Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 47
Bộ đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm học 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử
ĐỀ SỐ | ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN THI: LỊCH SỬ Thờigian: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
PHẦN I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Nhiệm vụ hàng đầu của Chính quyền Xô viết Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) là:
A. đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng nhà nước mới của những người lao động.
B. huy động tối đa nhân tài, vật lực để phục vụ cho cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
C. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và bảo vệ Tổ quốc.
D. ban hành Hiến pháp mới và chiến đấu chống “thù trong giặc ngoài”.
Câu 2. Từ những năm 1944 - 1945, các nước Đông Âu nổi dậy giành chính quyền, thành lập nhà nước dân chủ nhân dân trong điều kiện nào?
A. Phát xít Đức tấn công các nước ở Bắc Âu và Tây Âu.
B. Sự viện trợ về của các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Hồng quân Liên Xô trong việc tiêu diệt phát xít ở châu Âu.
D. Phe Đồng minh rút khỏi mặt trận Đông Âu.
Câu 3. Việt Nam thuộc khu vực nào sau đây ở Châu Á?
A. Khu vực Đông Nam Á.
B. Khu vực Tây Nam Á.
C. Khu vực Đông Bắc Á.
D. Khu vực trung tâm Châu Á.
Câu 4: Việt Nam là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và khu vực nào sau đây?
A. Đông Nam Á hải đảo.
B. Trung Đông.
C. Tây Âu.
D. Đông Bắc Á.
Câu 5: Tại hội nghị Tê – hê – ran (1943), nguyên thủ quốc gia nào sau đây khẳng định quyết tâm thành lập tổ chức Liên hợp quốc?
A. Mỹ
B. Nhật Bản
C. Đức
D. Trung Quốc
Câu 6: Theo quyết định của hội nghị Ianta (tháng 2-1945), Mĩ không được phân chia phạm vi ảnh hưởng ở địa bàn nào sau đây?
A. Tây Âu.
B. Nhật Bản.
C. Tây Đức.
D. Bắc Triều Tiên.
Câu 7: Sự phát triển nhanh chóng của nền thương mại thế giới với vai trò ngày càng lớn của các công ty xuyên quốc gia là biểu hiện của xu thế nào sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt?
A. Xu thế đối thoại, hòa hoãn giữa các nước lớn.
B. Xu thế lấy phát triển chính trị làm trung tâm.
C. Xu thế nhiều trung tâm trong quan hệ quốc tế.
D. Xu thế toàn cầu hóa ngày càng gia tăng mạnh mẽ.
Câu 8: Tổ chức ASEAN được thành lập tại quốc gia nào sau đây?
A. Thái Lan
B. Việt Nam
C. Xin-ga-po
D. Cam-pu-chia
Câu 9: Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong bối cảnh
A. mâu thuẫn giữa một số nước trong khu vực Đông Nam Á đã được giải quyết.
B. một số tổ chức liên kết khu vực ở Đông Nam Á đã được hình thành trước đó.
C. xu thế liên kết khu vực và xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra với quy mô lớn.
D. hầu hết các nước Đông Nam Á đều hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.
Câu 10: Mục tiêu “xây dựng một cộng đồng thịnh vượng và hòa bình ở Đông Nam Á” được đề ra năm 1967 trong văn kiện nào sau đây của tổ chức ASEAN?
A. Hiệp ước Ba-li.
B. Tuyên bố Băng Cốc.
C. Hiến chương ASEAN.
D. Tầm nhìn ASEAN 2020.
Câu 11: Đối với cách mạng Việt Nam, việc phát xít Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện (8-1945) đã
A. mở ra thời kì trực tiếp vận động giải phóng dân tộc.
B. tạo điều kiện thuận lợi cho khởi nghĩa từng phần.
C. tạo cơ hội cho quân Đồng minh hỗ trợ nhân dân khởi nghĩa.
D. tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho tổng khởi nghĩa.
Câu 12: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam bùng nổ (1945) trong bối cảnh quốc tế nào sau đây?
A. Nhân dân Việt Nam đã trở thành người làm chủ đất nước
B. Lực lượng vũ trang ba thứ quân có sự phát triển vượt bậc
C. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phát triển.
Câu 13: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam diễn ra trong bối cảnh quốc tế nào sau đây?
A. Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ khác nhau.
B. Chiến tranh lạnh và cục diện đối đầu Đông - Tây đang bao trùm thế giới.
C. Liên Xô và Trung Quốc ủng hộ Việt Nam ngay từ đầu cuộc kháng chiến.
D. Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.
Câu 14: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc nước ta trong những năm 1975-1979?
A. Là những cuộc chiến tranh chính nghĩa, diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu.
B. Là hành động tự vệ chính đáng được sự hậu thuẫn của mọi nước xã hội chủ nghĩa.
C. Là biện pháp lựa chọn duy nhất khi chủ quyền của dân tộc bị đe dọa nghiêm trọng.
D. Là phản ứng tất yếu của Việt Nam sau khi các biện pháp đàm phán ngoại giao thất bại
Câu 15: Từ năm 1986 đến nay, nhân dân Việt Nam thực hiện một trong những nhiệm vụ nào sau đây?
A. Kháng chiến chống Mỹ
B. Kháng chiến chống Pháp
C. Giành độc lập dân tộc
D. Đổi mới toàn diện đất nước
Câu 16. Một trong những nội dung thể hiện việc đổi mới tư duy chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 đến nay là gì?
A. Nhận thức rõ ràng hơn về tình hình thế giới.
B. Kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
C. Lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam.
D. Xác định việc đổi mới kinh tế làm trọng tâm.
Câu 17. Một trong những tác động tích cực mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đem đến cho Việt Nam là
A. nhận chuyển giao công nghệ miễn phí.
B. được miễn thuế khi bán hàng nông sản.
C. dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn đầu tư.
D. tiếp cận nguồn lao động giá rẻ châu Phi,
Câu 18. ............................................
............................................
............................................
Câu 24. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” có tác dụng như thế nào đến đời sống chính trị - xã hội Việt Nam?
A. Lan tỏa và mang lại những giá trị tích cực.
B. Giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp trong nhân dân.
C. Thay đổi cơ cấu dân cư theo vùng kinh tế.
D. Ốn định cuộc sống cho nhân dân vùng cao.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Liên hợp quốc - tiếng Anh là United Nations (UN), trụ sở chính đặt tại Niu Oóc. Cờ của Liên hơp quốc được thông qua ngày 7 – 12 – 1946, có biểu tượng màu trắng trên nền màu xanh. Màu xanh tượng trưng cho tinh thần hướng đến một thế giới yên bình. Biểu tượng được thiết kế trên lá cờ là một bản đồ thế giới, lấy điểm bắt đầu ở Bắc Cực kéo dài đến 60 độ vĩ nam và bao gồm năm vòng tròn đồng tâm, được bao quanh bởi hai nhánh ô liu biểu tượng của hòa bình.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ chân trời sáng tạo, tr. 7)
a) UN là tên viết tắt bằng tiếng Anh của tổ chức Liên hợp quốc, có trụ sở đặt tại nước Mĩ.
b) Lá cờ Liên hợp quốc được ra đời đồng thời với sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc.
c) Biểu tượng được thiết kế trên lá cờ của Liên hợp quốc thể hiện rõ mục tiêu quan trọng hàng đầu của tổ chức này.
d) Sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc phản ánh quy luật phát triển khách quan của thế giới sau mỗi biến động lịch sử.
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tôn chỉ và mục đích của ASEAN:
1. Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng;
2. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc;
3. Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm ở các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học – kĩ thuật và hành chính,…
(Theo Tuyên bố ASEAN, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.15- 16).
a) Tôn chỉ và mục đích thành lập của tổ chức ASEAN được thể hiện rõ trong Tuyên bố ASEAN
b) Một trong những mục đích của tổ chức ASEAN là hợp tác, giúp đỡ giữa các nước thành viên nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa.
c) ASEAN chủ trương liên kết, hợp tác giữa các nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau và tiến tới nhất thể hóa tất cả các nước thành viên
d) Mục tiêu thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực của tổ chức ASEAN không chỉ đáp ứng đúng nhu cầu, nguyện vọng của các nước thành viên mà còn là điều kiện tiên quyết cho sự hợp tác và phát triển.
Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, 2000, tr.80).
a) Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những nội dung cơ bản của đường lối Đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế.
b) Việt Nam chuyển sang thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sau khi đã đạt được những thành tựu nhất định trong công cuộc Đổi mới đất nước.
c) Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng là phát triển kinh tế.
d) Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với việc phát triển nền kinh tế tri thức.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................