Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 46

Bộ đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm học 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử

ĐỀ SỐ

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

MÔN THI: LỊCH SỬ 

Thờigian: 50 phútkhông kể thời gian phát đề

PHẦN I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời  từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng bộ máy nhà nước mới của những người lao động được xem là nhiệm vụ nào của chính quyền Xô viết?

A. Chiến lược phát triển của chính quyền Xô viết.

B. Mục tiêu trước mắt của chính quyền Xô viết.

C. Nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết.

D. Mục tiêu hàng đầu của chính quyền Xô viết.

Câu 2. Quốc gia nào sau đây kiên định đang đi theo con đường xã hội chủ nghĩa ở khu vực châu Á?

A. Việt Nam.                                               

B. Hàn Quốc.

C. Thái Lan.                                                 

D. Ấn Độ.

Câu 3. Dòng sông nào đã ghi dấu ấn lịch sử trong các cuộc kháng chiến chống Nam Hán, chống Tống và chống Mông – Nguyên trong lịch sử dân tộc Việt Nam?

A. Sông Lục Nam.                                                 

B. Sông Cửu Long.

C. Sông Bạch Đằng.                                               

D. Sông Vàm Cỏ.

Câu 4. Các cuộc khởi nghĩa trong thời kỳ Bắc thuộc của nhân dân Việt Nam diễn ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào?

A. Đất nước có độc lập, chủ quyền.                                   

B. Đất nước mất độc lập, tự chủ.

B. Đất nước thống nhất, chủ quyền.                                  

D. Nhân dân Việt Nam đã bị đồng hóa.

Câu 5. Đầu năm 1945, vấn đề cấp bách đặt ra cho các nước Đồng minh chống phát xít là gì?

A. Phân chia lại thuộc địa của các nước.

B. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

C. Thiết lập trật tự thế giới mới hai cực.

D. Phục hồi và phát triển kinh tế thế giới.

Câu 6. Mục tiêu quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là gì?

A. Cân bằng quyền lực các nước.

B. Xoá bỏ chế độ thực dân kiểu cũ.

C. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

D. Thực hiện quyền tự do hàng hải.

Câu 7. Vì sao từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1945 thì Mỹ và Liên Xô chuyển sang đối đầu gay gắt?

A. Khác nhau về mục tiêu và đường lối chiến lược.

B. Do những mâu thuẫn trong hội nghị I-an-ta (1945).

C. Mâu thuẫn gay gắt về vấn đề thị trường, thuộc địa.

D. Sự cạnh tranh gay gắt về ngành công nghiệp vũ trụ.

Câu 8. “Nỗ lực phát triển khu vực Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, tự do, thịnh vượng và thống nhất tất cả các nước thành viên” là mục đích của tổ chức nào sau đây?

A. Hiệp hội Đông Nam Á (ASA).                                  

B. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).         

D. Tổ chức Liên hợp quốc (UN).

Câu 9. Đâu là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN?

A. Các nước Đông Nam Á giành độc lập dân tộc.

B. Xu thế liên kết khu vực ngày càng phát triển.

C. Một số tổ chức khu vực đã ra đời ở Đông Nam Á.

D. Nhu cầu mở rộng và tầm ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á.

Câu 10. Vì sao các nước sáng lập ASEAN có thể thống nhất, gác lại những xung đột và bất đồng để thành lập một tổ chức chung?

A. Nhu cầu hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển.

B. Có tham vọng vươn lên làm bá chủ khu vực.

C. Đều bị tổn thất nặng nề bởi chế độ thực dân nên muốn liên kết với nhau cùng phát triển.

D. Tận dụng tốt xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa.

Câu 11. Giai đoạn khởi nghĩa từng phần từ 3 đến 8 năm 1945 của cách mạng nước ta còn được gọi là

A. phong trào chống Nhật cứu nước.              

B. cao trào kháng Pháp và Nhật.

C. cao trào kháng Nhật cứu nước.                  

D. cao trào đánh đuổi phát xít Nhật.

Câu 12. Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của Đảng cộng sản Đông Dương là

A. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.

B. Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.

C. Trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.

D. Toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.

Câu 13. Chiến thắng Phước Long là cơ sở quan trọng để ta khẳng định điều gì?

A. Thế và lực của quân đội Sài Gòn vẫn còn mạnh.

B. Khả năng quay lại của quân đội Mĩ còn khá cao.

C. Có thể nhanh chóng tiến hành giải phóng hoàn toàn miền Nam.

D. Giải phóng hoàn toàn miền Nam trước mùa mưa năm 1975.

Câu 14. Nhân tố đầu tiên nào đã góp phần tạo động lực đưa tới thắng lợi của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ Quốc và để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay?

A. Khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước của mỗi người dân Việt Nam.

B. Sự giúp đỡ từ bên ngoài là điều kiện tiên quyết để đấu tranh giành độc lập.

C. Tiến hành đồng thời cách mạng giải phóng dân tộc và thổ địa cách mạng.

D. Giải quyết hòa bình về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.

Câu 15. Nội dung trọng tâm của đường lối đổi mới ở Việt Nam (từ tháng 12 - 1986) phù hợp với xu thế phát triển của thế giới là 

A. mở rộng hợp tác, đối thoại, thỏa hiệp.                 

B. thiết lập quan hệ đồng minh với các nước lớn.

C. lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.                  

D. tham gia mọi tổ chức khu vực và quốc tế.

Câu 16. Một trong những trọng tâm cơ bản của đổi mới về kinh tế là 

A. tư duy mở cửa, phát triển kinh tế đối ngoại.

B. tư duy đóng cửa với thế giới tư bản chủ nghĩa.

C. tư duy chỉ quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa.

D. tư duy quản lí tập trung, quan liêu, kế hoạch.

Câu 17. Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

A. Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật.

B. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.

C. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm.

D. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.

Câu 18. ............................................

............................................

............................................

Câu 24. Với những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nhân loại, nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành?

A. xây dựng nhà lưu niệm mang tên Hồ Chí Minh.

B. kêu gọi nhân dân đấu tranh theo Hồ Chí Minh.

C. truyền bá lý luận giải phóng dân tộc của Người.

D. môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh là môn bắt buộc.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

“Trật tự thế giới mới này được hình thành như thế nào, còn tùy thuộc ở nhiều nhân tố: Sự phát triển về thực lực kinh tế, chính trị, quân sự của các cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức trong cuộc chạy đua về sức mạnh quốc gia tổng hợp... Sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng thế giới (sự thành bại của công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa,...); Sự phát triển của cách mạng khoa học – kĩ thuật sẽ còn tiếp tục tạo ra những “đột phá” và biến chuyển trên cục diện thế giới”. 

(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021, tr.424)

a. Đoạn tư liệu là minh chứng cho xu thế đa cực, nhiều trung tâm trong quan hệ quốc tế trong thời gian diễn ra cuộc Chiến tranh lạnh. 

b. Trong quan hệ quốc tế, khái niệm đa cực chỉ trạng thái địa – chính trị toàn cầu với ba trung tâm quyền lực chi phối là Mỹ, Liên bang Nga và Trung Quốc. 

c. Khái niệm đa cực được dùng chủ yếu để chỉ trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh.

d. Để có thể trở thành một cực trong xu thế đa cực, nhiều trung tâm, các nước phải có chiến lược xây dựng sức mạnh tổng hợp, trong đó sức mạnh kinh tế là trụ cột.

Câu 2.  Đọc đoạn tư liệu sau đây

“Sự đầu hàng của Chính phủ Nhật đã đẩy quân Nhật đang chiếm đóng ở Đông Dương vào tình thể tuyệt vọng như rắn mất đầu, hoang mang dao động đến cực độ. Chính phủ Trần Trọng Kim rệu rã... Trước tình hình như vậy, Hồ Chí Minh mặc dù đang ốm nặng đã sáng suốt nhận thức rằng: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Như đã nói, đây không chỉ là sự nhận thức khách quan khoa học mà còn biểu hiện quyết tâm đấu tranh giành chính quyền khi thời cơ đã có. Sự kết hợp giữa tình hình khách quan và nhận thức chủ quan một cách chính xác là một trong những điều kiện đưa cách mạng đến thắng lợi”. 

(Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Cách mạng tháng Tám năm 1945 – Toàn cảnh, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2015, tr.48)

a. Phát xít Đức đầu hàng đã tạo ra thời cơ thuận lợi “ngàn năm có một” cho cách mạng Việt Nam. 

b. Sự thống nhất trong hành động và quyết tâm giành chính quyền của nhân dân Việt Nam là một trong những yếu tố làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. 

c. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có sự kết hợp giữa yếu tố khách quan thuận lợi với yếu tố chủ quan (đóng vai trò quyết định) là một nhận thức khoa học. 

d. Nhận thức rõ yếu tố thời cơ đan xen lẫn yếu tố nguy cơ, Đảng và Hồ Chí Minh đã hành động kịp thời và kiên quyết phát động toàn quốc đứng lên giành chính quyền. 

Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

“Tháng 6-1991, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội... Phát triển các quan điểm đổi mới của Đại hội VI, Đại hội VII chủ trương tiếp tục công cuộc Đổi mới nói chung và cải cách kinh tế nói riêng. Về kinh tế, Đại hội đã có kết luận quan trọng khi cho rằng sản xuất hàng hoá không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà là thành tựu của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó, Đại hội xác định xây dựng cơ chế vận hành nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa “cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước” bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác. Với định hướng đó, quyền tự chủ của các đơn vị kinh tế được chú trọng hơn, cùng với sự đổi mới phương thức quản lí của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế”.

(Lê Mậu Hãn (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập IV, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2013, tr.511) 

a. Sản xuất hàng hoá là sản phẩm của CNTB, cần xoá bỏ trên con đường tiến lên CNXH. 

b. ĐCS Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường tự vận hành để tháo gỡ mọi khó khăn trong phát triển. 

c. Nhận thức về kinh tế thị trường và các phương thức quản lí nó là một đổi mới bước ngoặt về tư duy của Đảng. 

d. Cương lĩnh năm 1991 góp phần quan trọng vào hoạch định đường lối đổi mới và làm rõ nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. 

Câu 4. ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay