Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Bình Phước
Đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm 2025 của Sở GĐ&ĐT Bình Phước sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH PHƯỚC
| KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 1 NĂM 2025 MÔN THI: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
PHẦN I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức quốc tế nào?
A. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
B. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
C. Tổ chức Liên hợp quốc (UN).
D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Câu 2: Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, các nước tập trung phát triển kinh tế nhằm
A. chuẩn bị cách mạng khoa học, kỹ thuật.
B. chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh.
C. tăng cường sức mạnh, tiềm lực quốc gia.
D. tạo bước đột phá về văn hóa, giáo dục.
Câu 3: Mặt trận nào sau đây đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa trong cách mạng tháng Tám
năm 1945?
A. Mặt trận Dân Chủ.
B. Mặt trận Việt Minh.
C. Mặt trận Tổ quốc.
D. Mặt trận Liên Việt.
Câu 4: Một trong những nội dung của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp trong những năm (1945-1954) của nhân dân Việt Nam là
A. vườn không nhà trống.
B. đoàn kết kháng chiến.
C. toàn dân kháng chiến.
D. đánh nhanh thắng nhanh.
Câu 5: Đầu thế kỷ XX, các hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu đều hướng tới mục tiêu
A. thiết lập chế độ quân chủ chuyên chế.
B. nhằm liên kết với cách mạng các nước.
C. cải cách kinh tế xã hội ở Việt Nam.
D. giành độc lập cho dân tộc Việt Nam.
Câu 6: Hội nghị quốc tế Xan Phran-xi-xcô (Mỹ) năm 1945 đã thông qua văn kiện nào?
A. Hiệp định đình chiến ở Đông Dương.
B. Hiệp định đình chiến ở Triều Tiên.
C. Hiến chương ASEAN được thông qua.
D. Hiến chương Liên hợp quốc.
Câu 7: Trong giai đoạn 1986 - 1995, một trong những nội dung chính của đường lối đổi mới về kinh tế ở Việt Nam là
A. đổi mới và phát huy yếu tố con người.
B. xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
C. mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước.
D. xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp.
Câu 8: Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc quyết định trở về Quảng Châu, Trung Quốc để thực
hiện công việc nào?
A. Chuẩn bị về tổ chức để thành lập chính đảng vô sản.
B. Gặp gỡ và hợp tác với quân Trung Hoa Dân quốc.
C. Trực tiếp chuẩn bị điều kiện tư tưởng và chính trị.
D. Phát triển lực lượng cách mạng ở vùng rừng núi.
Câu 9: Thắng lợi cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 của quân dân Việt
Nam đã
A. bước đầu làm phá sản Kế hoạch Na – va của quân Pháp.
B. tạo điều kiện cho cuộc đàm phán tại Hội nghị Pa-ri.
C. làm thất bại hoàn toàn kế hoạch Rơ-ve của quân Pháp.
D. giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của quân Pháp.
Câu 10: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta bị xói mòn là do một trong những nguyên nhân nào?
A. Hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ trên thế giới.
B. Sự tan rã hoàn toàn của phe tư bản chủ nghĩa.
C. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc.
D. Các thế lực phát xít lên cầm quyền ở châu Âu.
Câu 11: Nội dung nào dưới đây là một trong những mục tiêu tổng quát của Cộng đồng
ASEAN?
A. Giữ vai trò trung tâm, làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa ASEAN và đối tác.
B. Phát triển cơ cấu tổ chức, chú trọng hợp tác giữa các nước thành viên.
C. Xây dựng ASEAN thành một tổ chức hợp tác liên chính phủ liên kết sâu rộng.
D. Thúc đẩy tiến bộ xã hội, phát triển văn hóa các nước khu vực Đông Nam Á.
Câu 12: Con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và khác so với
con đường truyền thống của lớp người đi trước?
A. Gửi yêu sách đòi Pháp thừa nhận các quyền dân tộc của Việt Nam.
B. Nhờ các nước phương Tây đào tạo lực lượng để chuẩn bị chống Pháp.
C. Hướng về phương Tây, khảo sát thực tiễn, tìm hiểu cách mạng thế giới.
D. Tiếp thu nền văn minh phương Tây để giúp đất nước được phát triển.
Câu 13: Nhận định nào sau đây đúng khi đánh giá về triển vọng của Cộng đồng ASEAN?
A. Trở thành một trong những khu vực phát triển năng động, thịnh vượng mới.
B. Nguy cơ chia rẽ của cộng đồng ASEAN về các vấn đề khu vực và quốc tế.
C. Quá trình nhất thể hóa của Cộng đồng ASEAN diễn ra trong tương lai gần.
D. Sự đa dạng của các nước thành viên về các phương diện chính trị, tôn giáo.
Câu 14: Một trong những điểm chung của các trật tự thế giới được hình thành trong và sau
Chiến tranh lạnh là đều
A. thiết lập trên cơ sở thực lực của các nước trên thế giới.
B. dựa trên sự thỏa thuận giữa các nước có cùng chế độ chính trị.
C. phản ánh tương quan lực lượng giữa hai hệ thống chính trị đối lập.
D. bảo đảm quyền dân tộc cơ bản của các nước trên thế giới.
Câu 15: Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước(1954 –1975) của nhân dân Việt Nam khác nhau ở
A. lực lượng tham gia kháng chiến.
B. giải pháp kết thúc chiến tranh.
C. lãnh đạo cuộc kháng chiến.
D. kết cục của cuộc kháng chiến.
Câu 16: Sự kiện nào sau đây đánh dấu hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên bang
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới?
A. thắng lợi trong đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.
B. bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua.
C. khi hoàn thành quá trình khôi phục và phát triển kinh tế.
D. bản Hiệp ước Liên bang lần đầu tiên được thông qua.
Câu 17: Nội dung nào dưới đây là nghệ thuật quân sự truyền thống nổi bật của Việt Nam
trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm?
A. Tiến hành chiến tranh nhân dân.
B. Thực hiện chiến tranh thần tốc.
C. Tiến hành chiến tranh tổng lực.
D. Thực hiện chiến tranh bao vây.
Câu 18: ............................................
............................................
............................................
Câu 24: Bài học kinh nghiệm nào từ các hoạt động ngoại (1945 đến nay) còn nguyên giá trị
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay?
A. Hợp tác toàn diện về lĩnh vực khoa học kỹ thuật.
B. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.
C. Hợp tác, liên minh với các nước Xã hội chủ nghĩa .
D. Xây dựng quân đội chủ lực chính quy, hiện đại.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho những thông tin trong bảng sau đây:
Thời gian | Sự kiện |
Năm 1967 | Năm nước In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan, Phi-lip-pin thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) |
Năm 1984 | Bru-nây gia nhập ASEAN |
Năm 1995 | Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN |
Năm 1997 | Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN |
Năm 1999 | Cam-pu-chia là thành viên thứ 10 của ASEAN |
a) Bảng thông tin trên cho thấy quá trình phát triển thành viên của ASEAN diễn ra nhanh
chóng và rất thuận lợi.
b) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập là biểu hiện rõ nét của xu thế liên kết
khu vực.
c) Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995 chứng tỏ các thành viên đang cố gắng tạo sự thống
nhất về ý thức hệ tư tưởng.
d) sự phát triển của ASEAN gắn liền với sự thay đổi của quan hệ quốc tế và sự thống nhất
về văn hóa giữa các thành viên.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau;
“Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ biên giới quốc gia; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa;[...]. Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác; bảo vệ, phòng thủ vững chắc biên giới quốc gia; góp phần phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh đối ngoại ở khu vực biên giới và cả nước”.
(Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị (ngày 28-9-2018)
về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia)
a) Các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc thể hiện quyền tự vệ chính đáng của nhân dân Việt Nam.
b) Các cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông đã tiếp nối sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.
c) Thực hiện phát triển kinh tế biển toàn diện góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông.
d) Các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Theo nhận thức của chúng ta, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lí của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh...”.
(Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và NXB Chính
trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.25 – 26)
a) Đoạn tư liệu trên đề cập đến nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
b) Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa một trong những nội dung trong công cuộc đổi mới đất nước giai đoạn (1986 – 1995).
c) Hiện nay mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam không còn phù hợp với sự phát triển kinh tế quốc tế.
d) Tăng cường sự lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam là một trong những nhân tố đảm bảo sự thành công của công cuộc đổi mới ở nước ta.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................