Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 22

Bộ đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm học 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử

ĐỀ SỐ 22– ĐỀ THI THAM KHẢO

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1. Đặc trưng của trật tự thế giới mới được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai là:

A. hòa bình được củng cố trên phạm vi toàn cầu.

B. thế giới chia thành hai cực, hai phe đối lập nhau.

C. Mĩ trở thành cường quốc duy nhất có ảnh hưởng lớn.

D. sự vươn lên mạnh mẽ của nhiều cường quốc ở châu Á.

Câu 2. Từ ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946 chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương tạm thời hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc do nhiều nguyên nhân, ngoại trừ việc:

A. Việt Nam cần tập trung kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.

B. quân Trung Hoa Dân quốc không thể ở lại Việt Nam lâu dài.

C. Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam chỉ đòi các quyền lợi về kinh tế.

D. Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam dưới danh nghĩa quân Đồng minh.

Câu 3. Từ giữa năm 1975 đến 1979, tình hình quan hệ Việt Nam - Trung Quốc:                                  

A. từng bước trở nên căng thẳng.                       

B. vẫn duy trì tình hữu nghị tốt đẹp.

C. từ đối đầu chuyển sang đối thoại.                  

D. từ xung đột chuyển sang hợp tác.

Câu 4. Đường lối đổi mới về kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc cuối thế kỷ XX đều chủ trương xóa bỏ:

A. cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp.

B. kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa tồn tại trước đó.

C. cơ chế quản lý kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

D. nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Câu 5. Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập nhằm mục tiêu xây dựng ASEAN thành:

A. khu vực kinh tế ổn định, thịnh vượng, cạnh tranh cao.

B. khu vực có nền kinh tế phát triển mạnh nhất thế giới.

C. cộng đồng lấy con người và bình đẳng làm trung tâm.

D. khu vực có môi trường bình đẳng, dân chủ và hòa hợp.

Câu 6. Một trong những quốc gia tham gia sáng lập Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là:

A. Inđônêxia.                

B. Việt Nam.                 

C. Campuchia.                  

D. Brunây.

Câu 7. Nhận xét nào dưới đây không đúng về tính chất của Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam?

A. Tính chất nhân dân sâu sắc.                           

B. Tính chất dân tộc điển hình.

C. Tính chất dân chủ điển hình.                         

D. Tính chất bạo lực rõ nét.

Câu 8. Một trong những quốc gia thành viên của Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là:

A. Trung Quốc.             

B. Xingapo.                  

C. Nhật Bản.                              

D. Nêpan.

Câu 9. Sự thay đổi sách lược đấu tranh chống ngoại xâm - nội phản của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước và từ ngày 6/3/1946 chủ yếu là do:

A. thiện chí hòa bình của nhân dân Việt Nam.

B. sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.

C. sự thay đổi động thái của các thế lực ngoại xâm.

D. sự phát triển của lực lượng cách mạng Việt Nam.

Câu 10. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh:

A. đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.       

B. phát lệnh Tổng khởi nghĩa.

C. công bố Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.        

D. đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.

Câu 11. Thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 kết thúc khi:

A. quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật. 

B. thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược trở lại Việt Nam. 

C. Nhật cùng thực dân Anh chống phá chính quyền cách mạng. 

D. Nhật giao Đông Dương cho quân Trung Hoa Dân Quốc.

Câu 12. Chiến dịch Biên giới (thu - đông 1950) và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) của Việt Nam đều nhằm:

A. giữ vững thế chủ động chiến lược trên chiến trường.

B. tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực đối phương.

C. làm cho quân Pháp phải phân tán lực lượng để đối phó.

D. phá vỡ âm mưu bình định, lấn chiếm của thực dân Pháp.

Câu 13. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) và thắng lợi của trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972) ở Việt Nam đều cho thấy:

A. ý nghĩa của trận phản công lớn nhất trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.   

B. sức mạnh của quân chủ lực khi tấn công vào tổ chức phòng ngự mạnh của đối phương.   

C. vai trò của trận quyết chiến có ý nghĩa xoay chuyển cục diện chiến tranh.   

D. giá trị của trận quyết chiến chiến lược đánh dấu cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

Câu 14. Biện pháp cơ bản được Mĩ thực hiện xuyên suốt trong các chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1973) là:

A. tiến hành chiến tranh tổng lực.                      

B. ra sức chiếm đất, giành dân.

C. sử dụng quân đội đông minh.                        

D. sử dụng quân đội Mĩ làm nòng cốt.

Câu 15. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947) của quân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch quân sự nào của thực dân Pháp?

A. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.              

B. Kế hoạch Rơ-ve.

C. Kế hoạch Đờ-lát đơ Tát-xi-nhi.                     

D. Kế hoạch Na-va.

Câu 16. Tháng 9/1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm:

A. tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân sự của thực dân Pháp.

B. buộc thực dân Pháp phải đàm phán để kết thúc chiến tranh.

C. làm thất bại kế hoạch tập trung binh lực của thực dân Pháp.

D. giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.

Câu 17. Từ năm 1945 đến năm 1969, Hồ Chí Minh có một trong những đóng góp nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam?

A. Lãnh đạo nhân dân hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

B. Thay đổi đường lối chiến lược cách mạng khi đất nước đang có chiến tranh.

C. Bổ sung và hoàn chỉnh nội dung đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam.

D. Đưa đấu tranh ngoại giao thành một mặt trận từ đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Câu 18. ............................................

............................................

............................................

Câu 24. Nội dung nào không phản ánh đúng vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam?

A. Tìm ra con đường đúng đắn cho dân tộc Việt Nam - con đường cách mạng tư sản.

B. Đánh giá chính xác thời cơ, kiên quyết phát động và lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa.

C. Soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

D. Chỉ đạo việc xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa.

PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Trung Quốc đã từng giúp đỡ Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và kháng chiến chống đế quốc Mĩ hiếu chiến… Tuy nhiên, từ cuối năm 1976 giữa hai nước có xung đột ở biên giới Cao Lạng - Quảng Tây. Sau khi nổ ra xung đột, Việt Nam đã đề nghị Trung Quốc cùng nhau đàm phán về vấn đề biên giới, song các cuộc đàm phán đều không đem lại kết quả. Vấn đề cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam, trong đó có cải tạo tư sản người Hoa càng làm cho quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam thêm căng thẳng... Ngày 17-2-1979, 60 vạn quân Trung Quốc đã tiến công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc là: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh...

Trước tình hình đó, quân và dân Việt Nam, trực tiếp là quân dân 6 tỉnh biên giới phía Bắc, đã đứng lên chiến đấu ngoan cường để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mình. Dư luận trong nước và thế giới phản đối mạnh mẽ hành động đó của Trung Quốc...”.

(Lê Mậu Hãn (Cb), Lịch sử Việt Nam, Tập 4, Nxb Giáo dục Việt Nam, HN, 2012, tr.485 - 486)

a) Ngày 17-2-1979, Trung Quốc huy động một lực lượng lớn, đồng loạt tấn công các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam.

b) Cuộc tấn công Việt Nam của Trung Quốc đã nhận được sự ủng hộ của một số nước lớn, như: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp…

c) Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc của quân dân Việt Nam nổ ra trong bối cảnh quan hệ quốc tế diễn biến phức tạp.

d) Từ thực tiễn cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc của Việt Nam, phải nêu cao tinh thần cảnh giác, giải quyết tốt các mối quan hệ giữa các đối tác và đối tượng.

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Trong giai đoạn 1967-1999, ASEAN đã phát triển từ ASEAN 5 lên ASEAN 10. Việc 10 nước trong khu vực trở thành thành viên ASEAN đánh dấu bước phát triển trong liên kết khu vực ở Đông Nam Á.

      Năm 1988, Thủ tướng Thái Lan Cha-ti-chai-Chu-ha-van kêu gọi: “Biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường”. Tháng 10-1990, Tổng thống Inđônêxia Xu-hác-tô là nguyên thủ đầu tiên từ các nước ASEAN thăm chính thức Việt Nam. Đáp lại, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt đã đi thăm In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Xin-ga-po. Ngày 28-7-1995, Việt Nam gia nhập ASEAN. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới của quá trình hòa giải, hòa nhập và phát triển của Đông Nam Á.”

a) Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức này.

b) Sự cải thiện quan hệ giữa các nước Đông Dương với nhóm các nước sáng lập ASEAN theo hướng tích cực đã tạo cơ sở quan trọng để Việt Nam gia nhập tổ chức này.

c) Việc Việt Nam gia nhập ASEAN là sự kiện đánh dấu chấm dứt hoàn toàn mọi xung đột, tranh chấp ở khu vực Đông Nam Á, mở ra bước phát triển mới của Đông Nam Á.

d) Sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN và sự kiện ASEAN mở rộng số lượng thành viên lên 10 quốc gia đều đánh dấu bước phát triển trong liên kết khu vực ở Đông Nam Á.

Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự do nêu trong bản Tuyên ngôn này mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay các địa vị khác.

Ngoài ra, cũng không có bất cứ sự phân biệt nào với một người mà dựa trên địa vị chính trị, pháp lý hoặc quốc tế của quốc gia hoặc lãnh thổ mà người đó xuất thân, dù đó là lãnh thổ độc lập, quản thác, chưa được tự quản hay đang phải chịu bất kỳ hạn chế nào khác về chủ quyền”.

(Gudmundur Alfredsson & Asbjorn Eide (chủ biên), Hoàng Hồng Trang, Nguyễn Hải Yến, Nguyễn Thị Xuân (dịch), Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, 1948, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2011, tr.95).

a) Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được ban hành cùng ngày với Hiến chương Liên hợp quốc.

b) Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là văn kiện đầu tiên và duy nhất khẳng định quyền bình đẳng và các quyền tự do cơ bản của con người.

c) Theo Tuyên ngôn Quốc tế, các yếu tố: chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo… không phải là căn cứ để phân biệt quyền con người.

d) Dưới tác động của bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, mọi sự phân biệt về chủng tộc và sắc tộc ở các khu vực trên thế giới đã được xóa bỏ.

Câu 4............................................

............................................

............................................

ĐÁP ÁN

............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay