Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - THPT Kẻ Sặt (Hải Dương)

Đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm 2025 của THPT Kẻ Sặt (Hải Dương) sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG 

TRƯỜNG THPT KẺ SẶT

ĐỀ SỐ 10 – ĐỀ THI THAM KHẢO

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Trận đánh nào sau đây có ý nghĩa quyết định thắng lợi cuộc chiến đấu chống chiến tranh xâm lược của quân Thanh thế kỉ XVIII?

A. Chi Lăng - Xương Giang. 

B. Tốt Động - Chúc Động.

C. Rạch Gầm - Xoài Mút. 

D. Ngọc Hồi - Đống Đa.

Câu 2: Một trong những điểm giống nhau giữa Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười Nga (1917) là gì?

A. Đã góp phần đánh bại chủ nghĩa phát xít. 

B. Đưa nhân dân lao động làm chủ đất nước.

C. Đã mở ra thời kỳ hiện đại trong lịch sử. 

D. Làm xoay chuyển lớn cục diện thế giới.

Câu 3: Cộng đồng ASEAN có bao nhiêu trụ cột?

A. 9 

B. 3 

C. 7 

D. 5

Câu 4: Điền từ còn thiếu trong trong câu thơ sau đây?

“Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc.

…………... diệt quân Nguyên trên sông Bạch Đằng”.

A. Lê Hoàn. 

B. Lí Bí. 

C. Ngô Quyền. 

D. Hưng Đạo.

Câu 5: Thách thức lớn nhất về mặt kinh tế khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN là

A. tụt hậu về kinh tế, công nghệ. 

B. sử dụng nguồn vốn bất hợp lý.

C. điểm xuất phát thấp về kinh tế 

D. chịu sự cạnh tranh quyết liệt.

Câu 6: Trong xu thế phát triển chung của thế giới hiện nay, thời cơ Việt Nam có thể tận dụng đề xây dựng và phát triển đất nước là gì?

A. Không bị áp dụng luật chống bán phá giá.

B. Sự ổn định tinh hình chính trị trong nước.

C. Thu hút vốn, tiếp thu thành tựu khoa học.

D. Mua được các bằng phát minh với giá rẻ.

Câu 7: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu chế độ phong kiến ở Việt Nam đã sụp đổ hoàn toàn

A. Khởi nghĩa thắng lợi trong cả nước. 

B. Giành được chính quyền ở Hà Nội.

C. Vua Bảo Đại đã tuyên bố thoái vị. 

D. Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập.

Câu 8: Đâu là một trong những vai trò, mục tiêu của tổ chức Liên hợp quốc?

A. Thực hiện quyền tự do hàng hải. 

B. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

C. Cân bằng quyền lực các nước. 

D. Xoá bỏ chế độ thực dân kiểu cũ.

Câu 9: Xu thế hoà hoãn Đông-Tây xuất hiện có tác động như thể nào đến trật tự hai cực I-an-ta?

A. Đã củng cố trật tự hai cực. 

B. Đã xuất hiện xu thế đa cực.

C. Các mâu thuẫn càng sâu sắc. 

D. Làm suy yếu trật tự hai cực.

Câu 10: Trong quá trình phát triển của ASEAN, giai đoạn từ 1967 - 1976 có đặc điểm là gì?

A. Nền kinh tế xuất khẩu.

B. Xây dựng nền móng.

C. Phát triển rất thần kỳ.

D. Tránh đối đầu quân sự.

Câu 11: Sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết không có ý nghĩa nào sau đây đối với nhân dân Liên Xô?

A. Phù hợp với các lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết.

B. Thể hiện sức mạnh đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc Xô viết.

C. Làm cho chủ nghĩa xã hội phát triển trở thành hệ thống trên thế giới.

D. Đã tăng cường vị thế của Nhà nước Liên Xô trên trường quốc tế.

Câu 12: Hội nghị I-an-ta (2/1945) được tiến hành trong giai đoạn nào của Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Vừa mới kết thúc. 

B. Giai đoạn sắp kết thúc.

C. Đang diễn ra ác liệt. 

D. Bùng nổ và lan rộng.

Câu 13: Việt Nam có thể vận dụng nguyên tắc hoạt động nào của Liên hợp quốc đề giải quyết vấn đề ở Biển Đông?

A. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.

B. không đe dọa dùng vũ lực tấn công các quốc gia khác.

C. quyền bình đẳng giữa các thành viên Liên hợp quốc.

D. Sự nhất trí của các nước thường trực Hội đồng bảo an.

Câu 14: Thời cơ của Tổng khởi nghĩa tháng Tám được xác định trong khoảng thời gian từ khi

A. Mỹ tuyên chiến với Nhật đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

B. Nhật đảo chính Pháp đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

C. Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

D. Nhật đảo chính Pháp đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

Câu 15: Sự kiện nào sau đây đánh dấu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập?

A. Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945).

B. Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng (8/1945).

C. Tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (1/1946).

D. Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào (8/1945).

Câu 16: Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn có ý nghĩa

A. đánh dấu Cách mạng tháng Tám giành được thắng lợi hoàn toàn.

B. đó là các cuộc khởi nghĩa hình mẫu trong Cách mạng tháng Tám.

C. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền được thắng lợi trong cả nước.

D. ảnh hướng lớn và quyết định đến các địa phương trong cả nước.

Câu 17: Thắng lợi nào sau đây dẫn đến sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (1924)?

A. Cách mạng Nga năm 1905 - 1907 

B. Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga.

C. Cách mạng tháng Mười Nga (1917). 

D. Công xã Pa-ri năm 1871 ở Pháp.

Câu 18: ............................................

............................................

............................................

Câu 24: Nhận định “Cách mạng tháng Tám là ăn may, là lấp lỗ trống quyền lực". Đúng hay sai? Vì sao?

A. Sai, vì Đảng, nhân dân đã có sự chuẩn bị tốt, chu đáo suốt mười lăm năm.

B. Đúng, vì quân Nhật đã đầu hàng, quân Đồng Minh chưa vào Đông Dương.

C. Đúng, vì khi đó trên đất nước chưa hề có một chính quyền nào hợp pháp.

D. Sai, vì Cách mạng tháng Tám đã nhận được sự hỗ trợ của phe Đồng minh.

PHẦN II: CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau:

“Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN là dầu mốc quan trọng trong sự phát triển của ASEAN. Đây không chỉ là sự tăng thêm về số lượng thành viên mà còn đây nhanh quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng ASEAN trở thành “ngôi nhà chung” của các quốc gia Đông Nam Á”

(SGK trang 23 - NXBGD năm 2024)

a) Ngày 30/4/1999 khi Cam-pu-chia gia nhập ASEAN trở thành tổ chức “toàn châu Á”.

b) Điều kiện tiên quyết nhất đưa đến sự thành lập tổ chức ASEAN năm 1967 là là các quốc gia thành viên đều có nền kinh tế phát triển.

c) Sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995 chứng tỏ sự khác biệt về ý thức hệ có thể hóa giải.

d) Việc mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại.

Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Cách mạng tháng Tám... kết hợp tài tinh đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự, một cuộc nổi dậy ở cả nông thôn và thành thị khắp Bắc, Trung, Nam mà đòn quyết định là các cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn và ở các thành phố quan trọng khác. Hành động mau lẹ của Đảng ta chuyển nhanh từ chiến tranh du kích cục bộ ở nông thôn sang phát động tuyệt đại đa số quần chúng nhất tề đứng lên cùng với lực lượng võ trang mới tổ chức và ít ỏi lúc ban đầu, tiến hành tổng khởi nghĩa ở thành thị là một chủ trương vô cùng sáng suốt của Trung ương Đảng lúc bắc giả trong việc nắm thời cơ”.

(Lê Duẩn, Tuyển tập, Tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.786)

a) Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam mang đặc điểm độc đáo là có sự kết hợp giữa sử dụng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang ba thứ quân.

b) Tiến trình của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam phát triển từ chiến tranh du kích cục bộ ở địa phương lên chiến tranh chính quy trên phạm vi cả nước.

c) Trong Cách mạng tháng Tám, khởi nghĩa nổ ra đồng loạt ở các địa phương, thẳng lợi ở mỗi địa phương có vai trò, vị trí như nhau.

d) Nét đặc sắc về nghệ thuật chỉ đạo khởi nghĩa của Đảng là tận dụng thời cơ để đẩy lùi nguy cơ; kết hợp sức mạnh các lực lượng dân tộc và giành chính quyền trên cả hai địa bàn chiến lược.

Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau:

“Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 đã mở ra bước đột phá đầu tiên, phá vỡ âm mưu khống chế Trung Quốc của Mỹ và những đặc quyền của Liên Xô ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Đồng thời, sự lớn mạnh của các nước Tây Âu, Nhật Bản cũng làm suy giảm vị trí và ảnh hưởng của Mỹ trong hệ thống tư bản chủ nghĩa.”

(Theo Lịch sử thế giới hiện đại, Quyển 2, NXB Đại học sư phạm, 2016, tr.94)

a) Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 làm xói mòn trật tự 2 cực l-an-ta.

b) Sự lớn mạnh của các nước Tây Âu, Nhật Bản là do sự tài trợ, giúp đỡ vô điều kiện của Mỹ. 

c) Sự lớn mạnh của các nước Tây Âu, Nhật Bản là một trong những nguyên nhân buộc Liên Xô và Mỹ tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.

d) Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 đã đe dọa đến sự tồn tại của Liên Xô và Mỹ.

Câu 4: ............................................

............................................

............................................

ĐÁP ÁN

............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay