Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 6

Bộ đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm học 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử

ĐỀ SỐ 6 – ĐỀ THI THAM KHẢO

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1. Tháng 12-1922, Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn liên bang đã thông qua văn kiện nào sau đây?

A. Tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Liên Xô.

B. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Bôn-sê-vích liên minh với tư sản.

C. Sắc lệnh hoà bình và Sắc lệnh ruộng đất trên toàn Liên bang Xô viết.

D. Chính sách Kinh tế mới, Sắc lệnh hoà bình và Sắc lệnh ruộng đất.

Câu 2. Phong trào Tây Sơn (thế kỉ XVIII) ở Việt Nam đánh bại đội quân xâm lược nào sau đây?

A. Hán và Nguyên.

B. Xiêm và Thanh.

C. Tống và Minh.

D. Hán và Tống.

Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954–1975) của nhân dân Việt Nam?

A. Liên Xô ủng hộ Việt Nam đấu tranh vũ trang ngay từ ngày đầu cuộc kháng chiến.

B. Từ đấu tranh chính trị phát triển lên khởi nghĩa, sau đó là chiến tranh giải phóng.

C. Có sự kết hợp chặt chẽ đấu tranh trên ba mặt trận: chính trị, quân sự và ngoại giao.

D. Đẩy mạnh quá trình xây dựng lực lượng, từ đó phát triển thế tiến công chiến lược.

Câu 4. Năm 1945, tổ chức Liên hợp quốc chính thức được thành lập sau sự kiện nào sau đây?

A. Các nước tham dự Hội nghị I-an-ta thống nhất thành lập Liên hợp quốc.

B. Các nước tham dự Hội nghị Tê-hê-ran thống nhất thành lập Liên hợp quốc.

C. Đại diện 50 quốc gia thống nhất thông qua Hiến chương Liên hợp quốc.

D. Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn Hiến chương Liên hợp quốc

Câu 5.  Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện hòa hoãn với thực dân Pháp (1946) có tác dụng nào sau đây?

A. Tạo điều kiện cho lực lượng cách mạng miền Nam trở lại hoạt động trong các đô thị.

B. Đây là điều kiện tiên quyết cho Việt Nam giành thắng lợi trong đấu tranh ngoại giao.

C. Làm thất bại âm mưu của quân Pháp trong việc đưa quân ra miền Bắc để tái chiếm.

D. Chuẩn bị đầy đủ về thế và lực, sẵn sàng đối đầu quân sự với thực dân Pháp sau này.

Câu 6.  Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN (1995) chứng tỏ Việt Nam đã

A. có nhiều nỗ lực đóng góp tích cực, hiệu quả cho tổ chức này

B. trở thành nước có vị thế, uy tín lớn duy nhất trong khu vực

C. nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của các nước xã hội chủ nghĩa

D. phá thể bị bao vây, từng bước hội nhập với khu vực và thế giới

Câu 7. Chủ tịch Hồ Chí Minh có đóng góp nào cho sự nghiệp chống Mỹ (1954–1975)?

A. Tranh thủ ủng hộ của Quốc tế Cộng sản

B. Hoạch định đường lối với tư cách Tổng Bí thư

C. Trực tiếp chỉ đạo các cuộc tổng tiến công và nổi dậy

D. Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các quốc gia dân chủ

Câu 8. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng công lao của Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Tập hợp được tối đa lực lượng các nước đồng minh giúp đỡ cách mạng.

B. Lãnh đạo nhân dân tiến hành khởi nghĩa từ thành thị tiến về nông thôn.

C. Lãnh đạo nhân dân chớp đúng thời cơ cách mạng và đẩy lùi nguy cơ.

D. Lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao.

Câu 9.Tháng 12-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ với một trong những mục tiêu nào sau đây?

A. Phá tan đợt tấn công lên Việt Bắc của Pháp.

B. Khai thông con đường liên lạc Việt – Trung.

C. Làm phá sản những nỗ lực quân sự của Pháp.

D. Ngăn cản Mỹ can thiệp vào Đông Dương.

Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải thành tựu của Việt Nam trong 10 năm đầu thực hiện công cuộc Đổi mới (1986 – 1996)?

A. Nền độc lập, thống nhất, chủ quyền và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững.

B. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ, nâng lên thành đối tác chiến lược toàn diện.

C. Việc xóa đói, giảm nghèo đạt nhiều kết quả, được nhân dân và quốc tế ghi nhận.

D. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hình thành.

Câu 11. Công cuộc Đổi mới (từ năm 1986) ở Việt Nam đạt được thành tựu cơ bản nào sau đây?

A. Đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn nhất ASEAN

B. Đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội

C. Giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá

D. Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao trên thế giới

Câu 12.Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (1972) của quân dân Việt Nam có ý nghĩa gì?

A. Buộc Mỹ ký Hiệp định Pa-ri và rút quân về nước

B. Buộc Mỹ tuyên bố "phi Mỹ hóa" chiến tranh xâm lược

C. Làm thất bại chiến lược chiến tranh đầu tiên của Mỹ ở Việt Nam

D. Mở ra cục diện "vừa đánh, vừa đàm" trong kháng chiến chống Mỹ

Câu 13. Nội dung nào sau đây là một trong những bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay?

A. Đổi mới toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới chính trị.

B. Đổi mới trước tiên phải xuất phát từ chuyển biến của thế giới.

C. Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

D. Kết hợp sức mạnh nội lực và ngoại lực, quyết định là ngoại lực.

Câu 14. Sự kiện nào sau đây đánh dấu Cộng đồng ASEAN được thành lập?

A. Các nước thành viên thông qua Hiến chương ASEAN (2007).

B. Cam-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN (1999).

C. Lãnh đạo các nước ASEAN kí Tuyên bố Cua-la Lăm-pơ (2015).

D. Các nước thành viên ASEAN thông qua Tuyên bố Ba-li II (2003).

Câu 15. Nội dung nào sau đây không phải điều kiện bùng nổ của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A. Lực lượng cách mạng được rèn luyện qua thực tiễn đấu tranh.

B. Hồ Chí Minh đã phân tích yếu tố thời cơ đan xen cùng nguy cơ.

C. Quân Đồng minh đã vào Đông Dương để giải giáp phát xít Nhật.

D. Đảng Cộng sản và quần chúng nhân dân đã sẵn sàng hành động.

Câu 16.Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 của quân dân Việt Nam?

A. Là thời cơ cho giải phóng miền Nam

B. Buộc Mỹ rút quân viễn chỉnh về nước

C. Mở ra cục diện vừa đánh, vừa đàm

D. Chuyển cách mạng sang thế tiến công

Câu 17. Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) không có thành tựu nào sau đây?

A. Ổn định chính trị – xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa

B. Hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

C. Giải phóng sức sản xuất, cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân

D. Đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á

Câu 18. ............................................

............................................

............................................

Câu 24. Sau khi chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ (1989–1991), quốc gia nào sau đây vẫn kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội?

A. Lào.

B. Thái Lan.

C. Mã Lai Tây Á.

D. Phi-lip-pin.

PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Chúng ta đã thắng, trước hết do Đảng ta giữ vững độc lập, tự chủ trong việc vạch ra đường lối cách mạng, đường lối chiến tranh nhân dân, đã từng bước nắm được quy luật của chiến tranh cách mạng để chỉ đạo cuộc kháng chiến một cách sáng tạo. Ta đã đánh giả đúng lực lượng so sánh giữa ta và địch, thấy rõ nguồn gốc sức mạnh của ta là tinh thần làm chủ của nhân dân, là thế tiến công của cách mạng, trên cơ sở đó, đã chú trọng xây dựng thế và lực của ta cả về chính trị và quân sự ngày càng vững mạnh, đồng thời ta biết nắm thời cơ và tạo ra bất ngờ”.

(Lê Duẩn, Thư vào Nam, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh,

a) Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam thắng lợi là do đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng Lao động Việt Nam. [ĐÚNG]

b) Một trong những nguyên nhân thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là quân dân Việt Nam giữ vững được thế tiến công cách mạng. [ĐÚNG]

c) Nguồn gốc sức mạnh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là tinh thần làm chủ của nhân dân, trong đó cách mạng miền Nam giữ vai trò quyết định nhất. [SAI]

d) Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng cần xây dựng trên cơ sở nắm rõ quy luật của chiến tranh để đề ra các biện pháp sáng tạo, phù hợp hoàn cảnh. [ĐÚNG]  

Câu 2.  Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ngoại giao đã góp phần tích cực phá vòng vây. Từ năm 1950, Việt Nam thiết lập được quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân, gắn Việt Nam với quốc tế. Phối hợp với thắng lợi quân sự, năm 1954, Việt Nam đã tiến hành đàm phán ở Giơ-ne-vơ để kết thúc chiến tranh, giải phóng nửa nước, tạo hậu phương vững chắc và cơ sở pháp lí cho cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất, đồng thời góp phần xứng đáng vào phong trào chống thực dân cũ...Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, để phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược, ngoại giao Việt Nam đã tích cực, chủ động tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ trên thế giới, tạo nên so sánh lực lượng có lợi cho nhân dân ta trong cuộc đụng đầu lịch sử với đế quốc Mỹ đầu sỏ".

(Bộ Ngoại giao, Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2015, tr.445-446)

a) Trong những năm 1945 – 1950, hoạt động ngoại giao Việt Nam đã góp phần phá vây, mờ ra mối quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa. 

b) Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (1954) đã mở đường cho thắng lợi quân sự, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp, giải phóng miền Bắc. 

c) Ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã trở thành một mặt trận, góp phần tạo nên so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng. 

d) Ngoại giao Việt Nam (1945 – 1975) đã phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để tạo thành sức mạnh tổng hợp, đưa tới thắng lợi. 

Câu 3.  Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Theo nhận thức của chúng ta, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lí của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh...".

(Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.25 -26)

a) Nền kinh tế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành và phát triển khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1954). 

b) Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”.

c) Nền kinh tế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam không có sự khác biệt với nền kinh tế thị trường ở các nước phương Tây. 

d) Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một sáng tạo của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới.

Câu 4............................................

............................................

............................................

ĐÁP ÁN

............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay