Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 48
Bộ đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm học 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử
ĐỀ SỐ | ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN THI: LỊCH SỬ Thờigian: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
PHẦN I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Chủ trương của Lê-nin trong việc thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết là
A. xây dựng cộng đồng anh em giữa các dân tộc.
B. cùng đoàn kết để chống thù trong, giặc ngoài.
C. cưỡng bức các dân tộc gia nhập vào Liên bang.
D. bình đẳng về quyền lợi tôn giáo của các dân tộc.
Câu 2. Chủ nghĩa xã hội mở rộng không gian địa lí sang khu vực Mỹ La-tinh đánh dấu bằng sự ra đời của nước cộng hòa
A. Cuba.
B. Braxin.
C. Áchentina.
D. Mêhicô.
Câu 3. Trận Ngọc Hồi - Đống Đa (1789) là trận đánh tiêu biểu của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
A. Minh.
B. Thanh.
C. Nguyên.
D. Xiêm.
Câu 4. Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), quân và dân nhà Lý đã sử dụng nghệ thuật quân sự nào sau đây?
A. Đánh nhanh, thắng nhanh.
B. Tiên phát chế nhân.
C. Vây thành, diệt viện.
D. Vườn không nhà trống.
Câu 5. Hội đồng Bảo an là một trong sáu cơ quan chính của tổ chức nào sau đây?
A. Hội đồng tương trợ kinh tế.
B. Tổ chức thống nhất châu Phi.
C. Liên hợp quốc.
D. Liên minh châu Âu.
Câu 6. Từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1991), thế giới phát triển theo một trong những xu thế nào sau đây?
A. Đa cực, nhiều trung tâm.
B. Lấy chính trị làm nền tảng.
C. Thoả hiệp để ổn định toàn cầu.
D. Hạn chế phổ biến vũ khí hạt nhân.
Câu 7. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực I-an-ta?
A. Liên Xô và Mỹ bị suy giảm thế mạnh về nhiều mặt.
B. Sự vươn lên nhanh chóng của các nước trên thế giới.
C. Sự thay đổi to lớn trong cán cân kinh tế thế giới.
D. Trật tự thế giới đa cực đã hình thành và mở rộng.
Câu 8. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm 1967 trong bối cảnh
A. nhiều nước ở Đông Nam Á đã giành được độc lập.
B. Việt Nam đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ.
C. Xô - Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
D. trật tự thế giới hai cực I-an-ta hoàn toàn sụp đổ.
Câu 9. Một trong những nước tham gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là
A. Nhật Bản.
B. Ấn Độ.
C. Iran.
D. Thái Lan.
Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải là một trong những thách thức của Cộng đồng ASEAN?
A. Sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước.
B. Tình hình Biển Đông đang trở nên phức tạp hơn.
C. Có sự đa dạng về chế độ chính trị giữa các nước.
D. Chưa có vị thế trong khu vực và trên trường quốc tế.
Câu 11. Trong khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8-1945), nhân dân Việt Nam đã thực hiện phong trào nào sau đây?
A. Phá kho thóc, giải quyết nạn đói.
B. Chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa.
C. Chống độc quyền cảng Sài Gòn.
D. Chống độc quyền xuất cảng lúa gạo.
Câu 12. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công đã
A. làm thất bại học thuyết Kennơđi.
B. làm thất bại học thuyết Níchxơn.
C. làm thất bại học thuyết Aixenhao.
D. mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc.
Câu 13. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (ngày 19-12-1946) là do
A. Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ của Liên Xô và một số nước khác.
B. quá trình chuẩn bị lực lượng của Việt Nam cho cuộc kháng chiến đã hoàn tất.
C. Pháp ráo riết chuẩn bị lực lượng quân sự để tiến hành xâm lược Việt Nam.
D. Việt Nam không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hòa bình với Pháp được nữa.
Câu 14. Một trong những điểm giống nhau giữa cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) và Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là đều
A. có lực lượng vũ trang cách mạng gồm ba thứ quân.
B. từ chiến tranh du kích tiến lên chiến tranh chính quy.
C. từ khởi nghĩa phát triển thành chiến tranh cách mạng.
D. sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân.
Câu 15. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1996) đã xác định Việt Nam chuyển sang thời kì mới: đẩy mạnh
A. công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
B. xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung.
C. thực hiện Ba chương trình kinh tế lớn.
D. đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp nặng.
Câu 16. Một trong những kết quả của công cuộc đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) trên lĩnh vực chính trị, an ninh - quốc phòng là
A. bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền.
B. trở thành cường quốc quân sự.
C. đẩy mạnh quá trình hợp tác quốc tế.
D. ngân sách quốc phòng tăng lên.
Câu 17. Nội dung nào sau đây là yếu tố quyết định Việt Nam phải tiến hành công cuộc đổi mới đất nước (từ năm 1986)?
A. Các nước công nghiệp mới đạt nhiều thành tựu sau cải cách.
B. Xu thế quốc tế hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên thế giới.
C. Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ở Việt Nam diễn ra trầm trọng.
D. Liên Xô và các nước Đông Âu tiến hành công cuộc cải tổ, cải cách.
Câu 18. ............................................
............................................
............................................
Câu 24. Việc đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” có tác dụng như thế nào đến đời sống chính trị - xã hội Việt Nam?
A. Lan tỏa và mang lại những giá trị tích cực.
B. Giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp trong nhân dân.
C. Thay đổi cơ cấu dân cư theo vùng kinh tế.
D. Ổn định cuộc sống cho nhân dân vùng cao.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Tình hình thế giới, khu vực đang chuyển động nhanh chóng, phức tạp, ẩn chứa nhiều rủi ro, bất định. Mặc dù xu thế hòa bình, hợp tác, liên kết và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo, nhưng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn hết sức phức tạp, gay gắt, thể hiện rõ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và ở phạm vi hẹp hơn là Đông Nam Á - nơi ngã tư đường giao thoa và hội tụ nhiều lợi ích, mối quan tâm đa dạng của các nước. Các thách thức an ninh truyền thống, “điểm nóng” đều tăng nhiệt trở lại khiến nguy cơ xung đột nổi lên rõ hơn. Tình hình Biển Đông, Mi-an-ma, bán đảo Triều Tiên diễn biến phức tạp. Các vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống, như an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh tài chính, an ninh mạng, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh,... ngày càng diễn biến nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai phát triển bền vững của nhân loại. Sau gần 60 năm hình thành và phát triển, mặc dù được đánh giá cao vì những thành tựu đã đạt được, song ASEAN cũng đang gặp không ít thách thức”.
(Vũ Hồ, Dấu ấn Việt Nam trong ASEAN: Đồng hành, lớn mạnh cùng năm tháng,
Tạp chí cộng sản, ngày 23-10-2023)
a) Xu thế chính của thế giới hiện nay là hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Tất cả các quốc gia đều lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
b) Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vào quá trình hình thành tổ chức ASEAN.
c) Tình hình thế giới và khu vực đang có những chuyển biến nhanh chóng, chứa đựng nhiều rủi ro nhưng cũng mang lại nhiều thời cơ cho các nước.
d) Trong quá trình phát triển, cần làm sâu sắc ý thức cộng đồng và bản sắc ASEAN, tạo dựng các giá trị chung của ASEAN và phổ biến rộng rãi trong người dân nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN thống nhất trong đa dạng.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau:
“Đảng Lao động Việt Nam phải là một Đảng to lớn, mạnh mẽ, chắc chắn, trong sạch, cách mạng triệt để,… Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”.
(Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 6, NXB Chính trị quốc gia, H., 1995, tr. 175)
a) Đảng chính thức được mang tên là Đảng Lao động Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (1951).
b) Đảng Lao động Việt Nam đại diện cho quyền lợi của nhân dân lao động Việt Nam.
c) Nguyên nhân chủ yếu để Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập ở mỗi nước một Đảng Mác – Lênin riêng là xuất phát từ sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản.
d) Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam là phù hợp với thực tiễn và có ý nghĩa quyết định đưa kháng chiến tiến lên giành thắng lợi.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau:
“Trong các phiên họp chung công khai cũng như trong các cuộc tiếp xúc riêng, phía Việt Nam không bỏ qua bất cứ vấn đề quan trọng nào có liên quan đến cuộc chiến tranh ở Đông Dương, nhưng tập trung mũi nhọn đấu tranh vào hai vấn đề mấu chốt nhất là đòi rút hết quân viễn chinh của Mĩ và quân của 5 nước thân Mĩ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương khỏi miền Nam, đòi họ tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam. Còn phía Mĩ, trươc sau nêu quan điểm “có đi, có lại”, đòi hai bên (cả quân đội miền Bắc có mặt ở miền Nam) “cùng rút quân”. Họ đã đặt ngang hàng kẻ đi xâm lược và người chống xâm lược”.
(Lê Mậu Hãn (Chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập 3,
NXB Giáo dục, 2005, tr. 247)
a) Ngày 27-1-1973, Hiệp định Pari được kí kết với điều khoản quan trọng: Mỹ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
b) Cuộc đàm phán tại Pari kéo dài chủ yếu do ta chưa đạt được những thắng lợi to lớn trên chiến trường.
c) Hiệp định Pari là kết quả của quá trình đấu tranh gay go, quyết liệt và phức tạp trên cả ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao, đỉnh cao của nghệ thuật kết hợp “vừa đánh vừa đàm”.
d) Thắng lợi trên bàn đàm phán phụ thuộc vào thế và lực trên chiến trường, đồng thời không có tác động ngược trở lại thắng lợi trên chiến trường.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................