Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Sơn La
Đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm 2025 của Sở GĐ&ĐT Sơn La sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SƠN LA Đề thi gồm có 04 trang | ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN THI: LỊCH SỬ (lần 1) Thời gian: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
PHẦN I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam thời kì 1954 – 1969?
A. Hoàn chỉnh đường lối của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B. Tham gia lãnh đạo nhân dân gây dựng cơ sở của chủ nghĩa xã hội.
C. Tiếp tục phát triển quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với thế giới.
D. Đàm phán với các nước đế quốc để kết thúc chiến tranh xâm lược.
Câu 2. Quyết định nào sau đây của Hội nghị I-an-ta (2-1945) gây nên những bất lợi cho cách mạng Việt Nam trong những năm 1945 - 1946?
A. Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
B. Quân Anh cùng với quân Pháp làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật.
C. Liên Xô có phạm vi ảnh hưởng và kiểm soát ở các nước Đông Dương.
D. Quân Anh và quân Trung Hoa Dân quốc vào kiểm soát Đông Dương.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bài học lịch sử rút ra từ cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc Việt Nam?
A. Tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc.
B. Để bảo vệ độc lập, hoà bình cần dựa vào sự ủng hộ bên ngoài.
C. Chú trọng việc xây dựng và củng cố khối đoàn kết toàn dân.
D. Phát động khẩu hiệu đấu tranh phù hợp để tập hợp lực lượng.
Câu 4. Nội dung nào thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo của Đảng Lao động Việt Nam trong việc đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976?
A. Thực hiện phương châm chiến lược, tiến công thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng.
B. Tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược buộc địch phân tán lực lượng.
C. Đã dự trù phương án giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975 nếu thời cơ đến.
D. Chủ trương đánh nhanh thắng nhanh và tránh chỗ mạnh, đánh vào chỗ yếu của địch.
Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu là
A. do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí.
B. âm mưu "diễn biến hoà bình""cách mạng Nhung".
C. mô hình kinh tế - xã hội hoàn toàn bất cập ngay từ đầu.
D. sự chống phá từ các thế lực thù địch từ bên ngoài.
Câu 6. Sự kiện nào sau đây đánh dấu hoàn thành quá trình thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết trong những năm 20 của thế kỉ XX?
A. Bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua (1924).
B. Quốc huy đầu tiên của Liên Xô được ra đời (1923).
C. Lê-nin - lãnh tụ của đất nước Liên Xô qua đời (1924).
D. Tuyên ngôn thành lập Liên Xô được thông qua (1922).
Câu 7. Những địa phương nào sau đây giành chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và Quảng Nam.
B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam.
C. Hà Nội, Huế, Sài Gòn và Đồng Nai Thượng.
D. Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng và Thanh Hoá.
Câu 8. Thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 – 1975) chứng tỏ kết quả của đấu tranh trên mặt trận ngoại giao
A. không làm thay đổi so sánh lực lượng trên chiến trường.
B. có tác động trở lại đối với mặt trận chính trị, quân sự.
C. chỉ là sự phản ánh kết quả đấu tranh trên mặt trận quân sự.
D. chịu chi phối và phụ thuộc hoàn toàn vào mặt trận quân sự.
Câu 9. Một trong những nội dung cơ bản của đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1986 - 1995 là
A. Thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
B. Chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế.
C. Hạn chế quan hệ với các nước tư bản.
D. Xóa bỏ thành phần kinh tế cá thể.
Câu 10. Nội dung nào sau đây là xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh được nhân dân các nước hi vọng, mong muốn trở thành hiện thực?
A. Hoà bình ổn định để cùng phát triển.
B. Phát triển kinh tế, quân sự làm trọng tâm
C. Liên kết và hội nhập giữa các nước lớn.
D. Đa cực, đa phe trong đối ngoại quốc tế.
Câu 11. Năm 1944, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây?
A. Gia nhập Quốc tế Cộng sản và sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
B. Thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
C. Lãnh đạo nhân dân tiến hành kháng chiến chống Pháp.
D. Chuẩn bị các điều kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 12. Đối với quá trình đi đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc không có vai trò nào sau đây?
A. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
B. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên.
D. Đề ra đường lối kháng chiến sáng tạo.
Câu 13. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (1991) đã
A. quyết định hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.
B. quyết định đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn.
C. bổ sung, phát triển đường lối đổi mới đất nước.
D. mở đầu công cuộc đổi mới toàn diện đất nước.
Câu 14. Thủ đoạn mới được Mỹ sử dụng trong chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973) là
A. xây dựng hệ thống ấp chiến lược.
B. đưa lực lượng Mỹ vào chiến đấu.
C. trực thăng vận và thiết xa vận.
D. tiến hành thỏa hiệp với Liên Xô.
Câu 15. Sự kiện nào đã mở ra thời kì xây dựng và phát triển chế độ phong kiến Việt Nam độc lập?
A. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền (938).
B. Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (1010).
C. Lê Hoàn đánh bại quân xâm lược Tống (981).
D. Nhà Lý cho đổi tên nước ta thành Đại Việt (1054).
Câu 16. Năm 1979, Việt Nam có hoạt động nào sau đây?
A. Giúp Cam-pu-chia lật đổ chế độ diệt chủng.
B. Gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
C. Trở thành thành viên của Liên hợp quốc.
D. Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.
Câu 17. Thực tiễn công cuộc Đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) cho thấy tầm quan trọng của
A. đổi mới tư duy làm cơ sở cho xây dựng đường lối, cơ chế, chính sách.
B. đổi mới chính trị làm yếu tố tiên quyết để đổi mới các lĩnh vực khác.
C. đổi mới tư duy đối ngoại vì ngoại lực là yếu tố quyết định để hội nhập.
D. đổi mới văn hoá là cơ sở đầu tiên cho đổi mới kinh tế, chính trị, xã hội.
Câu 18. ............................................
............................................
............................................
Câu 24. Năm 1967, tổ chức ASEAN được thành lập phản ánh xu thế nào sau đây?
A. Toàn cầu hoá, quốc tế hoá.
B. Trật tự đa cực nhiều trung tâm.
C. Liên minh, hợp tác khu vực.
D. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Trong các tháng 3 và 4-1945, tại Côn Minh, nhân danh Việt Minh, Hồ Chí Minh tiếp xúc với cơ quan cứu trợ không quân Mỹ (AGAS), Trung uý Sác-lơ Phen, Tướng Sê-nô và A. Pát-ti, thoả thuận về phương thức hợp tác giữa Việt Minh và Mỹ,... Đầu tháng 5-1945, trước khi về nước, Hồ Chí Minh gửi cho A. Pát-ti một bức thư cùng hai tài liệu đề nghị chuyển cho phái đoàn Mỹ ở Hội nghị Liên hợp quốc, kêu gọi ủng hộ nền độc lập của Việt Nam.
... Giữa tháng 6-1945, Hồ Chí Minh đến xóm Lũng Cò (xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) khảo sát địa hình và tìm hiểu tình hình về mọi mặt, chọn địa điểm làm sân bay đế đón quân Đồng minh.
... Chiều 17-7-1945, Đội “Con Nai" gồm 5 người nhảy dù xuống Tân Trào, Tuyên Quang (trong Khu Giải phóng Việt Bắc), được Việt Minh đón tiếp nồng nhiệt và chu đáo, mặc dù trong hoàn cảnh rất khó khăn ”.
(Vũ Quang Hiển, “Hồ Chí Minh và quan hệ của Mặt trận Việt Minh với các nước Đồng minh chống phát xít (1941 - 1945)”, Tạp chí Nhịp cầu tri thức, đăng ngày 1-9-2016)
a) Đầu năm 1945, tại Trung Quốc, Hồ Chí Minh tiếp xúc với phái bộ Mỹ đang hoạt động chống Nhật.
b) Sự hợp tác giữa Việt Nam và lực lượng Đồng minh trong giai đoạn cuối của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai vì lợi ích của cả hai bên.
c) Một trong các mục tiêu của Hồ Chí Minh khi tiếp xúc với phái bộ Mỹ ở Côn Minh năm 1945 là yêu cầu chi viện cho cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam.
d) Hoạt động đối ngoại của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương nhằm thiết lập quan hệ với các nước Đồng minh, tranh thủ sự công nhận và ủng hộ của quốc tế đối với phong trào Việt Minh.
Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Trước thắng lợi vĩ đại của Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của phát xít Nhật, buộc Nhật phải đầu hàng không điều kiện, Đảng ta đã kịp thời nắm lấy thời cơ có một không hai đó để phát động cao trào tổng khởi nghĩa, dựa vào lực lượng chính trị của đông đảo quần chúng ở thành thị và nông thôn kết hợp với các lực lượng vũ trang cách mạng, đập tan các cơ quan đầu não của địch ở thủ đô và các thành phố, xóa bỏ hoàn toàn hệ thống cai trị của địch ở nông thôn, giành chính quyền trong phạm vi cả nước.”
(Lê Duẩn, Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, NXB Sự thật, Hà Nội, 1976, tr.48)
a) Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đã xoá bỏ hoàn toàn xã hội phong kiến tồn tại hàng thế kỉ ở nước ta.
b) Tận dụng có hiệu quả thời cơ, đẩy lùi nguy cơ là bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho công cuộc Đổi mới của Việt Nam hiện nay.
c) Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đã giải quyết thành công vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng xã hội.
d) Việc phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện đã tạo thời cơ có một không hai để nhân dân Việt Nam nổi dậy giành chính quyền.
Câu 3. Cho những thông tin trong bảng sau đây:
Thời gian | Nội dung |
Năm 1949 | Mỹ và các nước phương Tây thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. |
Năm 1955 | Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va. |
Năm 1972 | Mỹ và Liên Xô kí Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM) và Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược (SALT I). |
Năm 1989 | Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. |
Năm 1991 | Liên Xô tan rã. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ. |
a) Sự thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va phản ánh sự đối đầu về kinh tế giữa Mỹ và Liên Xô.
b) Sự tồn tại của các trật tự thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay chứng tỏ vai trò chi phối quan hệ quốc tế của các cường quốc trong hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
c) Bảng thông tin trên thể hiện những sự kiện diễn ra trong thời kì tồn tại của trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
d) Việc Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh chứng tỏ phương thức lấy đối đầu về kinh tế, chính trị, quân sự giữa hai nước không còn phù hợp trong bối cảnh lịch sử mới.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................