Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 23

Bộ đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm học 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử

ĐỀ SỐ 23 – ĐỀ THI THAM KHẢO

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1. Sự kiện nào dưới đây chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu thiết lập mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới?

A. Gửi bản yêu sách đến Hội nghị Vécxai.        

B. Tham dự Hội nghị quốc tế nông dân.

C. Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa.           

D. Lập Hội Đông Á đồng minh.

Câu 2. Văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020 được thông qua đã đáp ứng được nguyện vọng của các quốc gia thành viên về một khu vực Đông Nam Á

A. gắn kết, hữu nghị, ổn định và hợp tác.          

B. nhất thể hóa, không có cạnh tranh.

C. không có sự chênh lệch về sự phát triển.      

D. không chịu ảnh hưởng của các cường quốc

Câu 3. Sự xác lập và phát triển của trật tự hai cực Ianta từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX không tác động đến việc

A. làm xuất hiện thêm chủ nghĩa khủng bố.

B. xuất hiện chiến tranh cục bộ ở nhiều nơi.               

C. đặt thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng.

D. Mĩ và Liên Xô tăng cường chạy đua vũ trang. 

Câu 4. Hội nghị Ianta (2/1945) không đưa đến tác động nào sau đây?

A. Mở đầu sự hình thành cục diện “hai cực”, “hai phe” sau chiến tranh thế giới.

B. Làm cho quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới trở nên căng thẳng, phức tạp

C. Hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới, ổn định hòa bình toàn cầu

D. Khiến quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ dần thay đổi theo chiều hướng đối đầu nhau.

Câu 5. Từ thực tiễn lịch sử Việt Nam sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946, Chính phủ Việt Nam có thể vận dụng chủ trương nào vào cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay?

A. Sẵn sàng nhân nhượng trong mọi tình huống.

B. Đảng Cộng sản phải được hoạt động công khai.

C. Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc.

D. Đảm bảo quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân.

Câu 6. Sự kiện nào sau đây ghi nhận nhân dân Việt Nam đã “căn bản” hoàn thành nhiệm vụ đánh cho “Mỹ cút”?

A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

B. Mỹ chấp nhận kí kết Hiệp định Pa-ri (1-1973).

C. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (12-1972). 

D. Mỹ ngồi vào bàn đàm phán ở Hội nghị Pa-ri (1968).

Câu 7. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đối đầu gay gắt giữa Mỹ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do

A. khác nhau về mục tiêu và đường lối chiến lược.

B. mâu thuẫn gay gắt về vấn đề thị trường, thuộc địa.

C. sự cạnh tranh gay gắt về ngành công nghiệp vũ trụ.

D. mâu thuẫn trong việc phân chia phạm vi ảnh hưởng

Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những khó khăn của nhà Nam Hán khi tiến quân xâm lược Việt Nam (938)?

A. Kiều Công Tiễn đã bị giết, quân Nam Hán mất đi lực lượng nội ứng.

B. Chủ tướng Hoằng Tháo tuổi nhỏ, chưa dày dạn kinh nghiệm chiến đấu.

C. Chiến thuyền nhỏ; lực lượng quân Nam Hán ít, khí thế chiến đấu kém cỏi.

D. Quân lính đi đường xa, mệt mỏi lại không quen với khí hậu, thủy thổ Việt Nam.

Câu 9. Yếu tố nào sau đây tác động đến sự ra đời của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

A. Sự phát triển của xu thế liên kết khu vực.          

B. Trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ.           

C. Khủng hoảng năng lượng thế giới.                     

D. Sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa.

Câu 10. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), các chiến dịch quân sự của quân đội nhân dân Việt Nam đều

A. thực hiện mục tiêu bảo vệ thành quả của cách mạng tháng Tám.     

B. đánh bại hoàn toàn âm mưu xâm lược của thực dân Pháp.     

C. nhận được sự giúp đỡ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới.     

D. có sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với hoạt động ngoại giao.

Câu 11. Điểm tương đồng giữa trật tự đa cực và trật tự hai cực Ianta là gì?

A. Tồn tại hai hệ thống kinh tế-xã hội đối lập nhau.

B. Được hình thành khi chiến tranh thế giới kết thúc.

C. Các nước lớn giữ vai trò chi phối quan hệ quốc tế.

D. Các nước tập trung phát triển kinh tế là trọng điểm.

Câu 12. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) đều

A. tấn công vào cơ quan đầu não của đối phương.

B. có sự điều chỉnh phương châm tác chiến.

C. tiêu diệt mọi lực lượng của đối phương.

D. là những trận quyết chiến chiến lược.

Câu 13. Thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba từ năm 1991 đã chứng minh

A. sức sống của chủ nghĩa xã hội trong một thế giới có nhiều biến động.

B. chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới.

C. chủ nghĩa xã hội ngày càng phát triển và mở rộng về không gian địa lí.

D. chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống trên phạm vi thế giới.

Câu 14. Trật tự thế giới hai cực Ianta hoàn toàn tan rã khi

A. Tổ chức Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) bị giải thể.

B. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ.

C. Mỹ và Liên Xô cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

D. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương chấm dứt hoạt động.

Câu 15. Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay là

A. xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu.

B. tăng cường liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương.

C. kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, ngoại giao.

D. kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.

Câu 16. Ở Việt Nam, ngày 19/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở địa phương nào sau đây?

A. Hà Nội.                    

B. Sài Gòn.                   

C. Thái Nguyên.                        

D. Bắc Giang.

Câu 17. Trong quá trình Đổi mới đất nước, đến năm 2008, Việt Nam đã đạt được thành tựu nào sau đây?

A. Giữ nguyên được cơ cấu kinh tế.                  

B. Trở thành nước công nghiệp mới.

C. Ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp.          

D. Kinh tế phát triển bền vững, liên tục.

Câu 18. ............................................

............................................

............................................

Câu 24. Lý Thường Kiệt chọn khúc sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chặn quân Tống xâm lược vì dòng sông này

A. nằm ở ven biển có thể chặn giặc từ biển vào.

B. là biên giới tự nhiên ngăn cách Đại Việt và Tống.

C. chặn ngang con đường bộ để tiến vào Thăng Long.

D. là con đường thủy duy nhất để tiến vào Đại Việt.

PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Tăng trưởng kinh tế là điều kiện và tiền đề vật chất để thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Đến lượt mình, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội là nhân tố và động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội phải được kết hợp ngay từ đầu và trong suốt quá trình phát triển; phải thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội trong lãnh đạo của Đảng và quản lí của Nhà nước”.

(Phùng Hữu Phú và các tác giả, 30 năm đổi mởi và phát triển ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2015, tr.173)

a) Phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội có mối quan hệ tương tác hai chiều.

b) Trong công cuộc Đổi mới, Việt Nam tập trung phát triển kinh tế trước, phát triển xã hội sau.

c) Thực hiện phát triển kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội là chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình đổi mới đất nước.

d) Việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội đã thể hiện tính ưu việt, nhân văn của mô hình chủ nghĩa xã hội mà Việt Nam lựa chọn và đang kiên trì theo đuổi.

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Trong những năm đổi mới, dân chủ trong chính trị có bước tiến nổi bật. Chúng ta đã tiến hành đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, qua đó dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng được phát huy. Đã và đang tiến hành đổi mới, chỉnh đốn Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nhờ đó dân chủ trong Đảng ngày một nâng cao. Thực hiện bầu cử có số dư, ban hành Quy chế chất vấn trong Đảng. Việc quy chế hóa hoạt động của cơ quan lãnh đạo các cấp đã đưa sự lãnh đạo của Đảng ngày càng vào nền nếp, dân chủ tốt hơn. Sự tham gia của các tổ chức cơ sở đảng và đảng viên vào việc hoạch định, triển khai đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng ngày càng rộng rãi và có hiệu quả. Sinh hoạt dân chủ trong nội bộ Đảng có bước tiến rõ rệt. Những bước tiến đó đã có tác động mạnh mẽ đến việc phát huy dân chủ trong xã hội”.

(Lê Hữu Nghĩa, Thực hành và phát huy dân chủ trong 30 năm đổi mới, Tạp chí Cộng sản (báo điện tử), đường link truy cập: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/37861/thuc-hanh-va-phat-huy-dan-chu-qua-30-nam-doi-moi.aspx, đăng ngày: 11/3/2016)

a) Tư liệu đề cập đến thành tựu của công cuộc Đổi mới trên lĩnh vực chính trị của Việt Nam.

b) Trong thời kì Đổi mới, nền dân chủ được thực hiện và phát huy một cách rộng rãi.

c) Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa sẽ hạn chế các quyền tự do dân chủ.

d) Chính sách, pháp luật của Nhà nước phải dựa trên cơ sở bảo đảm lợi ích của người dân.

Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“ Hỡi đồng bào yêu quý!

Bốn năm trước đây, tôi có thư kêu gọi đồng bào ta đoàn kết. Vì có đoàn kết mới có lực lượng, có lực lượng mới giành được độc lập, tự do.

Hiện nay quân đội Nhật đã tan rã, phong trào cứu quốc lan tràn khắp nước. Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) có hàng chục triệu đội viên, gồm đủ các tầng lớp sĩ, nông, công, thương, gồm đủ các dân tộc Việt, Thổ, Nùng, Mường, Mán. Trong Việt Minh đồng bào ta bắt tay nhau chặt chẽ, không phân biệt trai, gái, già, trẻ, lương, giáo, giàu, nghèo…

Hỡi đồng bào yêu quý!

Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ra mà tự giải phóng cho ta”.

(Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 553-554)

a) Mặt trận Việt Minh là biểu tượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

b) Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là Nhật - Pháp.

c) Khi nhận thấy những nhân tố thuận lợi khách quan và chủ quan hội tụ đầy đủ, Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn dân nổi dậy Tổng khởi nghĩa.

d) Việc “đem sức ta mà giải phóng cho ta” là một trong những biểu hiện cho tính chất độc lập, tự chủ của cuộc Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945)

Câu 4............................................

............................................

............................................

ĐÁP ÁN

............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay