Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 28

Bộ đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm học 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử

ĐỀ SỐ 28 – ĐỀ THI THAM KHẢO

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần:LỊCH SỬ

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1. Những quốc gia nào sau đây đóng vai trò quyết định, đồng thời là sáng lập viên của tổ chức Liên hợp quốc?

A. Nhật Bản, Mỹ và Đức.                                  

B. Liên Xô, Mỹ và Anh. 

C. Mỹ, Anh và Đức.                                           

D. Việt Nam, Anh và Đức.

Câu 2. Trong quá trình cải cách, mở cửa (từ 1978 đến nay), Trung Quốc đã đạt được thành tựu nào sau đây?

A. Trở thành quốc gia đầu tiên phóng vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo Trái Đất.

B. Xây dựng được hệ thống lí luận về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

C. Năm 2010, vượt qua Mỹ, vươn lên trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

D. Xây dựng thành công nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp.

Câu 3. Từ năm 2010, nền kinh tế Trung Quốc đạt được thành tựu nổi bật nào sau đây?

A. Vượt qua Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. 

B. Vượt qua Nhật Bản và duy trì vị trí thứ hai thế giới.

C. Vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai châu Á. 

D. Bước đầu có tích luỹ, có dự trữ vàng và các ngoại tệ.

Câu 4. Sự ra đời của các tổ chức liên kết thương mại, tài chính quốc tế, như: Ngân hàng Thế giới (WB); Tổ chức thương mại thế giới (WTO),… là biểu hiện của xu thế nào sau đây?

A. Toàn cầu hóa.          

B. Nhất thể hóa.            

C. Đa phương hóa.                               

D. Đối thoại, hợp tác.

Câu 5. Năm 1979, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc chống lại lực lượng nào sau đây?

A. Khơ-me Đỏ.             

B. Trung Quốc.             

C. Mỹ.                               

D. Pháp.

Câu 6. Sự xói mòn và sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực Ianta không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

A. Sự khủng hoảng, suy yếu và tan rã của Liên Xô.

B. Tác động của phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

C. Mỹ và Liên Xô suy giảm vị thế do chạy đua vũ trang.

D. Mĩ thành công trong việc triển khai Chiến lược toàn cầu.

Câu 7. Trong quá trình bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Biển Đông, Việt Nam đã luôn kiên định con đường đấu tranh bằng

A. mọi biện pháp, không đàm phán.

B. sức mạnh quân sự; không thỏa hiệp.

C. các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế.

D. biện pháp hòa bình; luôn nhân nhượng, thỏa hiệp.

Câu 8. Trong những năm 1923-1930, Nguyễn Ái Quốc chủ yếu hoạt động cách mạng tại

A. Ấn Độ và Mianma.                                            

B. Liên Xô và Trung Quốc.     

C. Thái Lan và Việt Nam.                                  

D. Pháp và Liên Xô

Câu 9. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây?

A. Gửi bản Yêu sách tới Hội nghị Véc-xai.       

B. Tham dự Hội nghị quốc tế Nông dân.

C. Tham gia thành lập Quốc tế Cộng sản.         

D. Tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.

Câu 10. Địa điểm nào được Nguyễn Huệ lựa chọn làm nơi quyết chiến với quân Xiêm?

A. Đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút.

B. Đoạn sông Cầu từ Tam Đảo đến Lục Đầu Giang.

C. Vùng cửa sông Bạch Đằng.

D. Vùng cửa sông Tô Lịch.

Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bối cảnh thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN)?

A. Một số nước trong khu vực Đông Nam Á đã giành được độc lập.

B. Trên thế giới xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác khu vực có hiệu quả.

C. Các cường quốc tìm cách tăng cường ảnh hưởng ở Đông Nam Á.

D. Cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam đã hoàn toàn kết thúc.

Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô?

A. Phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện cải cách, cải tổ.

B. Chế độ xã hội chủ nghĩa không phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.

C. Không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học -công nghệ.

D. Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

Câu 13. Năm 1977, Việt Nam gia nhập tổ chức quốc tế nào sau đây?

A. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.                        

B. Tổ chức Thương mại Thế giới.

C. Tổ chức Liên hợp quốc.                                

D. Hiệp hội Đông Nam Á.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những bài học kinh nghiệm được rút ra từ sự sụp của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu?

A. Cảnh giác trước âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch.

B. Coi trọng việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học -công nghệ.

C. Lấy cải tổ về chính trị - tư tưởng làm trọng tâm của công cuộc đổi mới đất nước.

D. Thực hiện đường lối lãnh đạo đúng đắn, phù hợp với tình hình đất nước và thế giới.

Câu 15. Sự kiện nào sau đây đã mở ra chiều hướng và điều kiện thuận lợi để giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp và xung đột ở Campuchia, Apganixtan, Namibia…?

A. Cách mạng 4.0 diễn ra mạnh mẽ.                  

B. Trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ.

C. Chiến lược toàn cầu của Mỹ thất bại.            

D. Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện.

Câu 16. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân khách quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam?

A. Nhân dân ba nước Đông Dương cùng đoàn kết chống kẻ thù chung.

B. Sự lãnh đạo với đường lối đúng đắn của Đảng Lao động Việt Nam.

C. Sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới. 

D. Sự cổ vũ to lớn của các dân tộc yêu chuộng hoà bình trên thế giới.

Câu 17. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể vận dụng bài học kinh nghiệm nào từ thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên dưới thời Trần?

A. Tiến công giặc một cách thần tốc, bất ngờ.

B. Tập trung vào việc xây dựng thành lũy kiên cố.

C. Bồi dưỡng sức dân, củng cố khối đoàn kết dân tộc.

D. Chủ động tấn công để chặn trước thế mạnh của giặc.

Câu 18. ............................................

............................................

............................................

Câu 24. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tác động từ sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta đối với thế giới?

A. Tạo điều kiện cho các cường quốc mới nổi có vai trò, vị thế lớn hơn.

B. Mở ra điều kiện thuận lợi để giải quyết hòa bình các xung đột, tranh chấp.

C. Đưa tới sự hình thành của trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn.

D. Ảnh hưởng đến vấn đề dân tộc, bản sắc cộng đồng, tôn giáo… ở nhiều khu vực

PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

          “Bên cạnh việc đổi mới về tư duy kinh tế là đổi mới về chính trị. Đại hội VI (12-1986) nhấn mạnh đến việc đổi mới về chính trị phải được tiến hành tích cực và vững chắc để không gây mất ổn định về chính trị và làm phương hại đến toàn bộ công cuộc đổi mới. Trong việc đổi mới về chính trị, Đảng phải chú trọng đến các vấn đề như, dân chủ hóa xã hội, “lấy dân làm gốc”, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các đoàn thể quần chúng theo phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”

(Nguyễn Ngọc Mão chủ biên, Lịch sử Việt Nam, tập 15, NXB. Khoa học xã hội 2017, tr. 38)

a) Quan điểm Đổi mới ở Việt Nam là đổi mới là toàn diện, đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị.

b) Ở Việt Nam, quá trình đổi mới về chính trị được tiến hành độc lập với các lĩnh vực khác.

c) Trong thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong nhận thức lý luận về dân chủ và thực hành dân chủ.

d) Trong quá trình Đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quán triệt quan điểm “lấy dân làm gốc”, vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân.

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Từ một nước có nền kinh tế kế hoạch tập trung, bị bao vây, cấm vận, đến nay nước ta đã trở thành một nước có nền kinh tế thị trường định hướng XHCN liên kết kinh tế sâu rộng; đã ký 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 3 FTA thế hệ mới có tiêu chuẩn rất cao, và mạng lưới liên kết quốc tế sâu rộng với hầu hết các nền kinh tế quan trọng trên thế giới. Nếu cách đây 30 năm, chúng ta mới có quan hệ kinh tế - thương mại với gần 30 nước và vùng lãnh thổ thì đến nay là 230 nước và vùng lãnh thổ; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đến nay đã đạt khoảng 600 tỉ USD, gấp khoảng 120 lần so với những năm đầu thời kỳ đổi mới”.

(Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, 2024, tr.184)

a) Đoạn tư liệu phản ánh thành tựu nổi bật của Việt Nam trên lĩnh vực hợp tác kinh tế quốc tế thời kỳ đổi mới.

b) Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước có thu nhập trung bình để gia nhập vào nhóm nước có thu nhập cao trên thế giới.

c) Những thành tựu về kinh tế nêu trên chứng tỏ công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã hoàn thành, Việt Nam đang tiến lên chặng đường cao hơn.

d) Trong quá trình đổi mới, Việt Nam đã xây dựng thành công nền kinh tế thị trường, loại bỏ sự quản lí, điều tiết của nhà nước.

Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Bảo Đại đọc xong [Chiếu thoải vị] thì trên kì đài cờ vàng của nhà vua từ từ hạ xuống và lá cờ nền đỏ thắm tươi long lanh năm cảnh sao vàng được kéo lên giữa những tiếng vỗ tay, những tiếng hoan hô như sấm... rồi ông Trần Huy Liệu đọc bản tuyên bố của Đoàn đại biểu Chinh phủ, nêu rõ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là kết quả của hàng mấy chục năm tranh đấu anh dũng, kiên cường, bền bỉ của nhân dân cả nước, tuyên bố chấm dứt vĩnh viễn chế độ quân chủ,... “.

(Phạm Khắc Hoè, Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc, NXB Thuận Hóa, Huế, 1987, tr.86)

a) Nội dung đoạn tư liệu phản ánh sự kiện vua Bảo Đại thoái vị ngày 30/8/1945 tại Huế.

b) Sự kiện Vua Bảo Đại thoái vị là mốc đánh dấu sự toàn thắng của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

c) Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đã xóa bỏ hoàn toàn mọi tàn tích của chế độ phong kiến chuyên chế.

d) Tính chất dân chủ của Cách mạng tháng Tám năm 1845 ở Việt Nam được thể hiện ở việc: xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế.

Câu 4.............................................

............................................

............................................

ĐÁP ÁN

............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay