Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 20
Bộ đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm học 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử
ĐỀ SỐ 20 – ĐỀ THI THAM KHẢO
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
Môn thi thành phần: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (tháng 2/1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai ở Việt Nam với tên gọi là
A. Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Đảng Lao động Việt Nam.
C. Đảng Lao động Đông Dương.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu 2. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được tổ chức nhằm
A. tiếp nhận di sản đặc biệt về chính trị, xã hội của Hồ Chí Minh.
B. tiếp nhận di sản đặc biệt về triết học, phong cách của Hồ Chí Minh.
C. phát huy giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.
D. phát huy giá trị to lớn của triết học, đạo đức Hồ Chí Minh.
Câu 3. Sáng kiến thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh được Hồ Chí Minh đưa ra tại sự kiện nào sau đây?
A. Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
C. Đại hội Quốc dân được triệu tập tại Tân Trào (Tuyên Quang).
D. Quốc dân Đại hội được tổ chức tại Tân Trào (Tuyên Quang).
Câu 4. Một trong những hoạt động đối ngoại nổi bật của Việt Nam từ năm 1968 đến năm 1973 là
A. đàm phán tại Hội nghị Giơ-ne-vơ.
B. đấu tranh yêu cầu Mỹ thi hành Hiệp định Pa-ri.
C. đấu tranh yêu cầu các bên ngừng bắn.
D. đàm phán, kí kết Hiệp định Pa-ri.
Câu 5. Sự ra đời của ASEAN còn hướng tới mục đích nào sau đây?
A. Thúc đẩy việc nghiên cứu Đông Nam Á.
B. Hợp tác nghiên cứu về khu vực châu Á.
C. Phát triển hợp tác về nghiên cứu Đông Á.
D. Thúc đẩy việc thám hiểm Đông Nam Á.
Câu 6. Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam vì đã
A. để lại di sản to lớn trên lĩnh vực khoa học - kĩ thuật.
B. để lại di sản to lớn trên lĩnh vực văn học và khoa học.
C. cống hiến và hi sinh cả cuộc đời cho dân tộc Việt Nam.
D. huy động mọi nguồn lực để giúp đỡ người dân Việt Nam.
Câu 7. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, hoạt động của Hồ Chí Minh gắn liền với sự nghiệp nào sau đây?
A. Tìm đường giải phóng dân tộc và thống nhất miền Nam.
B. Tìm đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và thống nhất đất nước.
C. Giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất miền Bắc.
D. Bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và thống nhất đất nước.
Câu 8. Vai trò lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam đầu thế kỉ XX là
A. vận động thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. soạn thảo Đề cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương.
C. thiết lập quan hệ chính thức với nhân dân thuộc địa.
D. tìm ra con đường cứu nước và giải phóng dân tộc.
Câu 9. Trong quá trình hoạt động tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia sáng lập tổ chức nào sau đây?
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
C. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Phương Đông.
D. Hội Liên minh thuộc địa và phụ thuộc.
Câu 10. Hoạt động của ASEAN và Cộng đồng ASEAN về cơ bản đều dựa trên văn bản nào sau đây?
A. Tuyên ngôn hoà bình ASEAN.
B. Hiệp ước phòng thủ Ba-li.
C. Hiến chương ASEAN.
D. Hiệp định ASEAN.
Câu 11. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Có liên minh chiến đấu của ba nước Đông Dương.
B. Sự ủng hộ trực tiếp của các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Sự giúp đỡ trực tiếp của các nước Đồng minh.
D. Truyền thống yêu nước của dân tộc được phát huy.
Câu 12. Bối cảnh nào sau đây của đất nước cuối thế kỉ XIX đã ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh?
A. Thực dân Pháp đã đặt được ách cai trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
B. Phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản diễn ra mạnh mẽ.
C. Từ một quốc gia độc lập, Việt Nam trở thành nước phong kiến.
D. Nhiệm vụ cứu nước, giải phóng dân tộc trở thành thứ yếu.
Câu 13. Sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh từ năm 1954 gắn liền với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và
A. đấu tranh giải phóng miền Nam.
B. tiến hành cách mạng dân chủ ở miền Nam.
C. tiến hành cách mạng dân chủ quốc gia ở miền Nam.
D. đấu tranh chống thực dân Pháp và chính quyền thân Pháp
Câu 14. Nội dung nào sau thể hiện đúng về vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình chuẩn bị các điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức.
B. Biên tập Chính cương chiến lược và Sách lược chính trị.
C. Trực tiếp thành lập các tổ chức cộng sản trong năm 1929.
D. Soạn thảo Luận cương chính trị, Sách lược chính trị.
Câu 15. Một trong bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. Hà Nội.
B. Hải Dương.
C. Sài Gòn.
D. Hà Tiên.
Câu 16. Trong quá trình hoạt động và phát triển, Cộng đồng ASEAN phải đối mặt với thách thức nào sau đây?
A. Sự đa dạng của các nước thành viên về chế độ chính trị, tôn giáo.
B. Quá trình hoàn thiện các thể chế, chính sách tiếp tục được đẩy mạnh.
C. Quan hệ với các đối tác bên ngoài khu vực ngày càng rộng mở.
D. Mức độ liên kết, hợp tác giữa các nước thành viên ngày càng sâu rộng.
Câu 17. Việt Nam và Mỹ bình thường hoá quan hệ ngoại giao vào thời gian nào sau đây?
A. Năm 1993.
B. Năm 1994.
C. Năm 1995.
D. Năm 1996.
Câu 18. ............................................
............................................
............................................
Câu 24. Hồ Chí Minh có cống hiến nổi bật đối với những phong trào nào sau đây trên thế giới?
A. Phong trào vô sản toàn cầu, phong trào thống nhất dân tộc.
B. Phong trào cộng sản khu vực, phong trào giải phóng chính quốc.
C. Phong trào công – nông khu vực, phong trào giải phóng thực dân.
D. Phong trào cộng sản quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc.
PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1. Đọc tư liệu và lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d trong câu sau:
“Ngày 28-01-1941, Nguyễn Ái Quốc cùng đồng chí Hoàng Văn Thụ và các đồng chí đi đón Người đã vượt qua mốc 108 (nay là cột mốc 675) biên giới Việt Nam-Trung Quốc, về đến Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Những ngày đầu về nước, Người ở tại nhà ông Lý Quốc Súng (Máy Lỳ), dân tộc Nùng, ở thôn Pác Bó-một cơ sở cách mạng. Ngày 08/02/1941, Người chuyển đến hang Cốc Bó ở thôn Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng để sống và làm việc.”
a. Tư liệu trên đề cập đến sự kiện Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm con đường cứu nước.
b. Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc đã về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng.
c. Sau sự kiện ngày 28/1/1941, cách mạng Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng.
d. Sự kiện ngày 28/1/1941 đã kết thúc hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Rất lâu trước khi Liên Xô sụp đổ, rõ ràng là rất ít khu vực nào trên thế giới bị ảnh hưởng bởi những gì đang xảy ra ở châu Âu. Sự kết thúc của Chiến tranh lạnh lập tức đã khơi lại những câu hỏi cũ về bản sắc trên khắp lục địa đó và xa hơn nữa, cũng như đặt ra những câu hỏi mới,... Những câu hỏi nền tảng về bản sắc, dân tộc và tôn giáo một lần nữa có thể được nêu lên, và một số câu hỏi trong số này thật rối trí. Một lần nữa những hoàn cảnh quyết định mới lại xuất hiện trong lịch sử thế giới”.
(J. M. Rô-bớt, O. A. Goét-sta, Lịch sử thế giới (Phạm Viêm Phương dịch), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2023, tr.293)
a. Sự sụp đổ của Liên Xô không ảnh hưởng đến các khu vực khác trên thế giới.
b. Chiến tranh lạnh đã che lấp đi những vấn đề về bản sắc, dân tộc và tôn giáo ở châu Âu.
c. Sự kết thúc của Chiến tranh lạnh đã làm thay đổi sâu sắc cục diện thế giới.
d. Các vấn đề về bản sắc, dân tộc và tôn giáo chỉ xuất hiện sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Tư tưởng, đạo đức khoan dung của nhân loại cộng sinh và phát triển trên nền móng của truyền thống nhân bản và yêu nước Việt Nam là bản chất và đặc điểm quán xuyến văn hoá khoan dung Hồ Chí Minh. Điều cần nhấn mạnh là trong suốt chiều dài lịch sử ở Việt Nam đã xây dựng được truyền thống tiếp xúc, giao lưu tích hợp và phát triển văn hoá khoan dung không chỉ của châu Á mà của cả châu u và Bắc Mỹ,... Đến văn hoá khoan dung Hồ Chí Minh, quá trình tiếp biến và khoan dung diễn ra một cách có ý thức với cơ sở lí luận, phương pháp luận được xác định rõ ràng”.
(Hoàng Khái Vinh, Văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh, trích trong: Việt Nam trong thế kỉ XX, Tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.453)
a. Đoạn tư liệu thể hiện nhận định và đánh giá của tác giả về văn hoá khoan dung Hồ Chí Minh.
b. Văn hoá khoan dung Hồ Chí Minh không có khác biệt so với văn hoá khoan dung truyền thống.
c. Văn hoá khoan dung Hồ Chí Minh đã tạo cơ sở cho văn hóa khoan dung trong truyền thống Việt Nam.
d. Văn hoá khoan dung Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................
ĐÁP ÁN
............................................
............................................
............................................