh,…

Những năm 60 của thế kỉ XX

Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po diễn ra nhiều cuộc họp, thỏa thuận về thành lập một tổ chức mang tính liên minh khu vực.

8 - 8 - 1967

Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po kí Tuyên bố Băng Cốc, thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Những năm 90 của thế kỉ XX

Lần lượt các nước gia nhập ASEAN: Việt Nam, Lào, Mi-an-ma và Cam-pu-chia.

12 - 2015

Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập dựa trên ba trụ cột: Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế, Cộng đồng Văn hóa – Xã hội.

a) Bảng thông tin phản ánh những sự kiện cơ bản trong quá trình phát triển của ASEAN.    

b) Bối cảnh quốc tế là yếu tố quyết định chi phối việc hình thành và phát triển của ASEAN. 

c) Sự phát triển từ ASEAN 5 lên ASEAN 10 diễn ra lâu dài và gặp nhiều vấn đề trở ngại.    

d) Cộng đồng Chính trị - An ninh là chân kiềng vững chắc quyết định cho ASEAN hoạt động.

Câu 2. Cho đoạn thông tin, tư liệu sau đây:

          Nghị quyết Đại hội lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951) tổ chức tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang đã nêu rõ về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong bối cảnh mới:

          “Vậy nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là gì? Là:

          a. Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, làm cho Việt Nam hoàn toàn thống nhất và độc lập (phản đế);

          b. Xóa bỏ những tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân (phản phong kiến);

          c. Gây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội”.

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.75)

a) Đoạn tư liệu cho biết nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là kết hợp cách mạng giải phóng dân tộc với xóa bỏ những tàn tích của chế độ phong kiến, gây dựng cơ sở của chủ nghĩa xã hội.    

b) Đại hội II của Đảng Cộng sản Đông Dương diễn ra trong bối cảnh quan hệ quốc tế có nhiều thay đổi và cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp đã “vượt qua vòng vây”.                 

c) So với Cương lĩnh (đầu năm 1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội II đã thay đổi mục tiêu trước mắt và phương hướng tiến lên của cách mạng Việt Nam.            

d) Đại hội II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã hoàn chỉnh đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam.                         

Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây:

          “Trong quan hệ đối ngoại với Việt Nam, khi Bill Clin-tơn bước vào Nhà Trắng năm 1993, Mỹ đang thực hiện lệnh cấm vận Việt Nam. Clin-tơn là Tổng thống Mỹ đầu tiên tuyên bố xóa bỏ lệnh cấm vận Việt Nam vào tháng 1-1994, đồng thời thực hiện những bước đi quan trọng trong việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Sau khi hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ (7-1995), Clin-tơn là Tổng thống Mỹ đầu tiên thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng 1-2000 […] Chính quyền Clin-tơn đóng vai trò quan trọng trong việc bình thường hóa mối quan hệ Việt Nam – Mỹ sau hơn 20 năm kết thúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam”.

(Trần Thị Vinh, Chủ nghĩa tư bản: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900 – 2020)

NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, Hà Nội, 2019, tr.387)

a) Đoạn tư liệu là biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông - Tây trong cuộc Chiến tranh lạnh.   

b) Sau chuyến thăm Việt Nam chính thức của Tổng thống Clin-tơn, Chính phủ Mỹ đã đẩy nhanh tiến trình bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.          

c) Việc Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam phản ánh sự điều chính sách đối ngoại của Mỹ sau khi Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ.  

d) Sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và bình thường hóa quan hệ với Mỹ là một điển hình cho sự thành công trong lộ trình “phá vây” thời kì đổi mới.  

Câu 4. ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay