Đề thi thử Lịch sử Tốt nghiệp THPTQG 2025 - THPT Thới Bình (Cà Mau)
Đề thi thử tham khảo môn lịch sử THPTQG năm 2025 của THPT Thới Bình (Cà Mau) sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Lịch sử
TRƯỜNG THPT THỚI BÌNH | ĐỀ THI THAM KHẢO Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: LỊCH SỬ Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề |
PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (1287-1288), nhà Trần đã giành thắng lợi ở trận quyết chiến chiến lược nào sau đây?
A. Phòng tuyến Như Nguyệt (Bắc Ninh).
B. Ngọc Hồi - Đống Đa.
C. Sông Bạch Đăng (Quảng Ninh, Hải Phòng).
D. Đông Bộ Đầu (Hà Nội).
Câu 2: Một trong những địa phương giành chính quyền sớm nhất trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
A. Hà Tiên.
B. Hà Tĩnh.
C. Nghệ An.
D. Hà Nội.
Câu 3: Trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ" (1965-1968) của Mỹ, nhân dân miền Nam Việt Nam đã giành thắng lợi quân sự nào sau đây?
A. Phước Long.
B. Vạn Tường.
C. Tây Nguyên.
D. Việt Bắc.
Câu 4: Từ sau Chiến tranh lạnh kết thúc (1989), thế giới phát triển theo một trong những xu thể nào sau đây?
A. Lấy văn hóa làm trọng tâm.
B. Đối thoại, hợp tác.
C. Lấy chính trị làm nền tảng.
D. Thỏa hiệp để ổn định toàn cầu.
Câu 5: Yếu tố nào sau đây đóng vai trò quyết định sự phát triển "thần kì" của kinh tế Nhật Bản trong những năm 1960-1973?
A. Các công ty Nhật Bản có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.
B. Tận dụng tốt các yếu tố thuận lợi bên ngoài để phát triển.
C. Chính sách quản lí có hiệu quả của Chính phủ Nhật Bản.
D. Chi phí cho quốc phòng thấp (không quá 1%GDP).
Câu 6: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây ở khu vực Mĩ La-tinh đã chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội?
A. Ac-hen-ti-na.
B. Mê-hi-cô.
C. Bra-xin.
D. Cu-ba.
Câu 7: Lực lượng vũ trang có vai trò nào sau đây trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Xung kích, hỗ trợ lực lượng chính trị.
C. Đông đảo, quyết định thắng lợi.
B. Nòng cốt, quyết định thắng lợi.
D. Góp phần quan trọng đưa đến thắng lợi.
Câu 8: Từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Nhật Bản trở thành
A. siêu cường tài chính số một thế giới.
B. cường quốc công nghiệp số một thế giới.
C. siêu cường kinh tế của thế giới.
D. cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.
Câu 9: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945-1954), quân dân Việt Nam giành được thăng lợi quân sự nào sau đây?
A. Vạn Tường.
B. Đồng Xoài.
C. Điện Biên Phủ.
D. Ấp Bắc.
Câu 10: Từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, miền Nam Việt Nam tiến hành cuộc cách mạng nào sau đây?
A. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B. Cách mạng dân chủ nhân dân.
C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. Cách mạng tư sản dân quyền.
Câu 11: Nội dung nào sau đây không phải mục đích chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) của quân đội nhân dân Việt Nam?
A. Tiêu diệt lực lượng địch ở Điện Biên Phủ.
B. Giải phóng vùng Tây Bắc.
C. Tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
D. Giành lại thể chủ động trên chiến trường.
Câu 12: Nội dung nào sau đây không phải là bối cảnh thuận lợi để Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mở rộng thành viên trong những năm 90 của thế kỷ XX?
A. Không còn sự đối đầu trong khu vực.
B. Sự xuất hiện xu thể hòa hoãn Đông-Tây.
C. Vấn đề Campuchia được giải quyết.
D. Chiến tranh lạnh kết thúc.
Câu 13: Mục tiêu được chú trọng và là cơ sở để thực hiện các mục tiêu khác của Liên hợp quốc là
A. duy trì, mở rộng hợp tác về mọi mặt.
B. thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị.
C. sự hợp tác về an ninh - quốc phòng.
D. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Câu 14: Để cùng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp, năm 1951, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt đã thống nhất thành
A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
B. Mặt trận dân chủ Việt Nam.
C. Mặt trận Việt Liên.
D. Mặt trận Liên Việt.
Câu 15: Nội dung nào sau đây phản ảnh không đúng bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)?
A. Hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới đang được hình thành.
B. Thực dân Pháp có âm mưu quay trở lại xâm lược Việt Nam.
C. Đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền Bắc - Nam.
D. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh mẽ.
Câu 16: Quốc gia nào sau đây là một trong những thành viên sáng lập tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967?
A. In-đô-nê-xi-a.
B. Mi-an-ma.
C. Hàn Quốc.
D. Lào.
Câu 17: Nội dung nào sau đây phản ảnh không đúng nguyên nhân thăng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Có lực lượng vũ trang ba thứ quân không ngừng lớn mạnh.
B. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương.
C. Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, đoàn kết.
D. Thắng lợi của phe Đồng mình đối với chủ nghĩa phát xít.
Câu 18: ............................................
............................................
............................................
Câu 24: Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã để lại bài học học kinh nghiệm nào sau đây đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay?
A. Kết hợp chặt chẽ đấu tranh trên ba mặt tràn chỉnh trị, quân sự và ngoại giao.
B. Xây dựng lực lượng vũ trang ba thử quân chỉnh quy, tinh nhuệ và hiện đại.
C. Xây dựng thế trận lòng dân, giải quyết quyết đúng đúng đầu vẫn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
D. Kết hợp chặt chẽ sức mạnh của tiên tuyen với sức mạnh của hậu phương.
PHẦN II: CẦU TRẮC NGHIỆM ĐỨNG SAI
Câu 25: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
"Cuộc Chiến tranh lạnh (1947-1989) chủ yếu diễn ra ở châu Âu, nhưng đã làm thay đổi sâu sắc quan hệ quốc tế: giữa Mỹ với Liên Xô, giữa các nước Đông Âu với các nước Tây Âu, giữa các nước tư bản chủ nghĩa với các nước xã hội chủ nghĩa. Sự đối đầu gay gắt giữa Mỹ và Liên Xô trong thời gian diễn ra Chiến tranh lạnh đã làm gia tăng cuộc chạy đua vũ trang, dẫn đến một số cuộc chiến tranh cục bộ trên thế giới".
(Nguyễn Anh Thái (chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2015, tr.538)
a) Đoạn tư liệu trên phản ánh những biểu hiện của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta
b) Một trong những nguyên nhân quyết định Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (1989) là thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
c) Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ và Liên bang Nga tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (1989)
đ) Trong việc tiến hành Chiến tranh lạnh, châu Âu là mục tiêu chiến lược để Mỹ ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 26: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
"Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thẳng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thằng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới".
(Hồ Chí Minh toàn táp, Táp 10, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nôi, 1996, tr. 12)
a) Đoạn tư liệu trên đề cập đến thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.
b) Lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc Việt Nam nhỏ bé đã đánh thẳng một nước thực dân hùng mạnh, đó là đế quốc Mỹ.
c) Thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam đánh đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa nối liền từ châu Âu sang châu Á
đ) Tháng lời của nhân dân Việt Nam đã chứng minh các dân tộc bị áp bức có khả năng đánh bại các cường quốc thực dân
Câu 27: Cho những thông tin trong bảng dưới đây
Thời gian | Nội dung |
15-8-1945 | Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. |
Từ 19 - 25-8-1945 | Cuộc Tổng khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam đã giành thàng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn. |
28-8-1945 | Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi trong cả nước. |
30-8-1945 | Vua Bảo Đại tuyên bỏ thoái vị. |
2-9-1945 | Chủ tịch Hồ Chí Minh độc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. |
a) Bảng thông tin trên thể hiện các sự kiện của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.
b) Tuyên ngôn Độc lập là áng văn lập quốc vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam
đến.
c) Khi Hà Nội, Huế, Sài Gòn khởi nghĩa thắng lợi, phát xít Nhật ở các địa phương khác trong cả nước tự tan rã và vua Bảo Đại buộc phải tuyên bố thoái vị
đ) Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam bắt đầu diễn ra khi Nhật hoảng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện (15/8/1945).
Câu 28: ............................................
............................................
............................................