Đề thi thử Sinh học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 1

Bộ đề thi thử tham khảo môn sinh học THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học

ĐỀ SỐ 1 – ĐỀ THI THAM KHẢO

Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn thi thành phần: SINH HỌC

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1. Những thành phần nào sau đây tham gia vào cấu trúc màng sinh chất của tế bào?

A. Protein và acid béo

B. Glyxerol và acid béo

C. Phospholipid và protein

D. Glucose và saccharose

Câu 2. Cho các tế bào có nồng độ glucose trong tế bào chất là 0,05% vào môi trường có nồng độ glucose 0,1% thì môi trường đó được gọi là môi trường

A. đẳng trương

B. bão hoà

C. ưu trương

D. nhược trương

Câu 3. Đồ thị dưới đây mô tả sự thay đổi lượng DNA của một tế bào trong chu kì tế bào ở một loại tế bào mô phân sinh thực vật. Giai đoạn B trong đồ thị tương ứng là

Tech12h

A. pha G1

B. pha S

C. kì đầu

D. kì giữa

Câu 4. Để bảo quản rau quả chúng ta không nên thực hiện hoạt động nào sau đây?

A. Sấy khô rau quả

B. Ngâm rau quả trong nước muối hoặc nước đường

C. Giữ rau quả trong ngăn mát của tủ lạnh

D. Giữ rau quả trong ngăn đá của tủ lạnh

Câu 5. Trong cơ thể thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là thành phần của protein?

A. Zn

B.Cl

C. Mg

D. N

Câu 6. Trong một khu vườn có nhiều loài hoa, người ta quan sát thấy một cây đỗ quyên lớn phát triển tốt, lá màu xanh sẫm nhưng cây này chưa bao giờ ra hoa. Lí do nào sau đây có thể giải thích cho cây đỗ quyên đó?

A. Có thể cây được bón thừa muối Ca

B. Có thể cây này đã được bón thừa K

C. Có thể cây này đã được bón thừa N

D. Có thể cây được tưới quá nhiều nước

Câu 7. Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây phượng?

A. Mô phân sinh đỉnh thân

B. Mô phân sinh đỉnh rễ

C. Mô phân sinh lóng

D. Mô phân sinh bên

Câu 8. Vật liệu di truyền trên DNA được truyền cho đời sau thông qua cơ chế.

A. nhân đôi

B. phiên mã

C. dịch mã

D. đột biến gene

Câu 9. Có 4 dòng ruồi giấm thu được từ 4 vùng địa lí khác nhau. Phân tích trật tự gene trên nhiễm sắc thể số 2 người ta thu được kết quả sau:

Dòng 1: ABFEDCGHIK

Dòng 2: ABCDEFGHIK

Dòng 3: ABFEHGIDCK

Dòng 4: ABFEHGCDIK

Nếu dòng 3 là dòng gốc, loại đột biến đã sinh ra 3 dòng kia có trật tự phát sinh nào sau đây?

A. Đảo đoạn NST, từ dòng 3- 4 - 1- 2

B. Đảo đoạn NST, từ dòng 3 - 1 - 4 - 2

C. Đảo đoạn NST, từ dòng 3 – 4 – 2 - 1

D. Đảo đoạn NST, từ dòng 3 - 2 - 1- 4

Câu 10. Cho tế bào đang phân bào có dạng như hình bên. Tế bào này đang ở kì nào sau đây của quá trình phân bào?

Tech12h

A. Kì sau của nguyên phân

B. Kì sau của giảm phân 1

C. Kì sau của giảm phân 2

D. Kì giữa của giảm phân

Câu 11. Sơ đồ dưới đây mô tả cơ chế hình thành một hội chứng bệnh ở người.

Tech12h

A. Hội chứng Turner

B. Hội chứng Down

C. Hội chứng Klinefelter

D. Hội chứng tiếng mèo kêu

Câu 12. Phát biểu nào sau đây không phải là quan sát của Darwin trên cơ sở chọn lọc tự nhiên?

A. Các cá thể trong một quần thể khác biệt nhau về nhiều đặc điểm

B. Các đặc điểm của sinh vật được di truyền từ bố mẹ cho con cái

C. Số con sinh ra nhiều hơn so với số lượng cá thể mà môi trường có thể nuôi dưỡng

D. Các cá thể kém thích nghi không bao giờ sinh sản tạo ra con cái

Câu 13. Một quần thể côn trùng được phun bằng một loại thuốc trừ sâu mới. Trong lần phun đầu tiên, đa số các con côn trùng đều chết nhưng vẫn còn một số cá thể sống sót. Ở thế hệ tiếp theo, nhiều cá thể côn trùng không bị ảnh hưởng đến sức sống khi phun thuốc trừ sâu. Nhận định nào sau đây đúng khi giải thích hiện tượng trên?

Tech12h

A. Thuốc trừ sâu gây ra đột biến dẫn đến sự kháng thuốc ở côn trùng và di truyền cho thế hệ sau

B. Một số côn trùng trong quần thể đầu tiên đã có khả năng kháng thuốc và di truyền cho thế hệ sau

C. Côn trùng đã kịp thời biến đổi để thích nghi với môi trường chứa thuốc trừ sâu

D. Chọn lọc tự nhiên đã tạo ra thế hệ côn trùng kháng thuốc trừ sâu trong quần thể

Câu 14. Nhận định nào sau đây không đúng về chọn lọc tự nhiên?

A. Chọn lọc tự nhiên làm tăng dần tần số cá thể mang đặc điểm thích nghi qua các thế hệ

B. Khi môi trường sống thay đổi hoặc sinh vật di chuyển đến môi trường mới thì chọn lọc tự nhiên có thể làm xuất hiện loài mới

C. Chọn lọc tự nhiên xảy ra qua sự tương tác giữa sinh vật và môi trường có thể dẫn đến sự tiến hoá của cá thể sinh vật.

D. Chọn lọc tự nhiên có thể làm khuếch đại hoặc tiêu giảm các đặc điểm di truyền của sinh vật

Câu 15. ............................................

............................................

............................................

Câu 18. Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa quần thể vật ăn thịt và quần thể con mồi, nhận định nào sau đây đúng?

A. Số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt luôn nhiều hơn số lượng cá thể của quần thể con mồi

B. Số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt ổn định, còn số lượng cá thể của quần thể con mồi luôn biến đổi

C. Nếu cả 2 quần thể đều biến động theo chu kì, thì quần thể vật ăn thịt luôn biến động trước

D. Sự biến động số lượng cá thể của quần thể con mồi đã kéo theo sự biến động số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt

PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1. Một thí nghiệm được thiết kế để đánh giá sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên cường độ quang hợp. Cường độ ánh sáng của đèn được điều chỉnh bằng độ đục của kính và cường độ quang hợp được đo bằng số lượng bóng khí thoát ra. Thí nghiệm được mô tả ở hình dưới đây

Tech12h

Kết quả được hiển thị trong bảng sau:

Cường độ ánh sáng (Đơn vị tương ứng)

2

4

6

8

10

12

14

Số bóng khí thoát ra trên mỗi phút

4

9

12

20

22

24

24

Dựa vào thí nghiệm trên, mỗi nhận định sau đây đúng hay sai?

a. Bọt khí thoát ra từ cây rong đuôi chó chủ yếu là khí CO2.

b. Cường độ quang hợp càng cao thì số bóng khí thoát ra càng nhiều.

c. Thay đổi cường độ chiếu sáng có thể làm thay đổi cường độ quang hợp.

d. Bọt khí thoát ra do nhiệt độ của nước tăng cao.

Câu 2. Ở một loài thực vật, locus gene quy định màu sắc quả gồm 2 allele, allele A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với allele a quy định quả vàng. Cho cây (P) có kiểu gene dị hợp Aa tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gene này không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Mỗi dự đoán về kiểu hình trên mỗi cây F₁ dưới đây đúng hay sai?

a. Trên mỗi cây F₁ có hai loại quả, trong đó có 75% số quả đỏ và 25% số quả vàng.

b. Trên mỗi cây F₁ có hai loại quả, trong đó có 50% số quả đỏ và 50% số quả vàng.

c. Các cây F₁ có ba loại kiểu hình, trong đó có 25% số cây quả vàng, 25% số cây quả đỏ và 50% số cây có cả quả đỏ và quả vàng.

d. Trên mỗi cây F₁ chỉ có một loại quả, quả đỏ hoặc quả vàng.

Câu 3. ............................................

............................................

............................................

Câu 4. Trong quần xã sinh vật có các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hồ, vi khuẩn gây bệnh ở thỏ và sâu ăn cỏ. Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trên, các nhận định sau đây đúng hay sai?

a. Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.

b. Mèo rừng thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể thỏ.

c. Số lượng mèo rừng tăng lên do số lượng hươu tăng lên.

d.  Sâu ăn cỏ, thỏ và hươu là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.

PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN

Câu 1. Trong các nguyên nhân sau đây: vệ sinh răng miệng không sạch sẽ; chế độ ăn ít chất xơ, không đủ nước; ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều đường; ít vận động; tinh thần căng thẳng. Có bao nhiêu nguyên nhân gây sâu răng?

Câu 2. Chu kì hoạt động của tim bao gồm bao nhiêu giai đoạn?

Câu 3. Ở ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Có thể phát hiện được tối đa bao nhiêu nhóm gene liên kết ở loài này?

Câu 4. ............................................

............................................

............................................

Câu 6. Có bao nhiêu trường hợp sau đây là biến động số lượng cá thể không theo chu kì?

(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái và bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8 °C.

(2) Rừng tràm U Minh Thượng bị cháy vào tháng 3 năm 2002 đã xua đuổi và giết chết nhiều sinh vật rừng.

(3) Chim cu gáy ăn hạt thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô... hàng năm.

(4) Ở Australia, năm 1969 đến năm 1970, bệnh u nhầy làm số lượng thỏ giảm mạnh nhất.

(5) Ở Việt nam, sâu hại xuất hiện nhiều những tháng có nhiệt độ ấm áp.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay