Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 49
Bộ đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm học 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử
ĐỀ SỐ | ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN THI: LỊCH SỬ Thờigian: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
PHẦN I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Đặc điểm nổi bật của tình hình nước Nga sau cách mạng tháng Hai năm 1917 là
A. hai chính quyền song song tồn tại.
B. Nhân dân lên nắm chính quyền.
C. ba chính quyền tồn tại đồng thời.
D. giai cấp tư sản nắm chính quyền.
Câu 2. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã
A. lật đổ được Chính phủ tư sản lâm thời.
B. lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế.
C. đưa nước Nga ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới.
D. giải phóng các dân tộc khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa.
Câu 3. Một trong những nghệ thuật quân sự tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077) là
A. vườn không nhà trống
B. Chớp thời cơ
C. Đóng cọc trên sông, lợi dụng thủy triều
D. Tiên phát chế nhân
Câu 4. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược thế kỉ XVIII gắn liền với sự lãnh đạo của vương triều nào?
A. Nhà Tiền Lê.
B. Nhà Lý.
C. Nhà Tây Sơn.
D. Nhà Hồ.
Câu 5. Ngày 1 – 1 – 1942, đại diện 26 nước Đồng minh chống phát xít họp tại Oa – sinh – tơn (Mỹ) đã kí kết văn kiện nào sau đây?
A. Hiến chương Liên hợp quốc
B. Chương trình nghị sự 2030
C. Tuyên bố Liên hợp quốc
D. Tuyên ngôn nhân quyền
Câu 6. Theo quy định của Hội nghị Ianta, các vùng của châu Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của phương Tây là
A. Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á.
B. Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Tây
C. Đông Bắc Á, Tây Á, Nam Á.
D. Tây Á, Đông Nam Á, Nam Á.
Câu 7. Sự kiện lịch sử nào sau đây diễn ra sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt?
A. Tổ chức Hiêp ước Bắc Đại Tây Dương được thành lập.
B. Trung Quốc vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới
C. Các thế lực phát xít lên cầm quyền ở một số nước châu Âu.
D. Liên Xô và Mĩ thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược.
Câu 8. Yếu tố nào sau đây tác động đến sự ra đời của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ
B. Sự phát triển của xu thế liên kết khu vực.
C. Khủng hoảng năng lượng thế giới
D. Sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa.
Câu 9. Năm 1961, ở khu vực Đông Nam Á, tổ chức nào sau đây được thành lập?
A. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va
B. Hiệp hội Đông Nam Á
C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
D. Cộng đồng kinh tế châu Âu
Câu 10. Văn bản đầu tiên đề xuất ý tưởng xây dựng một Cộng đồng ASEAN là
A. Tuyên bố Ba-li II
B. Tuyên bố Cua-la Lăm-pua
C. Tầm nhìn ASEAN 2020.
D. Hiến chương ASEAN.
Câu 11. Bốn tỉnh giành được chính quyền sớm nhất cả nước trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
B. Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
C. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
D. Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Nam.
Câu 12. Sự kiện nào sau đây đánh dấu chế độ phong kiến ở Việt Nam sụp đổ hoàn toàn?
A. Thắng lợi trong giành chính quyền ở Hà Nội.
B. Thắng lợi trong giành chính quyền ở Huế.
C. Tất cả các địa phương được giải phóng.
D. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị ở Huế.
Câu 13. Tính chất dân chủ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam (1945 – 1954) thể hiện qua hoạt động nào sau đây?
A. Vừa kháng chiến vừa gây dựng nền móng cho chế độ mới.
B. Hoàn thành khẩu hiệu “Người cày có ruộng” ngay trong kháng chiến.
C. Xoá bỏ hoàn toàn giai cấp bóc lột ở các vùng do cách mạng kiểm soát.
D. Tiến hành cải cách ruộng đất trong suốt cuộc kháng chiến.
Câu 14. Một trong những điểm tương đồng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945 – 1975) là
A. dùng sức mạnh của nhiều nhân tố để thắng sức mạnh về kinh tế, quân sự.
B. đều là những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
C. diễn ra trong bối cảnh cục diện hai cực hai phe bao trùm thế giới.
D. bùng nổ khi có những thời cơ chủ quan và khách quan rất thuận lợi.
Câu 15. Năm 2000, Việt Nam đã đạt được thành tựu tiêu biểu nào trong lĩnh vực văn hóa?
A. Trở thành nền kinh tế thứ tư trong tổ chức ASEAN.
B. Là quốc gia đầu tiên ở châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiều.
C. Đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
D. Hoàn thành xóa mù chữ, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học.
Câu 16. Nội dung nào sau đây phản ánh yếu tố chủ quan quyết định Việt Nam phải tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước (từ năm 1986)?
A. Liên Xô và các nước Đông Âu đạt nhiều thành tựu sau cải tổ.
B. Xu thế quốc tế hoá đã xuất hiện và ngày càng diễn ra mạnh mẽ.
C. Cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội ở Việt Nam trở nên trầm trọng.
D. Do sự đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.
Câu 17. Bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới là đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp, được thể hiện ở việc
A. Thực hiện nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
B. Khơi nguồn sáng tạo, chủ động và phát huy các nguồn lực của nhân dân.
C. Luôn tôn trọng quy luật khách quan, đổi mới từ tư duy, nhận thức đến thực tiễn.
D. Kết hợp nội lực, ngoại lực tạo sức mạnh tổng hợp để phát triển nhanh và bền vững.
Câu 18. ............................................
............................................
............................................
Câu 24. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh có vai trò nổi bật nào sau đây?
A. Hoạch định đường lối xây dựng và bảo vệ chế độ mới.
B. Đề ra kế hoạch Tổng tiến công và nổi dậy ở Việt Bắc.
C. Chủ trì Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng.
D. Trực tiếp chỉ đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Cộng đồng ASEAN sẽ được thành lập gồm ba trụ cột là hợp tác chính trị và an ninh, hợp tác kinh tế và hợp tác văn hoá - xã hội, được gắn kết chặt chẽ và cùng tăng cường cho mục đích bảo đảm hoà bình, ổn định lâu dài và cùng thịnh vượng trong khu vực”.
(Trích: Tuyên bố Ba-li II, năm 2003)
a) Cộng đồng văn hóa- xã hội là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN.
b) Inđônêxia là quốc gia đã đưa ra sáng kiến thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
c) Cộng đồng ASEAN được thành lập 10 năm sau khi ASEAN chính thức thông qua Hiến chương.
d) Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là xây dựng một tổ chức hợp tác liên chính phủ có liên kết sâu rộng.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Bảo Đại đọc xong {Chiếu thoái vị} thì trên kì đài cờ vàng của nhà vua từ từ hạ xuống và lá cờ nền đỏ thắm tươi long lanh năm cánh sao vàng được kéo lên giữa những tiếng vỗ tay, những tiếng hô như sấm…Rồi ông Trần Huy Liệu đọc bản tuyên bố của Đoàn đại biểu Chính phủ, nêu rõ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là kết quả của mấy chục năm đấu tranh anh dũng, kiên cường của nhân dân cả nước, tuyên bố chấm dứt vĩnh viễn chế độ quân chủ…”
(Phạm Khắc Hòe, Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc, NXB Thuận Hóa,
Huế, 1987, tr86)
a) Sự kiện vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị đã đánh dấu chế độ phong kiến ở Việt Nam sụp đổ hoàn toàn.
b) Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là do vai trò quyết định của lực lượng vũ trang nhân dân.
c) Cách mạng tháng Tám thắng lợi đã mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
d) Cách mạng tháng Tám thành công đã lập ra nhà nước vì nhân dân, do nhân dân làm chủ.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Sau 35 năm đổi mới (1986 – 2021), “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay... Thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế, niềm tin của nhân dân ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.10)
a) Trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều biến động, từ năm 1986, Việt Nam tiến hành đổi mới toàn diện đất nước.
b) Những thành tựu của Việt Nam đạt được trong công cuộc Đổi mới chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam là đúng đắn.
c) Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là yếu tố quyết định để Việt Nam phải tiến hành đổi mới đất nước.
d) Những thắng lợi của công cuộc Đổi mới đã đưa Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng tham gia các tổ chức khu vực và toàn cầu.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................