Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 33
Bộ đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm học 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | ĐỀ SỐ 33 – ĐỀ THI THAM KHẢO Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: LỊCH SỬ Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề |
PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Sự kiện nào sau đây đã cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới?
A. Sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
B. Sự hình thành của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
C. Sự thành lập của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
D. Sự giải thể của Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.
Câu 2. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh ở Đại Việt (cuối thế ki XVIII) gắn liền với
A. khởi nghĩa Lý Bí.
B. khởi nghĩa Lam Sơn.
C. phong trào Tây Sơn.
D. phong trào Đông du.
Câu 3. Liên hợp quốc được thành lập (1945) có mục tiêu nào sau đây?
A. Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
B. Giải giáp quân đội phát xít.
C. Chấm dứt sự cạnh tranh trên thế giới.
D. Khắc phục hậu quả chiến tranh thế giới.
Câu 4. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập (1967) có mục đích nào sau đây?
A. Tăng cường liên minh quân sự.
B. Xây dựng thể chế chính trị chung.
C. Xây dựng một nền văn hóa chung.
D. Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.
Câu 5. Cộng đồng ASEAN được thành lập (2015) dựa trên một trong những trụ cột nào sau đây?
A. Cộng đồng Quân sự ASEAN.
B. Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
C. Cộng đồng Khoa học ASEAN.
D. Cộng đồng Tư tưởng ASEAN.
Câu 6. Văn bản nào sau đây khẳng định với toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945)?
A. Bản Tuyên ngôn Độc lập.
B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
C. Tác phẩm Bình Ngô đại cáo.
D. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi.
Câu 7. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dưong được thể hiện qua sự kiện nào sau đây?
A. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. Thành lập Việt Nam Quang phục Hội.
C. Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào ra đời.
D. Đông Dưong Cộng sản liên đoàn ra đời.
Câu 8. Trong giai đoạn 1954-1960, nhân dân miền Bắc Việt Nam thực hiện một trong những nhiệm vụ nào sau đây?
A. Khôi phục kinh tế.
B. Khởi nghĩa từng phần.
C. Chống chiến lược Chiến tranh cục bộ.
D. Chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt.
Câu 9. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra
A. nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
B. đường lối đổi mới đất nước.
C. Nghị quyết về xây dựng nông thôn mới.
D. Nghị quyết về hiện đại hóa đất nước.
Câu 10. Đầu thế ki XX, Phan Bội Châu có hoạt động ngoại giao ở quốc gia nào sau đây?
A. Hà Lan.
B. Nhật Bản.
C. Liên Xô.
D. Ấn Độ.
Câu 11. Năm 1977, Việt Nam gia nhập tổ chức quốc tế nào sau đây?
A. Tổ chức Hiệp uớc Vác-sa-va.
B. Tổ chức Thương mại Thế giới.
C. Tổ chức Liên hợp quốc.
D. Hiệp hội Đông Nam Á.
Câu 12. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây?
A. Gửi bản Yêu sách tới Hội nghị Véc-xai.
B. Tham dự Hội nghị quốc tế Nông dân.
C. Tham gia thành lập Quốc tế Cộng sản.
D. Tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
Câu 13. Một trong những thành tựu chính của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978 đến nay) là
A. xóa bỏ được tình trạng đói nghèo và lạc hậu.
B. tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm.
C. đi đầu trong lĩnh vực chinh phục vụ trụ.
D. giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường.
Câu 14. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945)?
A. Phát huy vai trò của nhân dân trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
B. Sự ủng hộ của lực lượng dân chủ, yêu chuộng hòa bình thế giới.
C. Được sự ủng hộ tích cực của các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Sự lãnh đạo của Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
Câu 15. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta là do
A. Mỹ không còn là cường quốc số một thế giới.
B. công cuộc cải tổ của Liên Xô thành công.
C. sự vươn lên mạnh mẽ của nhiều nước trên thế giới.
D. Nhật Bản vươn lên thành một cực đối đầu với Mỹ.
Câu 16. Nội dung nào sau đây là thách thức của Cộng đồng ASEAN?
A. Sự giảm sút về vị thế của ASEAN.
B. Sự bất đồng về mục tiêu tổng quát.
C. Chưa có nguyên tắc hoạt động.
D. Sự chênh lệch về trình độ phát triển.
Câu 17. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) của nhân dân Việt Nam diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?
A. Đất nước tạm thời bị chia cắt.
B. Miền Bắc hoàn thành công nghiệp hóa.
C. Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện.
D. Cuộc Chiến tranh lạnh đã kết thúc.
Câu 18. ............................................
............................................
............................................
Câu 24. Từ năm 1945 đến năm 1969, Hồ Chí Minh có một trong những đóng góp nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam?
A. Lãnh đạo nhân dân hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B. Thay đổi đường lối chiến lược cách mạng khi đất nước đang có chiến tranh.
C. Bổ sung và hoàn chỉnh nội dung đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam.
D. Đưa đấu tranh ngoại giao thành một mặt trận từ đầu cuộc kháng chiến chống xâm lược
PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1. Cho những thông tin trong bảng sau đây:
Thời gian | Nội dung |
Năm 1945 | Hội nghị I-an-ta (Liên Xô) và Hội nghị Pốt-xđam (Đức) được tổ chức. |
Năm 1947 | Mỹ phát động Chiến tranh lạnh chống Liên Xô. |
Năm 1949 | Tồ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được thành lập. |
Năm 1950 | Chiến tranh ở Triều Tiên bùng nồ, chiến tranh ở Đông Dương lan rộng. |
Năm 1955 | Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va được thành lập. |
a) Bảng thông tin trên thể hiện các sự kiện của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
b) Mối quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ chuyển từ đồng minh chiến lược sang cạnh tranh và đối đầu.
c) Sự thành lập Tổ chức Hiệp uớc Bắc Đại Tây Dương và Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va thể hiện sự xói mòn của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
d) Các cuộc chiến tranh cục bộ trong thập niên 50 của thế kỉ XX đã làm thay đổi thế và lực theo hướng có lợi cho Mỹ.
Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Hội nghị Trung urơng lần thí 15 đề ra nhiệm vụ cách mạng Việt Nam ở miền Nam […] là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thụcc hiện độc lập dân tộc và người
cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dụng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, …”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập,
Tập 20 (1959), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.81)
a) Đoạn tư liệu trên đề cập đến nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
b) Nghị quyết 15 (1959) do Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra, xác định nhiệm vụ cơ bản là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
c) Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cách mạng miền Nam Việt Nam góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chiến lược của cách mạng hai miền Nam – Bắc.
d) Nghị quyết 15 (1959) đã kế thừa quan điểm của Đảng Lao động Việt Nam về sử dụng bạo lực cách mạng sau khi Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được kí kết.
Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Trong 10 năm thục hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011-2020, […] đất nước ta đãa đạt đurợc nhiều thành tụ̣u rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vụcc. Thế và lụcc của nước ta đãa lớn mạnh hơn nhiều; quy mô, tiềm lụ̂c, sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên; tính tự chủ của nền kinh tế đurợc cải thiện […]. Chất lượng tăng truởng kinh tế tùng bước đurợc cải thiện, cơ cấu kinh tế buớc đầu dịch chuyển sang chiều sâu, hiệu quả sủ̉ dụng các yếu tố đầu vào cho nền kinh tế đurợc cải thiện đáng kể, tăng độ mở nền kinh tế và thu hút đầu tu trục tiếp nuoớc ngoài (FDI) lớn”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thú XIII (2021), Tập 1, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.209-210)
a) Trong quá trình hội nhập, Việt Nam từng bước vượt qua khủng hoảng kinh tế-xã hội, được xếp vào nhóm nước có thu nhập cao ở châu Á.
b) Cơ cấu kinh tế Việt Nam bước đầu dịch chuyển sang chiều sâu, tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp.
c) Giai đoạn 2011 – 2020, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam.
d) Đoạn tư liệu trên đề cập đến một số thành tựu cơ bản của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới, giai đoạn 2011 – 2020.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................
ĐÁP ÁN
............................................
............................................
............................................