Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 14

Bộ đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm học 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử

ĐỀ SỐ 14 – ĐỀ THI THAM KHẢO

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm tương đồng giữa chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam?

A. Làm phá sản chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp.

B. Kết hợp hoạt động tác chiến của bộ đội với nổi dậy của quần chúng.

C. Có sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của các nước xã hội chủ nghĩa.

D. Làm thất bại các kế hoạch chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.

Câu 2. Năm 1959, quốc gia nào sau đây đã lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội?

A. Triều Tiên.

B. Trung Quốc.

C. Cu-ba.

D. Việt Nam.

Câu 3. Nội dung nào sau đây là thách thức của Cộng đồng ASEAN?

A. Sự chênh lệch về trình độ phát triển.

B. Có nhiều điểm tương đồng về văn hóa.

C. Nhu cầu hợp tác của các thành viên.

D. Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.

Câu 4. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858 - 1884) của nhà Nguyễn thất bại là do

A. sự phản bội ngay từ đầu của vua quan.

B. không có thái độ kiên quyết chống Pháp ngay từ đầu.

C. nhân dân không cùng triều đình đứng lên chống Pháp.

D. không có đường lối kháng chiến đúng đắn.

Câu 5. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến Trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ?

A. Xu thế hòa hoãn trong quan hệ quốc tế

B. Mĩ - Liên Xô xung đột trực tiếp về quân sự

C. Sự tốn kém trong chạy đua vũ trang kéo dài

D. Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Đức

Câu 6. Trong thời kì 1919 - 1930, Nguyễn Ái Quốc có cống hiến nào sau đây đối với cách mạng  Việt Nam? 

A. Hoàn chỉnh công cuộc giải phóng dân tộc và giai cấp. 

B. Tham gia chỉ đạo gây dựng chế độ dân chủ nhân dân. 

C. Hoàn thành công cuộc Đổi mới ở miền Bắc Việt Nam. 

D. Rèn luyện đội ngũ tiên phong cho cách mạng Việt Nam.

Câu 7. Trật tự thế giới đa cực hình thành là do nhân tố nào sau đây? 

A. Nhiều trung tâm kinh tế, tài chính phát triển, lớn mạnh. 

B. Mĩ đã đánh mất vị trí là nền kinh tế hàng đầu thế giới. 

C. Các quốc gia đã thống nhất về sự phân chia quyền lực. 

D. Các cường quốc thỏa thuận về sự chia đều quyền lợi.

Câu 8. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tính chất dân chủ của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A. Đóng góp vào sự nghiệp chung của các lực lượng tiến bộ trên thế giới.

B. Đóng góp vào cuộc đấu tranh chống phát xít của các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Giải quyết thành công mọi mâu thuẫn giai cấp trong xã hội thuộc địa.

D. Lật đổ chế độ phong kiến và xóa bỏ được mọi tàn dư của chế độ cũ.

Câu 9. Một trong những văn kiện đã nêu rõ kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN là

A. Tuyên bố chung Cua-la Lăm-pơ (tại Malaxia).

B. Kế hoạch tổng thể xây dựng cộng đồng ASEAN.

C. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 tại Hà Nội.

D. Lộ trình xây dựng cộng đồng ASEAN (2009-2015).

Câu 10. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta bị sụp đổ là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Liên Xô khủng hoảng và tan rã.

B. Chiến tranh thế giới kết thúc.

C. Liên hợp quốc được thành lập.

D. Đế quốc Mỹ bị suy yếu, sụp đổ.

Câu 11. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã

A. đưa nước Nga ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới.

B. lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế.

C. lật đổ được Chính phủ tư sản lâm thời.

D. giải phóng các dân tộc khỏi chủ nghĩa tư bản.

Câu 12. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám 1945?

A. Cuộc chiến tranh mang tính chính nghĩa

B. Cuộc chiến tranh mang tính phi nghĩa

C. Việt Nam có sức mạnh vượt trội kẻ thù

D. Việt Nam nhận được ủng hộ từ bên ngoài

Câu 13. Nhận xét nào sau đây là đúng về cuộc đấu tranh ngoại giao trong quá trình kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) ở Việt Nam? 

A. Có sự phản ánh của những thắng lợi trên chiến trường. 

B. Là mặt trận độc lập tuyệt đối trong đấu tranh cách mạng. 

C. Không tác động trở lại các mặt trận quân sự và chính trị. 

D. Luôn có phụ thuộc vào sự dàn xếp giữa các cường quốc.

Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở Việt Nam trước năm 1858? 

A. Chấm dứt ách thống trị của đế quốc Mĩ. 

B. Góp phần phát triển kinh tế đất nước. 

C. Bảo vệ và phát triển chế độ xã hội chủ nghĩa. 

D. Làm sụp đổ chế độ phong kiến bảo thủ.

Câu 15. Sau Chiến tranh lạnh, yếu tố nào sau đây thúc đẩy các nước điều chỉnh quan hệ theo hướng hòa hoãn, đối thoại, hợp tác là chủ yếu?

A. Công ty xuyên quốc gia có ảnh hưởng ngày càng lớn.

B. Tác động sâu sắc của vấn đề an ninh lương thực toàn cầu.

C. Nhu cầu ổn định chính trị để phát triển kinh tế.

D. Chủ nghĩa khủng bố đe dọa hòa bình thế giới.

Câu 16. Yếu tố quyết định dẫn tới sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông - Tây trong quan hệ quốc tế từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX?

A. Yêu cầu hợp tác giải quyết các vấn đề toàn cầu.

B. Liên Xô và Mỹ tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.

C. Mĩ, Canađa, 33 nước Châu Âu ký định ước Henxinki.

D. Sự thay đổi tích cực trong quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ.

Câu 17. Chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện nay có nội dung nào sau đây?

A. Chú trọng quan hệ song phương và đa phương.

B. Lấy kinh tế quốc doanh là thành phần chủ đạo.

C. Tập trung khôi phục quan hệ với nhà nước Liên Xô.

D. Không tham gia, ủng hộ bất cứ tổ chức liên kết nào.

Câu 18. ............................................

............................................

............................................

Câu 24. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở Việt Nam trước năm 1858?

A. Đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

B. Bảo vệ vững chắc nhà nước dân chủ.

C. Mở đầu kỷ nguyên độc lập, thống nhất.

D. Góp phần phát triển văn hóa dân tộc.

PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây:

“Toàn cầu hoá mà trước hết và thực chất là toàn cầu hoá kinh tế đang trở thành một đặc trưng chủ yếu của sự phát triển thế giới. Xu thế toàn cầu hoá là xu thế khách quan, tất yếu, không thể đào ngược được. Toàn cầu hoá mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng hàm chứa không ít thách thức to lớn đối với các quốc gia. đặc biệt là các nước đang phát triển”.

(Trần Thị Vinh (Chủ biên), Lê Văn Anh, Lịch sử thế giới hiện đại, quyền 2,

NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2016, tr.98)

a. Một trong những thách thức to lớn của xu thế toàn cầu hóa đối với các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển là làm trầm trọng thêm bất công xã hội.

b. Đoạn thông tin đề cập đến một trong những xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh là xu thế toàn cầu hóa.

c. Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược vì đó là hệ quả của việc mở rộng quan hệ thương mại giữa các cường quốc.

d. Xu thế toàn cầu hóa đưa đến sự phát triển nhanh của lực lượng sản xuất đòi hỏi các quốc gia phải tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế.

 Câu 2. Đọc đoạn tư liệu, chọn đúng hoặc sai:

“So với các tổ chức đã từng tồn tại trước đây trong khu vực, nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức của ASEAN chặt chẽ hơn, nhằm dung hoà lợi ích của các nước thành viên. Khác với các tổ chức tiền thân, ASEAN chủ trương mở rộng tổ chức cho các nước trong khu vực tham gia, theo đúng tinh thần của Tuyên bố Băng Cốc 1967: “Hiệp hội này mở rộng cho tất cả các quốc gia Đông Nam Á tán thành các tôn chỉ, nguyên tắc và mục đích tham gia".

(Hồng Phong, Tìm hiểu về ASEAN, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, 2018, tr.16-17)

a) Nguyên tắc điều phối hoạt động của ASEAN là biểu hiện rõ nét việc dung hoà lợi ích của các nước thành viên.

b) Việc kết nạp thành viên của ASEAN lâu dài và trở ngại do thể chế chính trị các nước có sự khác nhau.

c) ASEAN là một tổ chức liên kết quốc tế, việc kết nạp thành viên không có sự phân biệt thể chế chính trị.

d) Nguyên tắc hoạt động của ASEAN khá chặt chẽ là cơ sở để thúc đẩy sự hợp tác, phát triển của tổ chức này.

Câu 3 Cho đoạn tư liệu sau đây: 

“Với sự chủ động chuẩn bị về xây dựng lực lượng, thế trận, phương án chiến đấu, nghiên cứu cách đánh B.52, dự kiến chính xác về thời gian, khu vực, mục tiêu đánh phá của địch nên ta đã giành  thế chủ động, kịp thời đưa toàn bộ lực lượng phòng không, không quân vào trạng thái sẵn sàng chiếnđấu cao nhất, đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng không quân lớn nhất của đế quốc Mỹ, lập nên  kỳ tích chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Đây là kết quả rực rỡ của tư duy bảo vệ bầu trời Hà Nội từ sớm và góp một phần không nhỏ vào chiến thắng chung ấy là lực lượng trinh sát kỹ thuật thuộc Tình báo Quốc phòng”. 

(https://vov.vn/quan-su-quoc-phong/ha-noi-12-ngay-dem-nam-1972-trinh-sat-ky-thuat-dau-voi phao-dai-bay-post1141747.vov). 

  1. Tư liệu phản ánh cuộc đối đầu quyết liệt giữa Việt Nam và Hoa Kì trên bàn đàm phán ngoại giao. 

  2. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” diễn ra trên địa bàn miền Bắc Việt Nam. 

c)Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” phản ánh tinh thần chủ động, mưu trí, sáng tạo của nghệ thuật vừa đánh vừa đàm của Việt Nam. 

d)Để giành được thắng lợi trong trận “Điện Biên Phủ trên không”, Việt Nam đã huy động lực lượng ở khắp mọi miền Tổ quốc. 

 Câu 4............................................

............................................

............................................

ĐÁP ÁN

............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay