Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (2)

Đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm 2025 của Sở GĐ&ĐT Ninh Bình (2) sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

NINH BÌNH

ĐỀ THI THAM KHẢO – LẦN 2

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Quá trình phát triển từ ASEAN 5 đến ASEAN 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gắn liền với sự kiện 

A. Cam-pu-chia gia nhập ASEAN (1999). 

B. Việt Nam gia nhập ASEAN (1995). 

C. Mi-an-ma gia nhập ASEAN (1997). 

D. Lào gia nhập ASEAN (1997). 

Câu 2: Trong công cuộc Đồi mới đất nước từ năm 1986 đến nay, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng là thành tựu trên lĩnh vực 

A. văn hóa. 

B. hội nhập quốc tế. 

C. chính trị. 

D. kinh tế. 

Câu 3: Nội dung trọng tâm của đường lối đổi mới đất nước ở Việt Nam (từ tháng 12 - 1986) phù hợp với xu thế phát triển của thế giới là 

A. quan hệ đồng minh với các nước lớn. 

B. mở rộng hợp tác, đối thoại, thỏa hiệp. 

C. lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm. 

D. tham gia mọi tổ chức khu vực, quốc tế. 

Câu 4: Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam trong giai đoạn (1945 – 1954) đã làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va của thực dân Pháp? 

A. Thắng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. 

B. Thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950. 

C. Cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954. 

D. Các chiến dịch trung du và đồng bằng Bắc Bộ (1950 - 1951). 

Câu 5: Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) của Mỹ, quân dân miền Nam Việt Nam đã giành được thắng lợi quân sự nào?

A. Núi Thành. 

B. Đường 14 - Phước Long.

C. Ba Gia. 

D. Vạn Tường. 

Câu 6: Vai trò bảo đảm quyền con người, phát triển văn hóa, xã hội của tổ chức Liên hợp quốc gắn liền với một trong những hoạt động nào sau đây? 

A. Đề ra Mục tiêu phát triển thiên niên kỉ nhằm xóa bỏ đói nghèo. 

B. Chấm dứt hoàn toàn các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc.

C. Làm trung gian hòa giải các cuộc xung đột ở khắp nơi trên thế giới. 

D. Hỗ trợ các nước về vốn, tri thức, kĩ thuật, nhân lực chất lượng cao. 

Câu 7: Trong đường lối đổi mới đất nước, chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra từ năm 

A. 1995. 

B. 1996. 

C. 2006. 

D. 1986. 

Câu 8: Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc đã ban bố 

A. giờ Tổng khởi nghĩa. 

B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. 

C. kế hoạch Tổng khởi nghĩa. 

D. Quân lệnh số 1. 

Câu 9: Năm 938, Ngô Quyền đã lựa chọn địa bàn nào làm trận địa chống quân xâm lược Nam Hán? 

A. Đường Lâm (Hà Nội). 

B. Hoan Châu (Nghệ An). 

C. Cửa sông Tô Lịch. 

D. Cửa sông Bạch Đằng. 

Câu 10: Sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa như thế nào đối với Liên Xô? 

A. Xác lập mô hình nhà nước đối lập với tư bản chủ nghĩa, tác động đến quan hệ quốc tế. 

B. Làm thất bại ý đồ và hành động chia rẽ của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. 

C. Hình thành nhà nước chuyên chính tư sản đầu tiên trong lịch sử loài người ở Liên Xô. 

D. Để lại bài học kinh nghiệm quý báu cho các nước về sự lựa chọn con đường cứu nước. 

Câu 11: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC)? 

A. Nâng cao hợp tác chính trị - an ninh trong khối. 

B. Thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực. 

C. Xây dựng một môi trường hòa bình và an ninh. 

D. Tạo ra khối phòng thù chung trong khu vực. 

Câu 12: Trong giai đoạn 1954-1960, nhân dân miền Bắc Việt Nam thực hiện một trong những nhiệm vụ trọng tâm là 

A. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. 

B. chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ. 

C. chống chính sách “bình định - lấn chiếm" của Mỹ. 

D. chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ. 

Câu 13: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ đã tác động như thế nào đến tình hình thế giới? 

A. Tạo điều kiện thuận lợi để Mỹ và Liên Xô phát triển mạnh mẽ kinh tế, văn hóa, xã hội.

B. Tạo điều kiện cho các cường quốc mới nổi có vị trí, vai trò lớn hơn trong quan hệ quốc tế. 

C. Mở ra thời kì Mỹ vươn lên xác lập được trật tự thế giới đơn cực, làm bá chủ thế giới. 

D. Tạo điều kiện thuận lợi để Liên Xô và các nước Đông Âu vươn lên phát triển nền kinh tế. 

Câu 14: Ở Việt Nam, việc thực hiện nhiệm vụ kiến quốc trong những năm 1950 - 1953 có bước phát triển mới nào sau đây so với những năm 1946 - 1949? 

A. Hậu phương trong nước nối liền với hậu phương quốc tế. 

B. Hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân từng bước kiện toàn. 

C. Liên minh công - nông được củng cố vững chắc trong mặt trận. 

D. Đã xây dựng được nền kinh tế độc lập, tự chủ hoàn toàn. 

Câu 15: Đường lối đổi mới kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1996 - 2006 không để cập đến nội dung nào sau đây? 

A. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 

B. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện, sâu rộng. 

C. Gần tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. 

D. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 

Câu 16: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam? 

A. Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng. 

B. Mỹ âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. 

C. Phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ đang phát triển mạnh ở các nước tư bản. 

D. Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở châu Á, châu Âu và Mỹ Latinh. 

Câu 17: Trong những năm 1945 - 1946, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ đã 

A. tạo tiền đề cho cuộc trường kì kháng chiến của dân tộc. 

B. bảo vệ vững chắc nền độc lập non trẻ của Việt Nam. 

C. ngăn chặn hoàn toàn cuộc chiến với thực dân Pháp. 

D. khắc phục được nhiều khó khăn do chế độ cũ để lại. 

Câu 18: ............................................

............................................

............................................

Câu 24: Nội dung nào sau đây là một trong những bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay? 

A. Đổi mới toàn diện, nhanh chóng, từ đổi mới chính trị, xã hội đến đổi mới kinh tế, văn hóa. 

B. Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân. 

C. Không thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, gắn sức mạnh giai cấp và sức mạnh thời đại.

D. Kiên quyết giữ vững bản sắc văn hóa, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ đất nước. 

PHẦN II: CÂU TRÁC NGHIỆM ĐÚNG SAI 

Câu 25: Cho đoạn tư liệu sau đây: 

“Theo nhận thức của chúng ta, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh....". 

(Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.25 - 26). 

a) Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh". 

b) Trong quá trình Đổi mới, cái cách đất nước cuối thế kỉ XX, cả Việt Nam, Trung Quốc và Liên Xô đều phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 

c) Bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển tự do theo nhu cầu trong nước và thế giới. 

đ) Việc chuyển đổi mô hình quản lý kinh tế sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo động lực to lớn đề Việt Nam thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. 

Câu 26: Cho đoạn tư liệu sau đây: 

“Rõ ràng, cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở miền Nam nước ta, về tỉnh chất và mục địch chính trị vẫn là chiến tranh xâm lược nhằm thực hiện chủ nghĩa thực dân kiểu mới, song cuộc chiến tranh đó từ chỗ dựa vào lực lượng ngụy quân, ngụy quyền là chủ yếu đã phát triển thành một cuộc chiến tranh dựa vào hai lực lượng chiến lược là quân đội viễn chinh Mỹ và ngụy quân, ngụy quyền; từ chỗ trước kia để quốc Mỹ hạn chế cuộc chiến tranh trong phạm vi miền Nam, ngày nay chúng vừa tập trung lực lượng chủ yếu trên chiến trường miền Nam, vira mở rộng chiến tranh phả hoại bằng không quân đối với miền Bắc nước ta, tạo ra tình hình cả nước có chiến tranh với Mỹ, với mức độ khác nhau”. 

(Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (27-12-1965), trích trong: Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 26, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.599) 

a) Để cứu nguy cho chiến lược Chiến tranh cục bộ ở miền Nam Việt Nam, Mỹ chính thức mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất. 

b) Việc dựa vào hai lực lượng chiến lược là quân đội viễn chỉnh Mỹ và ngụy quân, nguy quyền; Mỹ cổ giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy Việt Nam về thể phòng ngự, kết thúc chiến tranh. 

c) Đoạn tư liệu trên đề cập đến chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1961-1965). 

d) Chiến lược chiến tranh được nhắc đến trong đoạn tư liệu có sự mở rộng về quy mô và tỉnh chất khốc liệt, nhưng không có sự thay đổi về bản chất và âm mưu chiến lược. 

Câu 27: Cho những thông tin trong bảng sau đây: 

Thời gian

Sự kiện

8-1967

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan). 

2-1976

Hiệp ước Ba-li được kí kết, đây là sự kiện đánh dấu bước ngoặt của tổ chức ASEAN. 

1976-1999

Mở rộng thành viên từ ASEAN 5 lên ASEAN 10, từng bước nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.  

1999-2015

Tổ chức ASEAN hoàn thiện cơ cấu, tăng cường hợp tác nội khối và ngoại khối. Năm 2007, Hiến chương ASEAN được thông qua. 

2015 - nay

Cộng đồng ASEAN được xây dựng và phát triển với ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội. 

a) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong bối cảnh xu thể liên kết khu vực trên thế giới đang xuất hiện và phát triển. 

b) Việt Nam gia nhập ASEAN (7 - 1995) đánh dấu bước bước phát triển nhảy vọt của quá trình thống nhất, hòa nhập và phát triển của tổ chức. 

c) Mục tiêu tổng quát của tổ chức ASEAN khi mới thành lập là xây dựng thành một tổ chức hợp tác liên chính phủ, trên cơ sở pháp lí là Hiến chương ASEAN. 

d) Mục đích thành lập của ASEAN nhằm thúc đẩy hợp tác, tích cực giúp đỡ nhau về kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học, kĩ thuật, hành chính. 

Câu 28: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay