Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 26
Bộ đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm học 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử
ĐỀ SỐ 26 – ĐỀ THI THAM KHẢO
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
Môn thi thành phần: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Chiến thắng phát xít của quân Đồng minh.
B. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
C. Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
D. Kẻ thù của dân tộc Việt Nam đã hoàn toàn suy yếu.
Câu 2. Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) trong hai ngày 14 và 15-8-1945 đưa ra chủ trương nào sau đây?
A. Phát động Cao trào kháng Nhật cứu nước trên toàn Quốc.
B. Quyết định giành chính quyền ở Thủ đô Hà Nội trước tiên.
C. Quyết định các vấn đề đối nội sau khi giành chính quyền.
D. Phát động cuộc tổng công kích quân Nhật trên toàn quốc.
Câu 3. Địa phương giành chính quyền cuối cùng trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
A. Huế và Sài Gòn.
B. Hà Nội và Huế.
C. Bắc Giang và Hà Tĩnh.
D. Hà Tiên và Đồng Nai Thượng.
Câu 4. Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương đã kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Sức mạnh thời đại được hiểu là sức mạnh của
A. quân Đồng minh chiến thắng phát xít.
B. sự viện trợ từ Liên Xô, Trung Quốc.
C. Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào.
D. các mặt trận đoàn kết của dân tộc.
Câu 5. Ở Việt Nam, Cách mạng tháng Tám (1945) nổ ra trong bối cảnh khách quan thuận lợi nào sau đây?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
B. Phát xít Đức đầu hàng quân Đồng minh.
C. Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
D. Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
Câu 6. Chiến dịch Biên giới thu - đông (1950) của quân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch quân sự nào của thực dân Pháp?
A. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.
B. Kế hoạch Rơ-ve.
C. Kế hoạch Đờ-lát đơ Tát-xi-nhi.
D. Kế hoạch Na-va.
Câu 7. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) của quân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch quân sự nào của thực dân Pháp?
A. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.
B. Kế hoạch Rơ-ve.
C. Kế hoạch Đờ-lát đơ Tát-xi-nhi.
D. Kế hoạch Na-va.
Câu 8. Nội dung nào sau đây là triển vọng của Cộng đồng ASEAN?
A. Vai trò, vị thế của ASEAN đã được khẳng định trên trường quốc tế.
B. Cộng đồng ASEAN là tổ chức có quy mô kinh tế đứng đầu thế giới.
C. Dịch bệnh, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đã được kiểm soát.
D. Sự đa dạng về chế độ chính trị, tôn giáo, văn hóa giữa các thành viên.
Câu 9. Một trong những mục tiêu của quân dân Việt Nam khi mở chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) là
A. buộc Mĩ rút khỏi miền Nam Việt Nam.
B. tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
C. buộc Pháp phải kí kết Hiệp định Giơnevơ.
D. làm phá sản kế hoạch Rơve của Pháp.
Câu 10. Sự kiện nào sau đây đánh dấu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 - 1954) hoàn toàn thắng lợi?
A. Hiệp định Pa-ri được kí kết.
B. Hiệp định Giơnevơ được kí kết.
C. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi.
D. Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi.
Câu 11. Sau chiến thắng Đường 14-Phước Long đầu năm 1975 của quân dân miền Nam Việt Nam, Mĩ có phản ứng nào sau đây?
A. Tiến công lên Việt Bắc.
B. Tiến công lên Đông Khê.
C. Dùng áp lực đe dọa từ xa.
D. Tiến công lên Tây Bắc.
Câu 12. Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) kết thúc với thắng lợi của chiến dịch nào sau đây?
A. Chiến dịch Biên giới.
B. Chiến dịch Việt Bắc.
C. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Câu 13. Kế hoạch Na-va của thực dân Pháp bị phá sản hoàn toàn sau thắng lợi quân sự nào của quân dân Việt Nam?
A. Vạn Tường.
B. Biên giới.
C. Điện Biên Phủ.
D. Việt Bắc.
Câu 14. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975), quân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi nào sau đây?
A. Điện Biên Phủ.
B. Ba Gia.
C. Việt Bắc.
D. Hòa Bình.
Câu 15. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của quân dân Việt Nam lần lượt trải qua những chiến dịch nào sau đây?
A. Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.
B. Vạn Tường, Ấp Bắc, Bình Giã.
C. An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài.
D. Huế - Đà Nẵng, Vạn Tường, Tây Nguyên.
Câu 16. Từ năm 1961, Cuba
A. bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. phá bỏ được sự bao vây, cấm vận của Mĩ.
C. bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ.
D. tiến hành công cuộc đổi mới đất nước.
Câu 17. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (2021) xác định mục tiêu tổng quát đến giữa thế kỉ XXI đưa Việt Nam trở thành
A. nước phát triển.
B. nước đang phát triển.
C. nước phát triển, có thu nhập cao.
D. nước có thu nhập trung bình.
Câu 18. ............................................
............................................
............................................
Câu 24. Trong giai đoạn 1941-1945, thông qua Mặt trận Việt Minh, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương thể hiện chủ trương.
A. ủng hộ lực lượng phát xít chống Đồng minh.
B. ủng hộ lực lượng Đồng minh chống phát xít.
C. sát cánh của phe Liên minh trong chiến đấu.
D. sát cánh của phe Hiệp ước trong chiến đấu
PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Liên hợp quốc đã có nhiều biện pháp, như đề cao các công ước, tuyên bố về quyền trẻ em, phụ nữ, về biến đổi khí hậu,... kêu gọi các nước ủng hộ sứ mệnh của Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy phát triển con người. Lĩnh vực đặc biệt thể hiện vai trò của Liên hợp quốc trong lịch sử chính trị quốc tế đó là nhân đạo. Các hoạt động cứu trợ nhân đạo của Liên hợp quốc hiện nay ở những “điểm nóng” trên thế giới được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Cơ quan cứu trợ khẩn cấp của Liên hợp quốc có trách nhiệm ứng phó kịp thời và thúc đẩy các hoạt động nhân đạo. Hằng năm, Cao ủy Tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) giúp khoảng 32 triệu người trên 110 quốc gia; Chương trình lương thực thế giới là tổ chức nhân đạo lớn nhất hiện nay, cung cấp lương thực khẩn cấp trên toàn thế giới, trung bình cho 100 triệu người ở trên 80 quốc gia; phòng, chống và giúp khắc phục hậu quả thiên tai quy mô lớn, như trận động đất sóng thần Đại Tây Dương năm 2004, động đất tại Ha-i-ti năm 2010…”
(Trần Kim Chi, Liên hợp quốc 70 năm hình thành và phát triển, Tạp chí Cộng sản (báo điện tử), ngày đăng: 10/10/2015, đường link truy cập: https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/hoat-ong-cua-lanh-ao-ang-nha-nuoc/-/2018/35552/lien-hop-quoc-70-nam-hinh-thanh-va-phat-trien.aspx)
a) Cao ủy Tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) là một trong những cơ quan, tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc nhằm thực hiện vai trò cứu trợ nhân đạo.
b) “….đề cao các công ước, tuyên bố về quyền trẻ em, phụ nữ” là một trong những biện pháp của tổ chức Liên hợp quốc nhằm mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy sự phát triển con người.
c) Các hoạt động cứu trợ nhân đạo của Liên hợp quốc hiện nay chỉ diễn ra ở những vùng được cho là “điểm nóng” trên thế giới.
d) Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về vai trò của tổ chức Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Bài học của thời kì Chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương thức quan hệ quốc tế lấy đối đầu chính trị - quân sự là chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước Xô - Mỹ và một bị thương, một bị mất. Trong khi đó, phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị là chính lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như các nước Đức, Nhật và NICs. Sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và khoa học -kĩ thuật”.
(Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Một số chuyên đề lịch sử thế giới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001, tr.401)
a) Trong Chiến tranh lạnh, tình trạng đối đầu về chính trị - quân sự đã khiến Mỹ và Liên Xô chịu nhiều tổn thất.
b) Chiến tranh lạnh kết thúc làm cho kinh tế trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế.
c) Trong mọi giai đoạn phát triển của lịch sử, phương thức lấy đối đầu chính trị-quân sự trong quan hệ quốc tế luôn được đề cao.
d) Hiện nay, thực lực kinh tế và khoa học kĩ thuật… những yếu tố quan trọng góp phần quyết định vị trí quyền lực của đất nước trong cục diện thế giới đa cực.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Liên Xô và Mỹ, một là nhà nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất, một là nước tư bản chủ nghĩa lớn nhất. Chịu sự chi phối của tín ngưỡng ý thức hệ, hai nước dựa vào tiến triển của Chiến tranh thế giới thứ hai và cục diện sau chiến tranh để ra sức mở rộng phạm vi ảnh hưởng tín ngưỡng ý thức hệ của bản thân, ở những khu vực mà khả năng cho phép đều xây dựng và duy trì chế độ giống như của mình”.
(Trương Tiểu Minh, Chiến tranh lạnh và di sản của nó, Nxb Chính trị Quốc gia, 2002, tr.36)
a) Liên Xô và Mỹ là hai cường quốc đứng đầu hai hệ thống xã hội đối lập trên thế giới.
b) Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mỹ đều mở rộng phạm vi ảnh hường của mình trên thế giới.
c) Sau chiến tranh thế giới thứ hai, mâu thuẫn giữa hai nước thực chất là mâu thuẫn về ý thức hệ.
d) Cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thị trường và thuộc địa của Mỹ và Liên Xô sau chiến tranh không có hồi kết.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................
ĐÁP ÁN
............................................
............................................
............................................