Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 17
Bộ đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm học 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử
ĐỀ SỐ 17 – ĐỀ THI THAM KHẢO
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
Môn thi thành phần: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 của thế kỉ XX, nhân tố nào sau đây thúc đẩy sự chuyển biến của quan hệ quốc tế?
A. Vấn đề cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng diễn ra quyết liệt.
B. Chủ nghĩa khu vực phát triển thay thế cho chủ nghĩa dân tộc.
C. Sự phát triển tương hỗ giữa hai hệ thống xã hội đối lập.
D. Bản chất chế độ tư bản thay đổi theo nguyện vọng nhân dân.
Câu 2. Ở Việt Nam, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) đã bảo vệ và phát huy thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì một trong những lí do nào sau đây?
A. Phát triển thể chế dân chủ nhân dân, góp phần thực hiện các mục tiêu của thời đại.
B. Thiết lập chế độ dân chủ, giải phóng miền Bắc, tạo điều kiện thống nhất đất nước.
C. Giải phóng miền Bắc, tạo những tiền đề đầu tiên để đi lên chủ nghĩa xã hội.
D. Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đưa miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 3. Vào thế kỉ XI, nhà Lý tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược:
A. Mông
B. Thanh
C. Tống
D. Đường.
Câu 4. Thế kỉ XI, nhà Lý tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống ở phòng tuyến A. Tây Đô.
B. Bạch Đằng.
C. Cửu Long.
D. Như Nguyệt.
Câu 5. Thực tiễn hoạt động của Liên hợp quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cho thấy
A. các quốc gia khi được kết nạp là thành viên đều đã được giành độc lập, chủ quyền.
B. các quốc gia thành viên có sự đa dạng về thể chế chính trị, trình độ phát triển cao.
C. đây là những tổ chức liên chính phủ xây dựng các mục tiêu mang tính thời đại.
D. các cường quốc trong tổ chức đơn phương định đoạt những vấn đề của toàn cầu.
Câu 6. Năm 1940, Mông Cổ định hướng phát triển đất nước theo thể chế chính trị nào sau đây?
A. Tư bản chủ nghĩa.
B. Quân chủ lập hiến.
C. Quân chủ chuyên chế.
D. Xã hội chủ nghĩa.
Câu 7. Nội dung nào sau đây là bối cảnh bùng nổ Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Giai cấp tư sản đã giành quyền lãnh đạo.
B. Mâu thuẫn xã hội phát triển sâu sắc.
C. Chủ nghĩa đế quốc đã suy yếu và sụp đổ.
D. Nhà nước phong kiến khủng hoảng.
Câu 8. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chung dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam từ thế kỉ X đến năm 1975?
A. Sự thống nhất trong ý chí và hành động của các lực lượng tham gia chiến đấu.
B. Có sự lãnh đạo sáng suốt của các lực lượng xã hội mới với đường lối đúng đắn.
C. Mục tiêu của các cuộc đấu tranh mang tính dân tộc, dân chủ và cách mạng.
D. Tinh thần đoàn kết, quyết tâm chiến đấu cao độ của các lực lượng cách mạng.
Câu 9. Quốc gia nào sau đây thành viên sáng lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Mi-an-ma.
B. Mông Cổ.
C. Trung Quốc.
D. Ma-lai-xi-a.
Câu 10. Nội dung nào sau đây là tác động của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (1972) đến cách mạng Việt Nam?
A. Góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ.
B. Mở ra quá trình đàm phán ngoại giao.
C. Đánh dấu hoàn thành thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa.
D. Kết thúc quá trình chống ngoại xâm.
Câu 11. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của đổi mới kinh tế ở Việt Nam từ năm 1986 là:
A. Thực hiện chính sách đa dạng hoá, đa phương hoá.
B. Chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
C. Xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
D. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Câu 12. Năm 1922, quốc gia nào sau đây tham gia Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Ucraina.
B. Áchentina.
C. Braxin.
D. Campuchia.
Câu 13. Vào thế kỉ XV, nhân dân Đại Ngu kháng chiến chống quân xâm lược nào sau đây?
A. Đường.
B. Tống.
C. Thanh.
D. Minh.
Câu 14. Ngày 23-9-1945, Nhân dân vùng, miền nào sau đây ở Việt Nam trực tiếp tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp?
A. Tây Nguyên.
B. Nam Bộ.
C. Bắc Bộ.
D. Tây Bắc.
Câu 15. Sự ra đời của chính quyền Xô viết ở Nga gắn liền với sự kiện nào sau đây?
A. Cách mạng tháng Hai ở Nga thành công (1917).
B. Cách mạng tháng Mười ở Nga thành công (1917).
C. Chính sách Cộng sản thời chiến được ban hành (1919).
D. Chính sách Kinh tế mới (NEP) được ban hành (1921).
Câu 16. Thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam từ năm 1986 cho thấy
A. sự kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và con đường đi lên xã hội chủ nghĩa.
B. việc thay đổi chế độ chính trị là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế.
C. kinh tế là nhân tố quyết định bản chất và sự ổn định của chế độ chính trị.
D. hội nhập quốc tế là điều kiện tiên quyết của tăng trưởng và ổn định xã hội.
Câu 17. Thực tiễn thắng lợi bước đầu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay cho thấy
A. quan điểm “lấy dân làm gốc” được kế thừa và phát huy trong lịch sử dân tộc.
B. chính sách “thực túc binh cường” chỉ được thực hiện trong điều kiện hoà bình.
C. hội nhập quốc tế là nhân tố quyết định thành công của nền kinh tế thị trường.
D. phát triển quân sự là điều kiện tiên quyết đưa đến sự tăng trưởng của kinh tế.
Câu 18. ............................................
............................................
............................................
Câu 24. Từ năm 1945 đến năm 1969, Hồ Chí Minh có đóng góp nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam?
A. Lãnh đạo nhân dân hoàn thành thắng lợi cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. Hoàn chỉnh xây dựng hệ thống lí luận giải phóng dân tộc trong chiến tranh.
C. Hoạch định và hoàn thành đường lối Đổi mới cho cách mạng Việt Nam.
D. Góp phần đưa đấu tranh ngoại giao trở thành một mặt trận trong kháng chiến.
PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Tổ chức thật tốt các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại cấp cao; chủ động, tích cực, làm sâu sắc, thực chất hơn nữa quan hệ với các đối tác; đẩy mạnh đối ngoại đa phương; giữ vững đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết, trước hết”.
(Xem: Nguyễn Phú Trọng: “Phát huy những kết quả và bài học kinh nghiệm đã có; tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công cuộc đổi mới, tranh thủ mọi thời cơ, thuận lợi; vượt qua mọi khó khăn, thách thức; quyết tâm thực hiện thắng lợi toàn diện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”, Tạp chí Cộng sản, số 1.014, tháng 5-2023, tr.19).
a) Trong thời kì đổi mới, Việt Nam thực hiện thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ.
b) Hoạt động đối ngoại song phương trước đa phương đã góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam.
c) Để thực hiện hội nhập và phát triển, Việt Nam cần thực hiện chính sách đối ngoại chung với các quốc gia trên thế giới.
d) Một trong những điểm mới của đường lối đổi mới đất nước ở Việt Nam là đặt lợi ích của dân tộc và nhân dân lên trên hết.
Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Ngày 5-6-1911, trên con tàu Admiral Latouche-Tréville, từ cảng Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Trên suốt chặng đường bôn ba, gian khổ ấy, chàng thanh niên Việt Nam yêu nước Nguyễn Tất Thành, nhà hoạt động quốc
tế xuất sắc Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc. Người đã rút ra kết luận: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Người đã dần xây dựng được một hệ thống lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc phù hợp với thực tiễn Việt Nam và tích cực chuẩn bị mọi mặt cho sự ra đời của một chính đảng cách mạng ở Việt Nam”.
(https://tapchicongsan.org.vn/phong-su-anh-tap-chi-cong san//asset_publisher/RnEb4bkC9pdc/content/chu-tich-ho-chi-minh-vi-dai-song-mai-trong-su-nghiep cua-chung-ta).
a) Năm 1911, Nguyễn Ái Quốc bắt đầu thực hiện quá trình ra đi tìm đường cứu nước giải phóng đồng bào.
b) Điểm tương đồng trong hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với các bậc tiền bối đi trước đều là nhận thức được hạn chế của khuynh hướng tư sản.
c) Quá trình chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc là: từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lê nin.
d) Nguyễn Ái Quốc đã tiến hành đồng thời việc xây dựng hệ thống lý luận giải phóng dân tộc với việc chuẩn bị điều kiện cho sự thành lập các tổ chức Đảng Cộng sản ở Việt Nam.
Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau:
“Trong sự thoả thuận với nguyên tắc của lệnh ngừng bắn đồng thời ở khắp nơi trên Đông Dương , sự chấm dứt tình trạng chiến tranh sẽ cùng một lúc khắp tất cả các phần (kì) của Việt Nam, trong tất cả các vùng chiến sự và cho tất cả quân lực của hai bên”.
(https://nghiencuulichsu.com/2014/06/16/toan-van-hiep-dinh-geneve-20-7-1954-va-ban-tuyen-bo cuoi-cua-hoi-nghi/)
a) Tư liệu phản ánh về Hiệp định Giơ-ne-vơ về tiếp tục chiến tranh ở Việt Nam và các nước Đông Dương.
b) Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, cuộc chiến tranh của thực dân Pháp ở Đông Dương sẽ kết thúc ở một vài nơi.
c) Hiệp định Giơ-ne-vơ tạo ra thời kì phát triển mới cho cách mạng các nước Đông Dương vì các nước đã giành được độc lập, thống nhất hoàn toàn.
d) Hiệp định Giơ-ne vơ phản ánh tính phức tạp trong quan hệ quốc tế và thắng lợi từng bước của cách mạng Đông Dương.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................
ĐÁP ÁN
............................................
............................................
............................................