Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Hoà Bình
Đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm 2025 của Sở GĐ&ĐT Hoà Bình sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÒA BÌNH Đề gồm có 04 trang | KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 2 MÔN THI: LỊCH SỬ Thời gian: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
PHẦN I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. “Xây dựng một môi trường hoà bình và an ninh cho phát triển ở khu vực Đông Nam Á” là một trong những mục tiêu của
A. Cộng đồng Văn hoá – Xã hội ASEAN.
B. Cộng đồng Văn hoá – Thể thao ASEAN.
C. Cộng đồng Chính trị – An ninh ASEAN.
D. Cộng đồng Kinh tế – Tài chính ASEAN.
Câu 2. Cơ quan nào của Liên hợp quốc gồm đại diện của tất cả các nước thành viên?
A. Ban thư ký.
B. Toà án quốc tế.
C. Hội đồng Bảo an.
D. Đại hội đồng.
Câu 3. Nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời năm 1922 có ý nghĩa quốc tế nào sau đây?
A. Mở ra kỷ nguyên nhân dân lao động đứng lên làm chủ đất nước.
B. Là chỗ dựa tinh thần, vật chất cho phong trào cách mạng thế giới.
C. Phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên lãnh thổ Nga.
D. Góp phần đưa nước Nga ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
Câu 4. Về chính trị, Cộng đồng ASEAN sau năm 2015 đứng trước thách thức nào sau đây?
A. Tất cả các nước thành viên đều theo chế độ tư bản chủ nghĩa.
B. Khoảng cách về trình độ sản xuất công nghiệp giữa các nước thành viên.
C. Sự đa dạng của các nước thành viên về chế độ chính trị.
D. Vấn đề Cam-pu-chia và vấn đề Biển Đông chưa được giải quyết.
Câu 5. Tư tưởng “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” xuất hiện trong văn kiện nào sau đây?
A. Bản “Tuyên ngôn độc lập”.
B. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
D. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi.
Câu 6. Trong trật tự đa cực, sự gia tăng vai trò các trung tâm, tổ chức quốc tế phản ánh
A. sự gia tăng sức mạnh, ảnh hưởng của Mỹ đến các tổ chức quốc tế.
B. Mỹ trở thành chủ thể chi phối sự phát triển của thế giới.
C. vai trò chi phối của Liên hợp quốc trên phạm vi toàn cầu.
D. tương quan so sánh lực lượng mới trong quan hệ quốc tế.
Câu 7. Trong tiến trình lịch sử dân tộc, sự kiện nào đã chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam?
A. Đảng Cộng sản Pháp được thành lập.
B. Kháng chiến chống Mỹ thắng lợi.
C. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Thành lập tổ chức Tâm tâm xã.
Câu 8. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng sự chuẩn bị về lực lượng vũ trang của Nguyễn Ái Quốc đối với Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
B. Chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8.
C. Sáng lập Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh.
D. Khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Câu 9. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là vị tướng lừng danh gắn liền với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nào của dân tộc Việt Nam?
A. Quân Minh.
B. Quân Mông - Nguyên.
C. Quân Tống.
D. Quân Xiêm và Thanh.
Câu 10. Nhân tố nào sau đây góp phần quyết định thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX?
A. Sử dụng chiến tranh du kích cục bộ.
B. Xây dựng thành lũy kiên cố, hiện đại.
C. Kết hợp đấu tranh quân sự và giảng hoà.
D. Huy động được sức mạnh toàn dân tộc.
Câu 11. Chiến tranh cách mạng (1945 - 1975) và cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau 4/1975 đến nay ở Việt Nam có điểm tương đồng nào?
A. Sử dụng sức mạnh ngoại giao đầu tiên để trấn áp đối phương.
B. Từng bước hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
C. Chống lại chủ nghĩa thực dân và các công cụ do chúng lập ra.
D. Chú trọng xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang nhân dân.
Câu 12. Quốc gia nào sau đây không phải là đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam trong những năm 2008-2023?
A. Hàn Quốc.
B. Nhật Bản.
C. Trung Quốc.
D. Liên Xô.
Câu 13. Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức nào sau đây?
A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
B. Tổ chức Liên hợp quốc.
C. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
D. Phong trào không liên kết.
Câu 14. Nhận xét nào sau đây là đúng về công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1996 - 2006?
A. Chỉ tiến hành đổi mới trên lĩnh vực kinh tế và chính trị.
B. Đổi mới được tiến hành một cách toàn diện và đồng bộ.
C. Quá trình đổi mới chính trị là bắt buộc phải thực hiện.
D. Đáp ứng xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh.
Câu 15. Trong đường lối đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1996 - 2006, nội dung nào sau đây là một trong những chủ trương đổi mới về đối ngoại?
A. Phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học – công nghệ.
B. Xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc tiên tiến.
C. Đặt trọng tâm chủ trương “hội nhập kinh tế quốc tế”.
D. Cải cách tổ chức Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Câu 16. Trong giai đoạn 1965 -1968, Nhân dân miền Nam Việt Nam đã chiến đấu chống lại chiến lược chiến tranh nào của Mỹ?
A. Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.
B. Chiến lược Chiến tranh đặc biệt.
C. Chiến lược Chiến tranh cục bộ.
D. Chiến lược Chiến tranh đơn phương.
Câu 17. Cơ sở nào sau đây đã khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của thời đại trong thế kỷ XXI?
A. Những ưu thế vượt trội của các nước xã hội chủ nghĩa so với tư bản chủ nghĩa.
B. Thành tựu của công cuộc đổi mới, cải cách của các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Sự mở rộng phạm vi không gian của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
D. Nhiều quốc gia chuyển từ chế độ tư bản chủ nghĩa sang xã hội chủ nghĩa.
Câu 18. ............................................
............................................
............................................
Câu 24. Sự đoàn kết của nước Nga Xô viết và các nước cộng hòa Xô viết đồng minh (1918-1920) được thể hiện rõ trong sự kiện nào sau đây?
A. Xây dựng thành công chủ nghĩa tư bản.
B. Đồng loạt rút khỏi chiến tranh thế giới.
C. Thành lập liên minh kinh tế - quân sự.
D. Liên minh đánh bại kẻ thù chung.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho thông trong bảng sau đây:
Thời gian | Nội dung |
Năm 1945 | Trật tự hai cực I-an-ta xác lập |
Năm 1949 | Cách mạng Trung Quốc thắng lợi |
Từ những năm 50 của thế kỷ XX | Sự vươn lên mạnh mẽ của Tây Âu, Nhật Bản |
Năm 1960 | 17 nước châu Phi giành độc lập |
Đầu những năm 70 của thế kỷ XX | Các cuộc gặp gỡ cấp cao Xô – Mỹ diễn ra |
a) Bảng thông tin trên đề cập đến sự suy yếu và đi đến sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sau chiến tranh lạnh.
b) Một trong những nhân tố làm cho Trật tự thế giới hai cực I-an-ta bắt đầu rạn nứt là thắng lợi của Cách mạng Trung Quốc (1949).
c) Các cuộc gặp gỡ của Mỹ và Liên Xô từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.
d) Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở 17 nước châu Phi là nguyên nhân quyết định sự hình thành của trật tự thế giới đa cực.
Câu 2: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Đảng ta đã đề ra chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ nhằm có thêm bạn bè, tạo thêm thế mạnh, tranh thủ thêm vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý mới của nước ngoài cho sự phát triển kinh tế, tránh được tình thế rất khó khăn sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ. Với nhận thức đó, Đại hội VII đã đưa ra khẩu hiệu nổi tiếng: “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển””.
(Bộ Ngoại giao: Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa vấn đề và giải pháp,
NXB Chính trị quốc gia, 2002, trang 350)
a) Quan điểm đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đã tạo thêm thế mạnh cho Việt Nam phát triển kinh tế.
b) Quan điểm ngoại giao của Việt Nam hiện nay đã phát huy truyền thống dân tộc và tư tưởng Hồ Chí Minh.
c) Trong lịch sử ngoại giao của Việt Nam từ 1945 đến nay, việc coi trọng quan hệ với Liên Xô luôn được coi là “hòn đá tảng” của chính sách đối ngoại.
d) Tư liệu đề cập đến những quan điểm ngoại giao của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới đất nước.
Câu 3: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Bộ Chính trị hạ quyết tâm: “Động viên nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ở cả hai miền trong thời gian 1975 - 1976, đẩy mạnh đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, kết hợp với đấu tranh ngoại giao, làm thay đổi nhanh chóng và toàn diện so sánh lực lượng trên chiến trường miền Nam theo hướng có lợi cho ta, tiến hành rất khẩn trương và hoàn thành công tác chuẩn bị mọi mặt, tạo điều kiện chín muồi, tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa, tiêu diệt và làm tan rã ngụy quân, đánh đổ ngụy quyền từ trung ương đến địa phương, giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng miền Nam Việt Nam””.
(Võ Nguyên Giáp, Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng, Hồi ức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000. tr.169)
a) Đảng xác định rõ mục tiêu tấn công trong năm 1975 - 1976 là đánh đổ chính quyền và quân đội Sài Gòn, giành chính quyền về tay nhân dân.
b) Đoạn tư liệu phản ánh rõ chủ trương của Bộ chính trị trong việc đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
c) Chủ trương giải phóng miền Nam của Đảng được đề ra trong bối cảnh quân đội Mỹ trực tiếp can thiệp trở lại miền Nam bằng quân sự.
d) Một trong những tính chất nhân văn được thể hiện trong chủ trương giải phóng miền Nam của Bộ chính trị là: giành thắng lợi nhanh chóng để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân.
Câu 4: ............................................
............................................
............................................