Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 21
Bộ đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm học 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử
ĐỀ SỐ 21 – ĐỀ THI THAM KHẢO
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
Môn thi thành phần: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Đối với thế giới, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa nào sau đây?
A. Đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân.
B. Mở ra quan hệ hợp tác với Mỹ và phương Tây.
C. Tác động đến địa - chính trị và quan hệ quốc tế.
D. Mở đầu sự mở rộng của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Câu 2. Cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917 có ý nghĩa nào sau đây đối với nước Nga?
A. Nhân dân lao động được làm chủ vận mệnh đất nước.
B. Dẫn đến tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
C. Mở ra con đường giải phóng cho các nước trên thế giới.
D. Giúp Nga đẩy lùi được nguy cơ ngoại xâm và nội phản.
Câu 3. Nhận xét nào dưới đây về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là không đúng?
A. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc bằng phương pháp bạo lực.
B. Cuộc cách mạng bạo lực dựa vào lực lượng chính trị là chủ yếu.
C. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc có tính chất nhân dân sâu sắc.
D. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc có tính chất dân chủ điển hình.
Câu 4. Sự ra đời của chính quyền Xô viết ở Nga gắn liền với sự kiện nào sau đây?
A. Cách mạng tháng Hai ở Nga thành công (1917).
B. Cách mạng tháng Mười ở Nga thành công (1917).
C. Chính sách Cộng sản thời chiến được ban hành (1919).
D. Chính sách Kinh tế mới (NEP) được ban hành (1921).
Câu 5. Trước năm 1945, quốc gia duy nhất trên thế giới đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là:
A. Liên Xô.
B. Trung Quốc.
C. Việt Nam.
D. Cuba.
Câu 6. Mở đầu thời kì đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân Việt Nam là cuộc khởi nghĩa của:
A. Hai Bà Trưng.
B. Bà Triệu.
C. Lý Bí.
D. Phùng Hưng.
Câu 7. Chiến dịch phản công quy mô lớn đầu tiên của bộ đội Việt Nam trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954) là chiến dịch:
A. Biên giới thu - đông 1950.
B. Việt Bắc thu - đông (1947).
C. Bắc Tây Nguyên (2/1954).
D. Điện Biên Phủ (1954)
Câu 8. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của tổ chức Liên hợp quốc?
A. Triển khai hoạt động gìn giữ hòa bình ở nhiều nơi trên thế giới.
B. Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc.
C. Ngăn chặn và giải quyết triệt để mọi cuộc xung đột ở nhiều khu vực.
D. Giúp đỡ các quốc gia, dân tộc về: kinh tế, y tế, văn hóa, giáo dục.
Câu 9. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương được thể hiện qua sự kiện nào sau đây?
A. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. Thành lập Việt Nam Quang phục Hội.
C. Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào ra đời.
D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn ra đời.
Câu 10. Câu nói: “Vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt...” của Trần Quốc Tuấn là minh chứng cho nguyên nhân nào đưa tới thắng lợi của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống phương Bắc?
A. Tính chính nghĩa của kháng chiến.
B. Kế sách đánh giặc đúng đắn.
C. Tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc.
D. Kẻ địch gặp khó khăn.
Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mục tiêu hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc?
A. Thúc đẩy và khuyến khích sự tôn trọng nhân quyền.
B. Hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội.
C. Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
D. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Câu 12. Một trong những chiến thắng của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ là:
A. Điện Biên Phủ.
B. Bình Giã.
C. Việt Bắc.
D. Tây Nguyên
Câu 13. Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1954), Đảng Cộng sản Đông Dương xác định đường lối “kháng chiến toàn dân” xuất phát từ:
A. yêu cầu mở rộng Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
B. sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa.
C. truyền thống toàn dân đánh giặc giữ nước.
D. tương quan lực lượng ban đầu có lợi cho ta.
Câu 14. Thắng lợi nào sau đây của quân dân miền Bắc đã buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973?
A. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
B. Chiến dịch Lam Sơn - 719.
C. Trận “Điện Biên Phủ trên không”.
D. Chiến dịch Đường 14 - Phước Long.
Câu 15. Trong quá trình hoạt động (từ năm 1945), Liên hợp quốc đã thực hiện được vai trò quan trọng nào sau đây?
A. Ngăn chặn được mọi cuộc chiến tranh ở các khu vực.
B. Góp phần vào chấm dứt nạn khủng bố trên toàn cầu.
C. Ngăn chặn không để xảy ra cuộc chiến tranh thế giới mới.
D. Góp phần chấm dứt tình trạng đói nghèo ở châu Phi.
Câu 16. Nội dung nào sau đây không đúng về quan điểm đổi mới (từ tháng 12 - 1986) ở Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo?
A. Bắt đầu từ cái cách lĩnh vực hành chính.
B. Tiến hành đồng bộ và toàn diện, lâu dài.
C. Không thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
D. Đổi mới phải lấy kinh tế làm trọng tâm.
Câu 17. Nội dung trọng tâm của đường lối đổi mới ở Việt Nam (từ tháng 12/1986) phù hợp với xu thế phát triển của thế giới là:
A. mở rộng quan hệ hợp tác, đối thoại, thỏa hiệp.
B. thiết lập quan hệ đồng minh với các nước lớn.
C. lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
D. tham gia mọi tổ chức khu vực và quốc tế.
Câu 18. ............................................
............................................
............................................
Câu 24. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định yếu tố nào sau đây vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội?
A. Giáo dục.
B. Chính trị.
C. Văn hóa.
D. Tư tưởng
PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, và để đạt được mục đích đó, thi hành những biện pháp tập thể có hiệu quả để phòng ngừa và loại trừ các mối đe dọa hoà bình, cấm mọi hành vi xâm lược và phá hoại hoà bình khác; điều chỉnh hoặc giải quyết các vụ tranh chấp hoặc những tình thế có tính chất quốc tế có thể đưa đến sự phá hoại hoà bình, bằng phương pháp hoà bình theo đúng nguyên tắc của công lý và pháp luật quốc tế”
(Trích: Điều 1, Hiến chương Liên hợp quốc)
a) Mục tiêu hoạt động của Liên hợp quốc được thể hiện tại Điều 1 của Hiến chương Liên hợp quốc.
b) Trong số các mục tiêu của Liên hợp quốc, mục tiêu duy trì hoà bình và an ninh quốc tế được chú trọng và là cơ sở để thực hiện các mục tiêu khác.
c) Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập nhằm thực hiện mục tiêu duy nhất là: duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
d) Mục tiêu hoạt động của Liên hợp quốc phù hợp với khát vọng được sống trong hòa bình của nhân dân thế giới.
Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau:
“Chiến dịch Việt Bắc là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng. Chiến thắng Việt Bắc cùng với thắng lợi trên các chiến trường khác trong thu đông năm 1947 đã đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta sang giai đoạn lịch sử mới.”
(Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên), Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, 2007, tr.313)
a) Chiến dịch Việt Bắc là thắng lợi quân sự đầu tiên của quân dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
b) Chiến dịch Việt Bắc góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta sang giai đoạn lịch sử mới vì đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”
c) Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông (1947) là: có sự kết hợp giữa chiến trường chính và chiến trường phụ.
d) Địa bàn tác chiến chủ yếu của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông (1947) là vùng đô thị - nơi tập trung các cơ quan đầu não của chính quyền thực dân.
Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Hội nghị Trung ương lần thứ 15 để ra nhiệm vụ cách mạng Việt Nam ở miền Nam [...] là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh,... “.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 20 (1959), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.81)
a) Đoạn tư liệu trên đề cập đến nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
b) Nghị quyết 15 (1959) do Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra, xác định nhiệm vụ cơ bản là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
c) Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cách mạng miền Nam Việt Nam góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chiến lược của cách mạng hai miền Nam - Bắc.
d) Nghị quyết 15 (1959) đã kế thừa quan điểm của Đảng Lao động Việt Nam về sử dụng bạo lực cách mạng sau khi Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được kí kết.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................
ĐÁP ÁN
............................................
............................................
............................................