Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Hải Dương
Đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm 2025 của Sở GĐ&ĐT Hải Dương sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử
SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG ĐỀ THI CHÍNH THỨC
| ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 2 NĂM 2024 - 2025 MÔN THI: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
PHẦN I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978) đạt được thành tựu nào sau đây trên lĩnh vực khoa học - kĩ thuật?
A. Phóng thành công tàu “Thần Châu 5” vào vũ trụ.
B. Hạ cánh thành công tàu “A-pô-lô 11” lên Mặt Trăng.
C. Phóng tàu “Phương Đông 1” bay vòng quanh Trái Đất.
D. Phóng vệ tinh nhân tạo “Spút-ních 1” lên quỹ đạo Trái Đất.
Câu 2. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, việc nhiều nước châu Á lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đánh dấu
A. chủ nghĩa xã hội được mở rộng, tăng cường sức mạnh trên phạm vi toàn cầu.
B. cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở các nước châu Á đã hoàn thành.
C. chủ nghĩa tư bản đã hoàn toàn thất thế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
D. chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta?
A. Ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo.
B. Sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản, Tây Âu.
C. Thắng lợi to lớn của phong trào giải phóng dân tộc.
D. Sự suy giảm thế mạnh của hai nước Liên Xô và Mỹ.
Câu 4. Khởi nghĩa Phùng Hưng (cuối thế kỉ VIII) nổ ra nhằm chống lại ách thống trị của triều đại phong kiến phương Bắc nào sau đây?
A. Nhà Đường.
B. Nhà Tuỳ.
C. Nhà Tống.
D. Nhà Lương.
Câu 5. Nội dung nào sau đây không đúng về tính chất của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam Việt Nam (1975 - 1979)?
A. Bảo vệ Tổ quốc và không thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
B. Là cuộc chiến tranh yêu nước, mang tính nhân dân.
C. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và mang nghĩa vụ quốc tế.
D. Là cuộc chiến tranh mang tính chính danh, bắt buộc.
Câu 6. Thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) để lại bài học nào sau đây cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam hiện nay?
A. Dựa vào dân để xây dựng, phát triển lực lượng, tạo sức mạnh tổng hợp để chiến thắng kẻ thù.
B. Sử dụng thắng lợi ngoại giao làm “bàn đạp” để tiến tới chiến thắng quân sự, kết thúc chiến tranh.
C. Luôn chủ động giảng hòa để giành được lòng tin và sự bảo hộ về quân sự của các nước lớn trên thế giới.
D. Coi sức mạnh quân sự là yếu tố duy nhất đưa đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến giành độc lập.
Câu 7. Theo Hiến chương Liên hợp quốc (1945), một trong những mục tiêu của tổ chức này là
A. duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
B. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
C. bình đẳng chủ quyền giữa các nước.
D. ngăn chủ nghĩa cộng sản phát triển.
Câu 8. Trong xu thế đa cực, sự gia tăng vai trò của các trung tâm, các tổ chức quốc tế và khu vực phản ánh điều gì sau đây?
A. Tương quan so sánh lực lượng trong quan hệ quốc tế đã có sự thay đổi.
B. Trình độ phát triển của các nước đã cân bằng, không còn chênh lệch.
C. Tiềm ẩn những nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
D. Sự suy giảm vai trò của các nước tư bản trong nền chính trị thế giới.
Câu 9. Năm 1997, quốc gia nào sau đây trở thành thành viên của ASEAN?
A. Mi-an-ma.
B. Bru-nây.
C. Xin-ga-po.
D. Phi-líp-pin.
Câu 10. Một trong những nội dung hoạt động chính của tổ chức ASEAN trong giai đoạn 1999 - 2015 là
A. chuẩn bị cho sự ra đời của Cộng đồng ASEAN.
B. mở rộng bước đầu quan hệ hợp tác với bên ngoài.
C. phát triển bước đầu về nguyên tắc hoạt động.
D. phát triển Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột.
Câu 11. Việc tham gia vào Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN (ASCC) mang đến cơ hội nào cho Việt Nam?
A. Mở rộng giao lưu văn hoá với các nước trong khu vực.
B. Gia tăng số lượng tộc người, đa dạng văn hoá truyền thống.
C. Giúp đất nước thoát khỏi tình trạng bị bao vây, cấm vận.
D. Doanh nghiệp có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu.
Câu 12. Trong những năm 1961 - 1965, thắng lợi quân sự nào của nhân dân miền Nam Việt Nam đã mở ra khả năng đánh bại chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ?
A. Chiến thắng Ấp Bắc.
B. Chiến thắng Vạn Tường.
C. Chiến thắng Bình Giã.
D. Chiến thắng Núi Thành.
Câu 13. Ngày 6 - 6 - 1969, sự kiện nào sau đây đã diễn ra ở miền Nam Việt Nam?
A. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời.
B. Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam - Lào, Cam-pu-chia được triệu tập.
C. Mỹ tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
D. Mỹ bắt đầu đưa quân đội và quân đồng minh vào miền Nam tham chiến.
Câu 14. Từ ngày 14 đến ngày 15 - 8 - 1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) đã có quyết định nào sau đây?
A. Thông qua kế hoạch Tổng khởi nghĩa trên cả nước.
B. Thành lập Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam.
C. Thống nhất thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.
D. Ban bố Quân lệnh số 1, phát động Tổng khởi nghĩa.
Câu 15. Cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 của quân dân Việt Nam đã làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va, vì đã
A. buộc quân Pháp phải phân tán lực lượng ra nhiều vị trí khác nhau.
B. tiêu diệt được toàn bộ sinh lực quân Pháp ở chiến trường Bắc Bộ.
C. làm xoay chuyển hoàn toàn cục diện chiến trường Đông Nam Á.
D. buộc Mỹ ngừng viện trợ về kinh tế và quân sự cho thực dân Pháp.
Câu 16. Trong công cuộc Đổi mới (từ năm 1986), Việt Nam đã đạt được thành tựu nào sau đây trên lĩnh vực xã hội?
A. Công tác chăm sóc sức khỏe có tiến bộ.
B. Hoàn thành phổ cập giáo dục bậc đại học.
C. Giải quyết triệt để tình trạng thất nghiệp.
D. Cấp bảo hiểm y tế miễn phí cho toàn dân.
Câu 17. Trong đường lối Đổi mới (từ năm 1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm
A. khai thác tối đa nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác nhau.
B. hạn chế sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế thị trường.
C. từng bước xóa bỏ vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước.
D. mở đường cho chế độ đa nguyên, đa đảng hình thành ở Việt Nam.
Câu 18. ............................................
............................................
............................................
Câu 24. Đầu thế kỉ XX, tình trạng khủng hoảng, bế tắc về con đường cứu nước ở Việt Nam tác động như thế nào đến Nguyễn Tất Thành?
A. Thôi thúc Người ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
B. Làm cho Người ít tin tưởng vào tinh thần yêu nước của nhân dân.
C. Quyết định tới việc Người lựa chọn con đường cách mạng vô sản.
D. Trực tiếp thúc đẩy Người thành lập một chính đảng vô sản yêu nước.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1. “Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.”
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 49,
NXB Chính trị quốc gia, 2006, tr. 968)
Tư liệu 2. “Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nhằm tạo ra động lực thúc đẩy các đơn vị kinh tế và quần chúng lao động hăng hái phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thiết lập và hình thành đồng bộ cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.”
(Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, trích trong Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 47, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 902)
a) Trong đường lối Đổi mới kinh tế (từ năm 1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp.
b) Trong đường lối Đổi mới (từ năm 1986), việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế sẽ làm giảm năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
c) Một trong những nguyên tắc hàng đầu được thực hiện trong quá trình đổi mới ở Việt Nam là kiên định con đường xã hội chủ nghĩa.
d) Từ thực tiễn công cuộc Đổi mới (từ năm 1986), bài học có thể rút ra là Đổi mới phải có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Ở “Trật tự thế giới hai cực I-an-ta”, Liên Xô đã đạt được 3 mục tiêu cơ bản: bảo vệ vững chắc sự tồn tại và phát triển của đất nước Xô viết; thu hồi lại những đất đai của đế quốc Nga trước đây (kể từ chiến tranh Nga Nhật 1904 - 1905 đến chiến tranh chống ngoại xâm và nội phản 1918 - 1920); mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á, qua đó thiết lập một vành đai an toàn bao quanh phía tây, đông và nam Liên Xô. Còn Mỹ, đã khống chế được Tây Âu, Nhật Bản, chi phối cục diện thế giới. Mặt khác, sự thỏa thuận giữa ba cường quốc ở Hội nghị I-an-ta đã xâm phạm đến chủ quyền, lãnh thổ và lợi ích của nhân dân nhiều nước.”
(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục, 2006, tr. 234)
a) Trong trật tự thế giới hai cực I-an-ta, Nhật Bản và Tây Âu đặt dưới sự khống chế của Mỹ.
b) Sự tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta không phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.
c) Trong Trật tự thế giới hai cực I-an-ta, Liên Xô giành được nhiều quyền lợi, qua đó, mở rộng được hệ thống thuộc địa ở châu Âu và châu Á.
d) Trật tự hai cực I-an-ta đã tác động và làm biến đổi sâu sắc đến quan hệ quốc tế, để lại những di chứng ở thời điểm hiện tại.
Câu 3. Cho bảng dữ kiện về các hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954):
Thời gian | Sự kiện |
Tháng 9 - 1945 đến tháng 02 - 1946 | Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần gửi thông điệp, thư, điện và công hàm cho Liên hợp quốc, những người đứng đầu chính phủ các nước lớn. |
Ngày 6 - 3 - 1946 | Kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ. |
Ngày 14 - 9 - 1946 | Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước Việt - Pháp. |
Giai đoạn 1947 - 1949 | Mở cơ quan đại diện ngoại giao tại một số nước châu Á và lập các cơ quan thông tin ở một số nước trên thế giới. |
Từ năm 1950 | Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa. |
Năm 1951 | Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được thành lập. |
Năm 1954 | Cử phái đoàn ngoại giao tham dự hội nghị và kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương. |
a) Sự ra đời của Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào là một thành tựu về đối ngoại của Việt Nam sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi.
b) Từ năm 1950, việc thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa giúp cách mạng Việt Nam thoát khỏi tình thế bị cô lập.
c) Thời kì 1945 - 1954, những hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi.
d) Hoạt động đối ngoại thời kì 1945 - 1954 để lại cho công tác đối ngoại Việt Nam hiện nay bài học về hạn chế thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước không cùng thể chế chính trị.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................