Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 37

Bộ đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm học 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử

ĐỀ SỐ 

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

MÔN THI: LỊCH SỬ 

Thời gian: 50 phútkhông kể thời gian phát đề

PHẦN I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời  từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết thành lập có ý nghĩa nào sau đây?

A. Thúc đẩy sự phát triển của cách mạng thế giới.

B. Làm sụp đổ hệ thống tư bản chủ nghĩa.

C. Đưa giai cấp nô lệ lên nắm chính quyền.

D. Mở đầu kỷ nguyên độc lập, tự do cho nhân loại.

Câu 2. Thế kỉ XI, nhà Lý tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống ở phòng tuyến

A. Tây Đô.            

B. Bạch Đằng.                          

C. Cửu Long.                  

D. Như Nguyệt.     

Câu 3. Liên Hợp Quốc được thành lập nhằm mục đích nào sau đây?

A. Kết thúc trật tự thế giới đơn cực.               

B. Thúc đẩy hòa bình và an ninh thế giới.

C. Giúp Liên Xô xây dựng đất nước.              

D. Thiết lập quan hệ đối ngoại với ASEAN.

Câu 4. Nội dung nào sau đây là bối cảnh ra đời của tổ chức ASEAN?

A. Một số cuộc chiến tranh cục bộ đã và đang diễn ra.

B. Liên Xô và Mỹ cùng tuyên bố chấm dứt chiến tranh.

C. Hệ thống tài chính toàn cầu khủng hoảng và sụp đổ.

D. Chủ nghĩa thực dân trên thế giới hoàn toàn sụp đổ.

Câu 5. Một trong những trụ cột của cộng đồng ASEAN là cộng đồng

A. Văn hóa – xã hội.                                     

B. Chính trị - Triết học.

C. Du lịch – dịch vụ.                                     

D. Y tế - Giáo dục.

Câu 6. Nội dung nào sau đây là bối cảnh bùng nổ Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A. Đế quốc Mỹ can thiệp trực tiếp vào miền Nam.

B. Miền Bắc tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội.

C. Nhà nước Dân chủ Cộng hòa mới ra đời.

D. Quân Đồng minh chuẩn bị vào Đông Dương.

Câu 7. Nhân dân Việt Nam tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp nhằm mục đích nào sau đây?

A. Giải phóng các nước ở châu Âu và Bắc Mỹ.         

B. Bảo vệ độc lập, chủ quyền của Tổ quốc.

C. Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Thanh. 

D. Đưa nông dân lên địa vị thống trị xã hội.

Câu 8. Trong những năm 1954-1960, nhân dân miền Nam Việt Nam thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?

A. Thực hiện đổi mới toàn diện đất nước.                 

B. Khởi nghĩa chống chế độ phong kiến.

C. Chống lại chính sách xâm lược của Mỹ.     

D. Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Pa-ri.

Câu 9. Đường lối đổi mới đất nước ở Việt Nam được đề ra trong bối cảnh nào sau đây?

A. Nhiều nước xã hội chủ nghĩa bị khủng hoảng.      

B. Trật tự hai cực I-an-ta hoàn toàn sụp đổ.

C. Xu thế đối đầu Đông – Tây vừa xuất hiện.  

D. Các nước đều tập trung vào trí tuệ nhân tạo.

Câu 10. Những hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX nhằm mục đích nào sau đây?

A. Chấn hưng sức mạnh dân tộc.                   

B. Thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa.

C. Thành lập ngay Đảng Cộng sản.                

D. Lật đổ chính quyền phát xít Nhật.

Câu 11. Hiện nay, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại nào sau đây?

A. Đóng cửa với các nước tư bản phương Tây.

B. Phát triển quan hệ hữu nghị với các quốc gia.

C. Cắt đứt quan hệ với các nước châu Âu.      

D. Xoay trục sang các nước châu Phi là chính.

Câu 12. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây?

A. Tham gia tổ chức Quốc tế cộng sản.          

B. Sáng lập Đảng Lao động Việt Nam.

C. Kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ.              

D. Ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Câu 13. Trong công cuộc đổi mới đất nước, Trung Quốc đạt được thành tựu nào sau đây?

A. Giành độc lập hoàn toàn cho đất nước.                

B. Vượt qua Mỹ, trở thành nền kinh tế số một.

C. Xóa bỏ hoàn toàn chênh lệch giàu nghèo.   

D. Có nền kinh tế phát triển nhanh, năng động.

Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở Việt Nam trong thế kỉ XIII?

A. Quân xâm lược bị suy yếu, khủng hoảng cực độ.

B. Truyền thống đoàn kết của dân tộc được phát huy.

C. Có sự phối hợp chiến đầu với các nước Đông Dương.

D. Nhà nước dân chủ nhân dân được củng cố vững chắc.

Câu 15. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta bị xói mòn là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Chủ nghĩa phát xít tăng cường chạy đua vũ trang.

B. Mỹ từ bỏ chính sách thù địch chống Liên Xô.

C. Sự vươn lên mạnh mẽ của các trung tâm kinh tế.

D. Liên minh châu Âu đối đầu căng thẳng với Mỹ.

Câu 16. Nội dung nào sau đây là triển vọng của cộng đồng ASEAN?

A. Trở thành tổ chức liên kết của toàn khu vực châu Á.

B. Có nền khoa học công nghệ phát triển nhất thế giới.

C. Sự gắn kết trong quan hệ hợp tác giữa các thành viên.

D. Tiến tới thành lập ngay một nhà nước chung của khu vực.

Câu 17. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) của nhân dân Việt Nam diễn ra trong bối cảnh nào sau đây?

A. Đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền.

B. Thực dân Pháp đem quân trở lại Đông Dương.

C. Mỹ bắt tay với Liên Xô xây dựng cộng đồng chung.

D. Các nước Đông Nam Á đều đã giành được độc lập.

Câu 18. ............................................

............................................

............................................

Câu 24. Nhân dân thế giới tôn vinh Hồ Chí Minh xuất phát từ một trong những cơ sở nào dưới đây?

A. Tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh gắn với cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội.

B. Hồ Chí Minh tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng nhiều nước thuộc địa.

C. Hồ Chí Minh có nhiều hoạt động giải quyết triệt để các mục tiêu lớn của thời đại.

D. Tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh là chuẩn mực chung cho toàn nhân loại.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây:

“Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc ngày 20/9/1977. Kể từ khi gia nhập Liên hợp quốc, quan hệ của Việt Nam với Liên hợp quốc ngày càng được cải thiện và phát triển tốt hơn. Ngay sau khi tham gia Liên hợp quốc, Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của các nước thành viên Liên hợp quốc để Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 32 (1977) thông qua Nghị quyết 32/2 kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế viện trợ, giúp đỡ Việt Nam tái thiết sau chiến tranh. Việt Nam cũng đã chủ động và tích cực phối hợp với các nước Không Liên Kết và đang phát triển để đấu tranh và bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc như nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền, không can thiệp công việc nội bộ các nước, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực...”.

(https://mofa.gov.vn/vi/ctc_quocte/un/nr040819155753/nr060928134849/ns040906134037/view)

a) Tư liệu phản ánh mối quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh.

b) Liên hợp quốc đã giúp đỡ Việt Nam trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh.

c) Những hoạt động của Việt Nam đã góp phần phát huy vai trò của Liên hợp quốc trong việc đàm phán để chấm dứt chiến tranh thế giới.

d) Việt Nam đã vận dụng sáng tạo nguyên tắc của Liên hợp quốc để xây dựng đường lối đối ngoại ngả về phe xã hội chủ nghĩa.

Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây:

“Tình hình quốc tế trên đây có tác động vào Đông Dương về hai mặt. Sự ủng hộ về tinh thần và giúp đỡ về vật chất của các nước XHCN cho cuộc kháng chiến của ba nước Đông Dương là một nhân tố tích cực. Song song với những nhân tố mới tích cực, việc Mỹ cấu kết với Pháp, tăng cường can thiệp vào Đông Dương […] cũng gây cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhiều phức tạp. Điều đó đòi hỏi Đảng ta phải có những chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình mới”.

(https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-ii/dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-ii-26).

a) Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam chịu tác động từ bối cảnh của tình hình thế giới.

b) Sự ủng hộ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã giúp Đảng Cộng sản Đông Dương có thêm quyết tâm để phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.

c) Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân các nước Đông Dương phải chống lại sự can thiệp của đế quốc Mĩ.

d) Việc đề ra chủ trương, đường lối phù hợp đã giúp Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền từ khi ra đời đến khi lãnh đạo các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây:

“Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

(Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. I, tr. 35 – 36).

a) Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở thế kỉ XX và công cuộc đổi mới, Đảng luôn phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.

b) Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, cần khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh trong nhân dân.

c) Đổi mới đồng thời trên nhiều lĩnh vực nhằm phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời.

d) Hòa bình, ổn định là khát vọng của dân tộc Việt Nam từ thời trung đại đến hiện tại và trong tương lai.

Câu 4. ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay