Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 19
Bộ đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm học 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử
ĐỀ SỐ 19 – ĐỀ THI THAM KHẢO
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
Môn thi thành phần: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN được thành lập nhằm mục tiêu nào sau đây?
A. Tạo ra một khối phòng thủ chung để bảo vệ các nước.
B. Tạo dựng môi trường hòa bình và an ninh ở khu vực.
C. Tạo ra một thị trường và nền tảng sản xuất thống nhất.
D. Nâng cao ý thức về cộng đồng và bản sắc chung ASEAN
Câu 2: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta xói mòn và đi đến sụp đổ trong giai đoạn nào sau đây?
A. Từ đầu những năm 60 của thế kỉ XX đến năm 1992.
B. Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 1989.
C. Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 1991.
D. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 1990.
Câu 3: Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ cấp bách đặt ra trước các nước Đồng minh đầu năm 1945?
A. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
B. Tiến hành cách mạng khoa học – kĩ thuật.
C. Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh.
D. Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.
Câu 4: Trong số các trung tâm quyền lực của thế giới hiện nay, Mỹ vẫn là:
A. Cường quốc số 1, có sức mạnh vượt trội.
B. Cường quốc duy nhất trên thế giới có vũ khí hạt nhân.
C. Siêu cường duy nhất, thống trị các quốc gia trên thế giới.
D. Siêu cường toàn cầu, quyết định mọi vấn đề của Liên hợp quốc.
Câu 5: Sự kiện nào sau đây năm 1991 đã chính thức chấm dứt sự tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta?
A. Sự tan rã của Đông Âu.
B. Sự tan rã của Liên Xô.
C. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
D. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Tây Âu.
Câu 6: Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương thực hiện đường lối đánh lâu dài trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1954) chủ yếu là do?
A. Chênh lệch lớn về tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp.
B. Muốn làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
C. Muốn kéo dài thời gian củng cố, phát triển lực lượng.
D. Cần thời gian để tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Câu 7: Đối với thế giới, sự sụp đổ của trật tự thế giới hai cực I-an-ta đã có tác động?
A. Không đáng kể và chủ yếu là tiêu cực.
B. Nhỏ và đưa đến những xu thế tích cực.
C. Lớn và đưa đến những xu thế tích cực.
D. Trên vài lĩnh vực nhưng không đáng kể.
Câu 8: Nội dung thỏa thuận nào sau đây của các cường quốc tại Hội nghị I-an-ta (2-1945) ảnh hưởng trực tiếp tới công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam?
A. Đông Á thuộc phạm vi kiểm soát truyền thống như trước đây của các nước phương Tây.
B. Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây.
C. Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Đông.
D. Nam Á thuộc phạm vi kiểm soát truyền thống như trước đây của các nước Tây Âu.
Câu 9: Tình trạng nhiều quốc gia, khu vực tạo ra thế cân bằng về kinh tế, chính trị, quân sự toàn cầu là biểu hiện của:
A. Trật tự đa cực. B. Trật tự đơn cực.
C. Trật tự nhất siêu – nhiều cường. D. Trật tự nhất siêu – một trung tâm.
Câu 10: Hội nghị I-an-ta tháng 2-1945 diễn ra giữa đại diện chính phủ của 3 quốc gia nào sau đây?
A. Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc. B. Mỹ, Liên Xô, Pháp.
C. Nga, Mỹ, Trung Quốc. D. Liên Xô, Mỹ, Anh.
Câu 11: Sau thất bại trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân miền Nam, Mỹ phải “Mỹ hóa trở lại” chiến tranh có nghĩa là:
A. Chống phá kế hoạch lập Liên bang Đông Dương.
B. Thể hiện quyết tâm đánh bại quân giải phóng.
C. Sử dụng quân đội Sài Gòn như lực lượng chính.
D. Thừa nhận sự thất bại của Việt Nam hóa chiến tranh.
Câu 12: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trong bối cảnh nhiều nước Đông Nam Á muốn hạn chế yếu tố nào sau đây?
A. Ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
B. Sự phát triển của xu thế khu vực hoá.
C. Sự chi phối của các quốc gia hải đảo.
D. Ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hoá.
Câu 13: Đường lối đấu tranh cách mạng của Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) là?
A. Đánh nhanh, thắng nhanh.
B. Đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
C. Đánh theo phương châm “tiến công và nổi dậy”.
D. Đánh công khai kết hợp với vận động ngoại giao.
Câu 14: Ngày 27-1-1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết, trong đó Mỹ cam kết:
A. Rút hết quân đội, cố vấn quân sự, vũ khí và khí tài ra khỏi Việt Nam.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
C. Bồi thường chiến tranh cho Việt Nam.
D. Đảm bảo tổ chức tổng tuyển cử ở miền Nam.
Câu 15: Đặc điểm nổi bật nhất của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện nay là?
A. Khoa học gắn liền với sản xuất.
B. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
C. Công nghệ giữ vai trò then chốt.
D. Nền kinh tế tri thức chiếm ưu thế.
Câu 16: Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần Vương là:
A. Thiếu sự lãnh đạo thống nhất.
B. Chưa có sự liên kết với quốc tế.
C. Quá lệ thuộc vào triều đình.
D. Quân Pháp quá mạnh về lực lượng.
Câu 17: Sự kiện nào chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã hoàn toàn trưởng thành?
A. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (1925).
B. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).
C. Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931).
D. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền (1945).
Câu 18: ............................................
............................................
............................................
Câu 24: Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 là?
A. Đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước.
B. Đặt nền móng cho sự phát triển của cách mạng Việt Nam.
C. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
D. Đưa Đảng Cộng sản Đông Dương lên vị trí lãnh đạo đất nước.
PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1. Cho bảng dữ kiện sau đây:
Thách thức đối với Cộng đồng ASEAN | Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn; thay đổi cấu trúc địa – chính trị khu vực châu Á – Thái Bình Dương và toàn cầu; tình hình phức tạp ở Biển Đông,... |
Sự đa dạng của các nước thành viên về chế độ chính trị, tôn giáo; tình hình chính trị phức tạp ở một số nước; một số mâu thuẫn trong quan hệ song phương,... | |
Sự chênh lệch về thu nhập, khoảng cách về phát triển kinh tế giữa các nước. | |
Nguy cơ chia rẽ của ASEAN về các vấn đề khu vực và quốc tế, đặc biệt là khi ASEAN vận hành dựa trên nguyên tắc đồng thuận. | |
Thách thức an ninh phi truyền thống, như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh,... |
a. Bảng dữ kiện nêu lên những thách thức đối với tổ chức ASEAN trong những thập kỉ sắp tới.
b. Cộng đồng ASEAN vừa phải đối diện với những thách thức an ninh truyền thống, vừa phải đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống.
c. Những thách thức nói trên là không phải là trở ngại đối với quá trình xây dựng một Cộng đồng ASEAN ổn định và phát triển.
d. Để có thể giải quyết những thách thức nói trên, Cộng đồng ASEAN cần có sự đoàn kết và hợp tác chặt chẽ cả ở hiện tại và tương lai.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Để bảo đảm nguyên tắc cao nhất là “đánh chắc thắng”, cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”. Nay quyết định hoãn cuộc tiến công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến lui về địa điểm tập kết, và kéo pháo ra. Công tác chính trị bảo đảm triệt để chấp hành mệnh lệnh lui quân như mệnh lệnh chiến đấu. Hậu cần chuyển sang chuẩn bị theo phương châm mới”.
(Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ – Điểm hẹn lịch sử, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001, tr.107 - 108)
a. Nội dung đoạn tư liệu đề cập đến giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
b. Việc hoãn cuộc tiến công và kéo pháo ra xuất phát từ nhiều lí do, trong đó chủ yếu là sự chậm trễ về mặt hậu cần.
c.Việc chuyển phương án từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” đã góp phần đưa đến thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.
d. Nội dung đoạn tư liệu cũng như những diễn biến sau đó của chiến dịch Điện Biên Phủ cho thấy bài học về sự chủ động, linh hoạt.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây
“Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường. Lấy phân phối theo lao động làm hình thức chính, khuyến khích làm giàu đi đôi với giảm số người nghèo, nâng cao phúc lợi xã hội phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, thực hiện nam nữ bình đẳng, tạo cơ hội cho mọi người đều được cống hiến và được hưởng thành quả của sự phát triển”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000 (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, năm 1991), trích trong: Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 51, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007, tr.902)
a. Đoạn tư liệu thể hiện đường lối lãnh đạo về kinh tế – xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam.
b. Đoạn tư liệu thể hiện quan điểm phát triển hài hoà về kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường.
c. Chiến lược trên được nêu ra sau khi Việt Nam về cơ bản đã thực hiện thành công công cuộc Đổi mới.
d. Thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là do thực hiện công bằng xã hội.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................
ĐÁP ÁN
............................................
............................................
............................................