Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Hải Dương (2)

Đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm 2025 của Sở GĐ&ĐT Hải Dương (2) sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG

ĐỀ THI CHÍNH THỨC


 

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 3

NĂM 2024 - 2025

MÔN THI: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời  từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1: Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á là một trong những thành viên sáng lập ASEAN năm 1967?

A. Mi-an-ma.                                  

B. Ma-lai-xi-a.

C. Bru-nây.      

D. Cam-pu-chia.

Câu 2: Những hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh (1911 - 1925) không có ý nghĩa nào sau đây?

A. Tạo ra sự kết nối giữa những người Việt Nam yêu nước hoạt động ở Pháp.

B. Góp phần nâng cao và khẳng định được tiếng nói của người Việt trên đất Pháp.

C. Thúc đẩy nhân dân Pháp ủng hộ vật chất cho Việt Nam tiến hành cách mạng.

D. Phơi bày được những chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp ở Đông Dương.

Câu 3: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của quân dân Việt Nam năm 1979? 

A. Khẳng định sức mạnh tình đoàn kết của ba nước Đông Dương.

B. Bảo vệ được vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước.

C. Chấm dứt tham vọng xâm lược Đông Nam Á của Trung Quốc.

D. Tạo bước đệm quan trọng để Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc.

Câu 4: Nhóm G20 ra đời năm 1999 với sự tham gia của 20 nước có nền kinh tế lớn là một trong những biểu hiện của

A. xu thế đơn cực.      

B. xu thế đa cực.

C. hợp tác quân sự.     

D. hợp tác văn hoá.

Câu 5: Trong đường lối Đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam (1986), nội dung nào sau đây quyết định sự thay đổi tính chất nền kinh tế? 

A. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

B. Khoán sản phẩm nông nghiệp đến từng hộ dân.

C. Khắc phục hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội.

D. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.

Câu 6: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam từ 1945 - 1954, thắng lợi nào đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp?

A. Chiến thắng Việt Bắc thu - đông.         

B. Chiến thắng Biên giới thu - đông.

C. Thắng lợi An Lão, Đồng Xoài.             

D. Thắng lợi đường 14 - Phước Long.

Câu 7: Trong thực tiễn, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam cho thấy hậu phương trong chiến tranh nhân dân 

A. không đóng vai trò đáng kể mà chỉ là thứ yếu đối với tiền tuyến.

B. luôn ở phía sau để cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến.

C. đối xứng với tiền tuyến, tiến hành chi viện cho tiền tuyến.

D. phân biệt rạch ròi với tiền tuyến bằng yếu tố không gian.

Câu 8: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), chủ nghĩa xã hội được mở rộng ở

A. một số nước Châu Á.       

B. khu vực Địa Trung Hải.

C. khu vực Bắc Phi.             

D. một số nước Mỹ La-tinh.

Câu 9: Mở rộng đầu tư nước ngoài và tăng trưởng xuất khẩu là thành tựu cơ bản của Việt Nam khi thực hiện công cuộc Đổi mới (từ năm 1986 đến nay) về lĩnh vực

A. công tác xoá đói giảm nghèo.     

B. hội nhập kinh tế quốc tế.

C. chính sách an sinh xã hội.          

D. cải cách hành chính đất nước.

Câu 10: Hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc (1923 - 1930) diễn ra chủ yếu ở những quốc gia nào?

A. Thuỵ Điển và Phần Lan.            

B. Khu vực Mĩ La-tinh.

C. Anh và An-giê-ri.            

D. Liên Xô và Trung Quốc.

Câu 11: Trong giai đoạn 1975 - 1985, Việt Nam đã thực hiện một trong những hoạt động đối ngoại nào sau đây?

A. Bảo vệ vững chắc chính quyền cách mạng trước âm mưu của Anh.

B. Đấu tranh chống chính sách bao vây, cấm vận từ bên ngoài.

C. Kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ để kéo dài thời gian hoà hoãn.

D. Vừa đánh vừa đàm để chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ.

Câu 12: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) thắng lợi  do nguyên nhân khách quan nào sau đây?

A. Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước và đoàn kết đấu tranh.

B. Có đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Sự ủng hộ và giúp đỡ của các lực lượng dân chủ, hoà bình trên thế giới.

D. Nhân dân Việt Nam tin tưởng tuyệt đối vào đường lối lãnh đạo của Đảng.

Câu 13: Các cuộc khởi nghĩa thời kì Bắc thuộc ở Việt Nam diễn ra liên tục, quy mô rộng đã chứng tỏ

A. vai trò quan trọng hàng đầu của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử đấu tranh.

B. tinh thần yêu nước và ý chí kiên cường bất khuất của nhân dân Việt Nam.

C. các cuộc khởi nghĩa đều thất bại nặng nề và bị các triều đại đô hộ đàn áp.

D. các triều đại phương Bắc không đủ sức mạnh để dập tắt các cuộc đấu tranh.

Câu 14: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về xu thế đa cực được hình thành sau năm 1991?

A. Các nước lớn cùng tham gia điều phối.

B. Mỹ là một trong số các trung tâm quyền lực.

C. Không do một siêu cường thống trị hoàn toàn.

D. Trạng thái cân bằng về kinh tế toàn cầu.

Câu 15: Một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN ở khu vực Đông Nam Á là 

A. Cộng đồng Chính trị - An ninh.                 

B. Cộng đồng Năng lượng nguyên tử.

C. trụ cột về than - thép và năng lượng.

D. tổ chức Dinh dưỡng - Sức khoẻ.

Câu 16:  Nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc (1945) và Hiệp ước Bali (1976) có điểm chung nào sau đây?

A. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình. 

B. Thúc đẩy nhanh hợp tác về kinh tế, văn hoá, giáo dục.

C. Tăng cường hỗ trợ nhân đạo cho các nước phát triển.

D. Duy trì hoà bình và an ninh trên phạm vi toàn thế giới.

Câu 17: Nội dung nào sau đây là điểm khác biệt của trật tự thế giới hình thành theo xu thế đa cực (sau năm 1991) so với trật tự thế giới hai cực I-an-ta (1945 - 1991)?

A. Các cường quốc cạnh tranh để vươn lên khẳng định sức mạnh.

B. Tôn trọng sự khác biệt về thể chế chính trị giữa các quốc gia.

C. Cách mạng khoa học - kĩ thuật là nhân tố cho sự phát triển kinh tế.

D. Mỹ ra sức thiết lập trật tự thế giới đơn cực để dẫn dắt thế giới.

Câu 18:............................................

............................................

............................................

Câu 24: Đoạn tư liệu trên đề cập đến nội dung nào sau đây?

A. Ý nghĩa lịch sử của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

B. Lịch sử ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Phân tích đường lối của cách mạng Việt Nam.

D. Ca ngợi công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Cho những thông tin trong bảng sau đây:

Thời gian

Nội dung

Năm 1945

Trật tự hai cực I-an-ta được xác lập.

Năm 1949

Cách mạng Trung Quốc thắng lợi.

Từ những năm 50 - thế kỉ XX

Sự vươn lên mạnh mẽ của Tây Âu, Nhật Bản.

Năm 1960

17 nước châu Phi giành được độc lập.

Đầu những năm 70 của thế kỉ XX

Các cuộc gặp gỡ cấp cao Xô - Mỹ diễn ra.

Năm 1989

Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

Năm 1991

Trật tự hai cực I-an-ta chính thức sụp đổ sau khi khối SEV giải thể.

a) Những sự kiện trên phản ánh nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn Đông - Tây và sự khởi đầu của cuộc Chiến tranh lạnh. 

b) Đặc trưng nổi bật của trật tự hai cực I-an-ta là thế giới bị chia thành hai phe đối đầu do Mỹ và Trung Quốc đứng đầu mỗi phe.

c) Trong quan hệ quốc tế luôn có sự cạnh tranh về quyền lực giữa các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia lớn trên thế giới.

d) Do tàn dư của Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa Mỹ và Nga hiện nay đang căng thẳng đặc biệt về vấn đề ô nhiễm môi trường.

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Muốn quay lại áp bức dân tộc ta [Việt Nam], bọn thực dân Pháp đã giết những đàn bà, trẻ con trong từng phố và từng làng. Chúng còn nhờ quân đội Anh -Ấn, Nhật giúp sức, chúng đã dùng phi cơ, xe tăng, đại pháo và tàu chiến. Nhưng một đạo quân dù tối tân, làm trò trống gì được trước thái độ cương quyết của cả một dân tộc.

          Chúng đi qua đâu, chúng sẽ thấy và chỉ sẽ thấy những đô thị trống không, nhà cửa bị đốt cháy và sự căm hờn của một dân tộc chỉ chờ cơ hội để đuổi chúng ra khỏi xứ”

(Hồ Chí Minh: Lời kêu gọi kiều bào Việt Nam ở Pháp (5-11-1945), trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.101)

a) Để quay trở lại cai trị Việt Nam lần thứ hai, thực dân Pháp đã nhờ sự hỗ trợ của quân đội các nước Anh - Ấn và Nhật Bản.

b) Đoạn tư liệu như một lời tố cáo tội ác của thực dân Pháp đồng thời khẳng định ý chí đấu tranh chống thực dân của nhân dân Việt Nam.

c) Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam cho thấy, chúng ta chưa từng đàm phán với kẻ thù mà luôn sử dụng bạo lực cách mạng.

d) Kế sách đánh giặc“vườn không nhà trống” từ thời phong kiến đã được tiếp tục kế thừa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây:

         “Trong giai đoạn đầu của công cuộc Đổi mới [1986 – 1996], nhiệm vụ trước nhất của công tác đối ngoại là phá vỡ thế bao vây cấm vận, bị cô lập trên trường quốc tế, tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc Đổi mới, góp phần thực hiện mục tiêu chung giữ vững ổn định chính trị và từng bước phát triển kinh tế - xã hội. Theo tinh thần này, Việt Nam đã nâng cao hiệu quả hợp tác toàn diện, bình đẳng với Liên Xô, đẩy nhanh các hoạt động ngoại giao giải quyết “vấn đề Campuchia” bằng chính trị, xây dựng mối quan hệ mới với ASEAN, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, Mỹ và các nước tư bản phương Tây, gia nhập nhiều tổ chức quốc tế”.

                                        (Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Hoàng Hải Hà (Đồng chủ biên), Giáo trình lịch sử ngoại giao Việt Nam, NXB Đại học sư phạm, 2022, tr.288)

a) Giữ vững ổn định chính trị là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1986 - 1996.

b) Từ việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam đã phá bỏ hoàn toàn thế bị bao vây, cấm vận.

c) Những hoạt động đối ngoại giai đoạn này là yếu tố quyết định để Việt Nam thực hiện ngay việc hội nhập quốc tế sâu rộng.

d) Độc lập, tự chủ trong đối ngoại là đường lối ngoại giao xuyên suốt của Việt Nam trong thế kỉ XX.

Câu 4. ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay