Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Hưng Yên
Đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm 2025 của Sở GĐ&ĐT Hưng Yên sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN Đề gồm có 05 trang | KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 2 MÔN THI: LỊCH SỬ Thời gian: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
PHẦN I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc. không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản” là quyết định của Nguyễn Ái Quốc khi đọc
A. tác phẩm Đường Kách mệnh và các bài viết của Lê-nin đăng trên Tạp chí Thư tín quốc tế.
B. báo Đời sống công nhân, báo Nhân đạo và cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp.
C. bản Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin.
D. báo Thanh niên - cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 2: Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) được đánh dấu bằng việc ký kết hiệp định nào sau đây?
A. Hiệp định Giơ-ne-vơ.
B. Hiệp định Sơ bộ.
C. Hiệp định Viêng Chăn.
D. Hiệp định Pari.
Câu 3:
“Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng”.
Nội dung hai câu thơ trên của vua Trần Nhân Tông thể hiện điều gì?
A. Vai trò, ý nghĩa quan trọng của văn hóa, giáo dục.
B. Vai trò, ý nghĩa quan trọng của chiến lược ngoại giao.
C. Vai trò, ý nghĩa quan trọng của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
D. Vai trò, ý nghĩa quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế.
Câu 4: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn 1941-1945?
A. Giác ngộ quần chúng nhân dân chủ yếu thông qua vai trò của sách báo tiến bộ.
B. Thành lập lực lượng vũ trang ba thứ quân gắn liền với các hoạt động đối ngoại.
C. Xây dựng hậu phương kháng chiến đi đôi với phát triển chiến tranh du kích cục bộ.
D. Tham gia lãnh đạo quần chúng giải quyết triệt để mâu thuẫn chủ yếu của dân tộc.
Câu 5: Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN được thành lập nhằm mục tiêu chủ yêu nào sau đây?
A. Nâng cao ý thức về cộng đồng và bản sắc chung ASEAN.
B. Tạo ra một khối phòng thủ chung để bảo vệ các nước.
C. Tạo dựng môi trường hòa bình và an ninh ở khu vực.
D. Tạo ra một thị trường và nền tảng sản xuất tháng nhất.
Câu 6: Sự ra đời của Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa nào sau đây đối với thế giới?
A. Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.
B. Xóa bỏ chế độ áp bức dân tộc và giai cấp trên nhiều châu lục.
C. Chấm dứt sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn cầu.
D. Mở ra kỷ nguyên độc lập hòa bình cho các dân tộc bị áp bức.
Câu 7: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào thời gian nào?
A. 1967
B. 1968
C.1976
D. 1994
Câu 8: Trọng tâm trong công cuộc Đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) là tập trung vào lĩnh vực nào?
A. Xã hội.
B. Kinh tế
C. Văn hóa.
D. Chính trị.
Câu 9: Ý nào sau đây không phản ánh xu thế phát triển của thể giới sau Chiến tranh lạnh?
A. Kinh tế là trọng tâm.
B. Hòa hoãn Đông-Tây.
C. Toàn cầu hóa.
D. Đối thoại, hợp tác.
Câu 10: Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên ở thế kỉ XIII gắn liền với sự lãnh đạo của vương triều nào?
A. Nhà Trần.
B. Nhà Lý.
C. Nhà Hồ.
D. Nhà Tiền Lê.
Câu 11: Điểm tương đồng trong nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc và Hiệp ước Ba-li (tháng 2- 1976) là gì?
A. Không sử dụng vũ lực và đe dọa bằng vũ lực với nhau.
B. Chung sống hòa bình với sự nhất trí của các nước lớn.
C. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
D. Hợp tác và phát triển có hiệu quả về kinh tế - văn hóa.
Câu 12: Đâu là nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Sự ủng hộ trực tiếp của các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Sự giúp đỡ của các nước Đồng minh chống phát xít.
C. Liên minh chiến đấu của ba nước Đông Dương.
D. Sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 13: Trong sự nghiệp đổi mới, Việt Nam có thể tranh thủ yếu tố nào của thời đại để phát triển đất nước?
A. Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.
B. Sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa khác.
C. Cuộc chạy đua về kinh tế giữa các cường quốc.
D. Sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp.
Câu l4: Từ năm 1911 đến năm 1925, những hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh chủ yếu diễn ra ở quốc gia nào sau đây?
A. Đức.
B. Anh.
C. Nga
D. Pháp.
Câu 15: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đã diễn ra trong bối cảnh nào sau đây?
A. Đảng Cộng sản Đông Dương đã có sự chuẩn bị về mọi mặt.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và nhanh chóng lan rộng.
C. Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
D. Lực lượng cách mạng được xây dựng và rèn luyện qua thực tiễn.
Câu 16: Thắng lợi nào sau đây là cơ sở dẫn đến sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga. B. Cách mạng Nga năm 1905-1907.
C. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. D. Công xã Pa-ri năm 1871 ở Pháp.
Câu 17: Bài học kinh nghiệm cơ bản được Đảng Cộng sản Việt Nam rút ra từ khi tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước (12-1986) đến nay là gì?
A. Huy động cả hệ thống chính trị vào công cuộc Đổi mới.
B. Đẩy mạnh các mối quan hệ đối ngoại hòa bình, ổn định.
C. Tranh thủ sự giúp đỡ của các nước trong nhóm ASEAN.
D. Tập trung khắc phục tình trạng tham nhũng và lãng phí.
Câu 18: ............................................
............................................
............................................
Câu 24: Sự kiện nào sau đây đánh dấu thành công hoàn toàn của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Quốc hội khóa I thông qua bản Hiến pháp đầu tiên (9-11-1946).
B. Nhân dân Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền (19-8-1945).
C. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập (2-9-1945).
D. Vua Bảo Đại thoái vị và bàn giao chính quyền (30-8-1945).
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“So với Hiệp định Sơ bộ mùng 6 tháng Ba và Tạm ước ngày 14 tháng Chín 1946, Hiệp định Giơ-ne-vơ đã có bước tiến rất xa, trở thành một văn bản mang tính quốc tế cho một giải pháp kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đồng bộ trên các mặt quân sự, chính trị, xã hội và pháp lý. Hiệp định này thể hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa quân sự với ngoại giao, giữa thắng lợi quân sự trên chiến trường trong Chiến cục Đông Xuân 1953 -1954 mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ với đấu tranh ngoại giao trên bàn đàm phán ở Giơ-ne-vơ, đồng thời khẳng định tính tất thắng của cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc ta được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Hiệp định Giơ-ne-vơ là một điểm sáng trong suốt tiến trình cách mạng của nhân dân ta, tạo tiền đề và cơ sở pháp lý quan trọng để chúng ta tiếp tục cuộc đấu tranh đi tới thống nhất đất nước năm 1975 sau này.”
(Bộ Ngoại giao, Hiệp định Giơ-ne-vơ 50 năm nhìn lại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, tr 12)
a) Hiệp định Giơ-ne-vơ để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho lịch sử dân tộc các giai đoạn sau, đặc biệt là thời kỳ đổi mới.
b) Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, khẳng định tính tất thắng của ta.
c) Đoạn tư liệu trên đề cập đến những thắng lợi trên mặt trận ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
d) Hiệp định Giơ-ne-vơ thể hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa mặt trận chính trị và ngoại giao, giữa sức mạnh dân tộc và thời đại.
Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Đối thoại và hội nhập quốc tế được triển khai chủ động, toàn diện, đồng bộ và đạt nhiều kết quả quan trọng. Quan hệ với các quốc gia, đối tác tiếp tục được mở rộng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả hơn, nhất là đối với 16 đối tác chiến lược và 12 đối tác hợp tác toàn diện; đã ký kết và triển khai hiệu quả 13 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các hiệp định tiêu chuẩn cao, thị trường rộng lớn là CPTPP và EVFTA. Chúng ta đã đảm nhiệm thành công nhiều cương vị quan trọng tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế, khu vực, nhất là vai trò nước chủ nhà APEC 2017, Chủ tịch ASEAN 2020. AIPA 41, ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; tổ chức thành công Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2, thực hiện tốt công tác thông tin đối ngoại, bảo hộ công dân; chủ động hỗ trợ, viện trợ, hợp tác quốc tế trong phòng chống đại dịch Covid-19. Uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được khẳng định và nâng cao”.
(Trích Toàn văn Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và 5 năm 2016 - 2020; dự kiến kế hoạch năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2021 - 2025 do Thủ Tướng Chính phủ trình bày trước Quốc hội,
Tạp chí Tổ chức nhà nước, ngày 20-10-2020).
a) Những kết quả trong tiến trình hội nhập quốc tế không chỉ giúp phát huy sức mạnh thời đại để phát triển kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế chính trị của Việt Nam.
b) Trong thời kì Đổi mới, hội nhập kinh tế và hội nhập chính trị của Việt Nam luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó hội nhập chính trị là yếu tố tiên phong, hội nhập kinh tế là yếu tố chủ đạo.
c) Mở rộng quan hệ với các quốc gia, đối tác; kí kết và triển khai nhiều hiệp định thương mại tự do... là thành tựu nổi bật của Việt Nam trong lĩnh vực hội nhập quốc tế và mở rộng lãnh thổ.
d) Sức mạnh nội lực không ngừng phát triển đã tạo cơ sở vững chắc để Việt Nam chủ động hội nhập và thực hiện các nghĩa vụ quốc tế chân chính.
Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Quá trình Đổi mới ở Việt Nam là quá trình vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên những vấn đề căn bản có tầm chiến lược của cách mạng, trong đó vấn đề hàng đầu là kiên định và nhận thức đúng đắn về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới của thời đại và hoàn cảnh mới của đất nước. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là bài học xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam và cũng là kinh nghiệm thành công của công cuộc đổi mới... Cương lĩnh, đường lối đổi mới của Đảng đã được thể chế hóa trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật phù hợp với quá trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa”.
(Những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB lý luận chính trị, 2016, tr 371)
a) Việt Nam tiến hành đổi mới toàn diện đất nước từ năm 1986.
b) Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa tư bản là bài học xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam và cũng là kinh nghiệm thành công của công cuộc đổi mới.
c) Quá trình đổi mới ở Việt Nam cho thấy có thể hoàn thành các mục tiêu đặt ra ngay cả trong điều kiện nguồn lực hạn chế nếu có nhận thức đúng đắn, có cam kết mạnh mẽ và quyết tâm chính trị cao.
d) Thành công của quá trình thực hiện đường lối đổi mới đã đưa Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong nhiều liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................