Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 32
Bộ đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm học 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử
ĐỀ SỐ 32 – ĐỀ THI THAM KHẢO
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
Môn thi thành phần: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Để đối phó với thế mạnh của quân Mông - Nguyên, cả ba lần nhà Trần đều thực hiện kế sách
A. “đánh nhanh thắng nhanh”.
B. “tiên phát chế nhân”.
C. “vây thành, diệt viện”.
D. “vườn không nhà trống”.
Câu 2. Bối cảnh lịch sử nào sau đây dẫn đến sự thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Các nước cộng hoà Xô viết chưa thống nhất về chính sách phát triển.
B. Nước Nga xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại.
C. Nước Nga thua trận trước cuộc tấn công của 14 nước đế quốc.
D. Nước Nga thực hiện thành công chính sách Kinh tế mới.
Câu 3. Nhằm thúc đẩy hợp tác và hội nhập ngày càng chặt chẽ trên các trụ cột APSC, AEC, ASCC, tháng 11/2020, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 đã thông qua văn kiện nào sau đây?
A. Hiến chương ASEAN.
B. Hiệp ước Hợp tác và thân thiện.
C. Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.
D. Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025.
Câu 4. Một trong những địa phương giành được chính quyền sớm nhất trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là
A. Đồng Nai Thượng.
B. Quảng Nam.
C. Hà Tiên.
D. Sài Gòn.
Câu 5. Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam diễn ra
A. chậm chạp do những khó khăn, cản trở tác động từ bên ngoài.
B. trong bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam đang khủng hoảng sâu sắC.
C. từng bước, từ hội nhập văn hoá đến hội nhập kinh tế, chính trị, xã hội.
D. từng bước, từ hội nhập kinh tế quốc tế đến hội nhập toàn diện, sâu rộng.
Câu 6. Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập trong bối cảnh nhân dân thế giới ý thức sâu sắc về hậu quả tàn khốc của
A. chiến tranh lạnh.
B. khủng hoảng kinh tế.
C. phân hóa giàu nghèo.
D. chiến tranh thế giới.
Câu 7. Trong vòng 18 tháng giành lấy một thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh trong danh dự - là mục tiêu của Pháp khi thực hiện kế hoạch quân sự nào sau đây?
A. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.
B. Kế hoạch Rơ-ve.
C. Kế hoạch Đờ-lát đơ Tát-xi-nhi.
D. Kế hoạch Na-va.
Câu 8. Từ ngày 16 đến ngày 17-8-1945, Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào đã
A. tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng.
B. quyết định thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.
C. chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trên cả nước.
D. thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa.
Câu 9. Trong những năm 1954 - 1960, miền Bắc đã thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, nhưng không có nhiệm vụ nào sau đây?
A. Xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
B. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội.
C. Thực hiện khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
D. Hoàn thành việc cải cách ruộng đất để “người cày có ruộng”.
Câu 10. Trong thời gian ở Pháp (1918 - 1923), Nguyễn Ái Quốc đã có hoạt động đối ngoại nào sau đây?
A. Gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai.
B. Tổ chức diễn thuyết để thức tỉnh dư luận Pháp về tình hình Việt Nam.
C. Gửi thư đề nghị Toàn quyền Đông Dương cải cách chính trị ở Việt Nam.
D. Sáng lập tổ chức: Đông Á Đồng minh hội và Điền - Quế - Việt liên minh.
Câu 11. Để củng cố cơ sở pháp lí trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam ở Biển Đông, năm 1994, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
A. phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển.
B. ban hành Sách trắng quốc phòng và Luật biển Việt Nam.
C. ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam.
D. ra Tuyên bố về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Câu 12. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh (1975), địa bàn tác chiến của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là
A. rừng núi.
B. đô thị.
C. nông thôn.
D. trung du.
Câu 13. Trong chiến dịch Biên giới thu - đông (1950), quân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi nào sau đây?
A. Đoan Hùng.
B. Đông Khê.
C. Lai Châu.
D. Hòa Bình.
Câu 14. Trong quá trình đổi mới đất nước, đến năm 2000, Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục bậc
A. tiểu học.
B. trung học cơ sở.
C. đại học.
D. trung học phổ thông.
Câu 15. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, nước xã hội chủ nghĩa nào sau đây đã vươn lên trở thành một cực trong trật tự thế giới đa cực?
A. Liên bang Nga.
B. Trung Quốc.
C. Ấn Độ.
D. Nhật Bản.
Câu 16. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu?
A. Là một tổn thất to lớn với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
B. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước xã hội chủ nghĩa còn lại.
C. Phản ánh sự sụp đổ, không phù hợp với thực tiễn của học thuyết Mác -Lênin.
D. Là sự sụp đổ của một mô hình xã hội chủ nghĩa chưa đúng đắn, chưa khoa học.
Câu 17. Trong công cuộc Đổi mới, công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị được đẩy mạnh.. - đó là thành tựu trên lĩnh vực nào?
A. Chính trị.
B. Kinh tế.
C. Văn hoá - xã hội.
D. Đối ngoại.
Câu 18. ............................................
............................................
............................................
Câu 24. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, một trật tự thế giới mới được hình thành có tên gọi là
A. trật tự đa cực
B. Trật tự đơn cực
C. Trật tự hai cực Ianta
D. Trật tự Vécxai-Oasinhtơn.
PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Cuộc kháng chiến chống Pháp đã kéo dài 9 năm, chúng ta đã lần lượt đánh bại các âm mưu và kế hoạch chiến lược của địch. Với chiến thắng Việt Bắc, quân và dân ta đã đánh bại hoàn toàn chiến lược đánh nhanh giải quyết nhanh của quân đội Pháp. Tiếp đó quân và dân ta đây mạnh chiến tranh du kích, tích cực chống địch càn quét, bình định, lấn chiếm, phá tan âm mưu dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh của chúng... Thắng lợi của chiến dịch Biên giới đã tạo ra một bước ngoặt cơ bản trong cục diện của cuộc kháng chiến. Từ đó ta đã liên tiếp mở nhiều chiến dịch tấn công và phản công với quy mô ngày càng lớn đi đôi với đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích rộng khắp và phong trào nổi dậy của quân chúng ở vùng sau lưng địch. Quân và dân ta đã tiêu diệt được nhiều sinh lực địch và làm sụp đổ từng mảng lớn hệ thống nguy quyền của chúng, tiến lên giành những thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954, mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ”.
(Võ Nguyên Giáp, Chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, NXB Sự thật, Hà Nội, 1979, tr.46 - 47)
a) Sau chiến thắng Biên giới, quân dân Việt Nam không còn sử dụng chiến tranh du kích mà chuyển hẳn sang chiến tranh chính quy trên quy mô lớn.
b) Chiến thắng Việt Bắc bước đầu làm phá sản âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp.
c) Chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp là loại hình chiến tranh thực dân mới, sử dụng quân đội viễn chinh là chủ yếu.
d) Chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa quyết định, là thắng lợi quân sự lớn nhất của quân dân Việt Nam trong 9 năm kháng chiến.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Tuy đối đầu quyết liệt như vậy, nhưng do nhiều nguyên nhân, nhất là liên quan tới nguy cơ thảm hoạ của một cuộc chiến tranh hạt nhân và sau này là cuộc chạy đua kinh tế, dưới tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật, có thể nói cả hai siêu cường Mỹ - Xô đều thực hiện chiến lược phòng ngự va cac nước lon nhu My, Anh, Phap cung nhu Lien Xô, Trung Quốc đều ra sức tránh nguy cơ gây ra đụng đầu trực tiếp giữa các nước lớn. Do đó, thế giới trong Trật tự thế giới hai cực Ianta là vừa trong tình trạng đối đầu lại vừa hoà hoãn chung sống hoà bình, vừa đấu tranh, vừa hợp tác”.
(Nguyễn Cơ Thạch, Thế giới 50 năm qua (1945 - 1995) và thế giới trong 25 năm tới (1996-2020), Nxb Chính trị Quốc gia, 1998, tr.41)
a) Mỹ và Liên Xô đều chạy đua vũ trang, để phục vụ cho cuộc chiến tranh hạt nhân giữa hai nước.
b) Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đã tác động đến cuộc đối đầu Mỹ - Xô.
c) Trong trật tự hai cực Ianta, Mỹ và Liên Xô có chạy đua vũ trang nhưng không có xung đột quân sự trực tiếp.
d) Vừa đối đầu, vừa chung sống hoà bình là đặc điểm của Trật tự thế giới hai cực Ianta.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Sự sụp đổ của bức tường Béclin và thống nhất nước Đức (1990), sự tan rã của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô (1990-1991), cùng với sự tác động của các nhân tố, lực lượng khác, Chiến tranh lạnh về cơ bản đã kết thúc. Nước Mỹ bước vào thời kỳ mới có nhiều lợi thế hơn và tham vọng “cố hữu” cũng lớn hơn nhằm biến thế kỷ XXI thành thế kỷ Hoa Kỳ thứ hai với một trật tự thế giới mới chỉ có một siêu cường duy nhất là Mỹ”.
(Hoàng Văn Hiến, Tiếp cận Lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam - Một cách nhìn, Nxb Chính trị Quốc gia, 2009, tr.89)
a) Với ưu thế vượt trội về kinh tế và quân sự, thế kỷ XXI được coi là thế kỷ Hoa Kỳ thứ hai.
b) Mỹ thực sự trở thành siêu cường duy nhất trong trật tự thế giới ở thế kỷ XXI.
c) Bước vào thế kỷ XXI, Mỹ vẫn theo đuổi tham vọng thiết lập trật tự thế giới có lợi cho mình.
d) Sự tan rã của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô đã tác động đến sự thành bại trong chính sách đối ngoại mới của Mỹ.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................
ĐÁP ÁN
............................................
............................................
............................................