Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 31

Bộ đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm học 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử

ĐỀ SỐ 31 – ĐỀ THI THAM KHẢO

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1. Từ nửa cuối những năm 70 -đầu những năm 80 của thế kỉ XX, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô

A. bước vào giai đoạn phát triển đỉnh cao.

B. ra đời và bước đầu đạt được nhiều thành tựu.

C. lâm vào suy thoái, khủng hoảng trên nhiều lĩnh vực.

D. tiến hành cải cách, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.

Câu 2. Nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?

A. Quân giặc gặp nhiều khó khăn trong quá trình xâm lược.

B. Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất của người Việt.

C. Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang mang tính phi nghĩa.

D. Quân giặc không quen địa hình và điều kiện tự nhiên nhiên của Đại Việt.

Câu 3. Nội dung nào là đặc điểm nổi bật của quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX?

A. Hình thành một trật tự thế giới mới với xu thế đa cực. 

B. Trật tự thế giới hai cực Ianta suy yếu và đi đến sụp đổ.

C. Xác lập và phát triển của Trật tự thế giới hai cực Ianta.

D. Chủ nghĩa tư bản xác lập sự thống trị trên toàn thế giới.

Câu 4. Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam đã góp phần vào chiến thắng chống chủ nghĩa phát xít trên thế giới, vì đã

A. lật đổ nền thống trị của phát xít Nhật ở Việt Nam.

B. phối hợp với quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật.

C. giúp nhân dân Lào và Campuchia lật đổ phát xít Nhật.

D. tiêu diệt được phát xít Nhật ở châu Á - Thái Bình Dương.

Câu 5. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng thành tựu mà nhân dân Trung Quốc đạt được trong công cuộc cải cách mở cửa (từ năm 1978 đến nay)?

A. Nền giáo dục quốc dân phát triển mạnh trên quy mô lớn và có nhiều tiến bộ.

B. Là một trong những cường quốc xuất khẩu vũ khí và trang thiết bị quân sự.

C. Xây dựng được nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp.

D. Vai trò và vị thế quốc tế của Trung Quốc ngày càng được nâng cao.

Câu 6. Một trong những nội dung của đường lối kháng chiến chống Pháp (1945-1954) là

A. tự lực cánh sinh.                                            

B. vườn không nhà trống.

C. đánh nhanh thắng nhanh.                               

D. tiến công thần tốc.

Câu 7. Từ năm 1973 đến năm 1975, hoạt động ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam góp phần

A. đưa cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp đến thắng lợi hoàn toàn.

B. góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong tổ chức Liên hợp quốc.

C. tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và ASEAN.

D. đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam đến thắng lợi hoàn toàn.

Câu 8. Nội dung nào sau đây là một trong những hình thức vinh danh và tri ân của các thế hệ người Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh?

A. Xây dựng ở mỗi xã một trường học mang tên Nguyễn Ái Quốc.

B. Tổ chức bán đấu giá cuốn sách Bản án chế độ thực dân Pháp.

C. Đưa vào sách giáo khoa tất cả các bài viết của Nguyễn Ái Quốc.

D. Xây dựng hình tượng, nhân cách trong văn học và nghệ thuật.

Câu 9. Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quan hệ Mỹ - Liên Xô chuyển dần sang hoà dịu, sau đó kết thúc Chiến tranh lạnh (1989) là do

A. chịu nhiều tốn kém và bị suy giảm thế mạnh về nhiều mặt. 

B. xu thế liên kết khu vực và toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ.

C. quá trình mở rộng không ngừng của Liên minh châu Âu (EU). 

D. trật tự nhất siêu, nhiều cường đang trong quá trình mở rộng.

Câu 10. Trong cuộc Cách mạng tháng Tám (1945) nhân dân Việt Nam đã giành lại chính quyền từ trong tay kẻ thù nào?

A. Phát xít Nhật.           

B. Thực dân Anh.         

C. Thực dân Pháp.                             

D. Đế quốc Mỹ.

Câu 11. Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong bối cảnh

A. một số tổ chức liên kết khu vực ở Đông Nam Á đã được hình thành trước đó.

B. mâu thuẫn các nước trong khu vực Đông Nam Á đã được giải quyết triệt để.

C. xu thế liên kết khu vực và xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.

D. các nước Đông Nam Á đã hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.

Câu 12. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khi phát động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhằm mục đích gì?

A. Tăng cường, củng cố quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng.

B. Phát huy giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.

C. Tăng khối đại đoàn kết với các lực lượng tiến bộ, dân chủ. 

D. Thể hiện được sự đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 13. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa quốc tế từ sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?

A. Làm thất bại ý đồ và hành động chia rẽ của các thế lực thù địch.

B. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa.

C. Củng cố và tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.

D. Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 14. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết và khẳng định chân lý lịch sử nào?

A. Các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại.               

B. Không có gì quý hơn độc lập tự do.

C. Giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.   

D. Độc lập dân tộc để xây dựng CNXH.

Câu 15. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (1946 - 1947) đã bước đầu làm phá sản kế hoạch quân sự nào sau đây của thực dân Pháp?

A. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.              

B. Kế hoạch Rơ-ve.

C. Kế hoạch Đờ-lát đơ Tát-xi-nhi.                     

D. Kế hoạch Na-va.

Câu 16. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, thông qua Mặt trận Việt Minh, Đảng Cộng sản Đông Dương ủng hộ lực lượng nào sau đây?

A. Khối Hiệp ước.        

B. Phe Đồng minh.       

C. Phe phát xít.                                     

D. Khối Liên minh.

Câu 17. Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam trên lĩnh vực văn hoá - giáo dục?

A. Lĩnh vực giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ có nhiều tiến bộ.

B. Bảo tồn được nguyên vẹn các di sản văn hoá vật thể trên phạm vi cả nước.

C. Các lĩnh vực, loại hình, sản phẩm văn hoá phát triển phong phú, đa dạng.

D. Hoạt động giao lưu, hợp tác về văn hoá được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức.

Câu 18. ............................................

............................................

............................................

Câu 24. Điểm chung về mục đích của thực dân Pháp khi đề ra kế hoạch quân sự trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945 - 1954) là

A. chuẩn bị tiến công lên Việt Bắc.                   

B. nhanh chóng kết thúc chiến tranh. 

C. giành lại quyền chủ động chiến lược.           

D. khóa chặt biên giới Việt - Trung.

PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

 “Việc nhà lãnh đạo kỳ cựu Honecker ra đi, thúc đẩy nhanh tiến trình tan rã của bộ máy Đảng và Nhà nước CHDC Đức. Liên tiếp trong các ngày 7 và 8/11/1989, toàn thể Hội đồng Bộ trưởng và Bộ Chính trị Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức từ chức tập thể. Cuộc “cách mạng êm dịu” và không dùng vũ lực đã làm tê liệt các cơ quan nhà nước.  Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Berlin Schabowski tuyên bố mở tất cả cửa khẩu ở Berlin vào tối ngày 9/11/1989. Bức tường Berlin được mở toang. Biến cố này gây chấn động không chi ở châu Âu mà cả toàn thế giới: bức tường Berlin, biểu tượng cho sự chia cắt châu Âu, cho Chiến tranh lạnh và trật tự thế giới ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ hai nay không còn nữa”.

(Trần Nam Tiến (Chủ biên), Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại (1945-2000), Nxb Giáo dục, 2010, tr.262).

a) Bức tường Berlin là biểu tượng cho sự chia cắt nước Đức và châu Âu.

b) Nước Đức bị chia cắt theo quy định của các cường quốc tại Hội nghị Ianta.

c) Quá trình thống nhất đất nước Đức được tiến hành bằng con đường vũ lực.

d) Bức tường Berlin bị phá bỏ đã chấm dự tình trạng đối đầu căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô.

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Sự đầu hàng của Chính phủ Nhật đã đẩy quân Nhật đang chiếm đóng ở Đông Dương vào tình thế tuyệt vọng như rắn mất đầu, hoang mang dao động đến cực độ. Chính phủ Trần Trọng Kim rệu rã…Trước tình hình như vậy, Hồ Chí Minh mặc dù đang ốm nặng đã sáng suốt nhận thức rằng: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Như đã nói, đây không chỉ là sự nhận thức khách quan khoa học mà còn biểu hiện quyết tâm đấu tranh giành chính quyền khi thời cơ đã có. Sự kết hợp giữa tình hình khách quan và nhận thức chủ quan một cách chính xác là một trong những điều kiện đưa cách mạng đến thắng lợi”.

(Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Cách mạng tháng Tám năm 1945 - Toàn cảnh, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2015, tr.48)

a) Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra trong bối cảnh: kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam (thực dân Pháp) đã đầu hàng; kẻ thù mới chưa xuất hiện.

b) Sự thống nhất trong hành động và quyết tâm giành chính quyền của nhân dân Việt Nam là một trong những yếu tố làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

c) Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có sự kết hợp giữa yếu tố khách quan thuận lợi với yếu tố chủ quan, trong đó, yếu tố chủ quan giữ vai trò quyết định.

d) Nhận thức rõ yếu tố thời cơ đan xen lẫn yếu tố nguy cơ, Đảng và Hồ Chí Minh đã hành động kịp thời và kiên quyết phát động toàn quốc đứng lên giành chính quyền.

Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Trong cuộc kháng chiến này [kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 - 1954], ta đã tiêu diệt và làm bị thương hơn 50 vạn tên địch, đánh bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp, phá tan âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh của đế quốc Mỹ, buộc Pháp phải kí Hiệp định đình chiến ở Giơnevơ. Chiến tranh kết thúc, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của ta là thắng lợi to lớn đầu tiên của chiến tranh giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa và nửa phong kiến.

Đường lối quân sự của Đảng trong thời kỳ này là sự kế tục và phát triển đường lối quân sự đã được hình thành về cơ bản trong thời kỳ trước đó. Nét cơ bản nhất của sự phát triển đó là: từ một đường lối quân sự chỉ đạo việc chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa vũ trang phát triển thành một đường lối quân sự chỉ đạo việc tiến hành một cuộc chiến tranh nhân dân có lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc”.

(Võ Nguyên Giáp, Chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, NXB Sự thật, Hà Nội, 1979, tr.47 - 48)

a) Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) được tiến hành bằng lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt.

b) Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954), Đảng Lao động Việt Nam đã xây dựng một đường lối quân sự hoàn toàn mới.

c) Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp đã bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945, đồng thời làm sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân trên thế giới.

d) Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) của Việt Nam là chiến tranh nhân dân, chiến tranh chính nghĩa vì vậy có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.

Câu 4. ............................................

............................................

............................................

ĐÁP ÁN

............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay