Đề thi thử Sinh học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 6
Bộ đề thi thử tham khảo môn sinh học THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học
ĐỀ SỐ 6 – ĐỀ THI THAM KHẢO
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: SINH HỌC
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Điểm khác nhau về chức năng giữa gene cấu trúc và gene điều hòa là:
A. Gene cấu trúc mã hóa protein; gene điều hòa kiểm soát quá trình biểu hiện gene khác
B. Gene cấu trúc kiểm soát quá trình sao chép; gene điều hòa mã hóa các phân tử protein
C. Gene cấu trúc mã hóa RNA; gene điều hòa chỉ mã hóa các phân tử protein chức năng
D. Gene cấu trúc mã hóa lipid; gene điều hòa mã hóa các phân tử nucleic acid trong nhân
Câu 2. Ở đậu Hà Lan có 2n = 14. Trong kỳ sau của quá trình nguyên phân, số nhiễm sắc thể có trong tế bào lưỡng bội của loài này là bao nhiêu?
A. 7 NST kép
B. 14 NST kép
C. 28 NST đơn
D. 14 NST đơn
Câu 3. Đồ thị dưới đây thể hiện lượng CO2 hấp thụ qua quang hợp ở cây rau dền đỏ (Amaranthus tricolor). Ở cường độ ánh sáng dưới 200 µmol/m²/s, khi nói về lợi thế trong việc hấp thụ CO2, nhận định nào sau đây đúng?
I. Với nồng độ CO2 ở giá trị 0,32%, khi tăng cường độ ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng rất mạnh.
II. Với nồng độ CO2 ở giá trị 0,01%, cường độ quang hợp chênh lệch không đáng kể ở các ngưỡng ánh sáng khác nhau.
III. Tại cường độ ánh sáng 2000 lux, khi nồng độ CO2 tăng từ 0,1% đến 0,32% thì cường độ quang hợp tăng thêm 1 mg CO2/dm/h.
IV. Trong điều kiện cường độ ánh sáng khoảng 6000 đến 18000 lux, khi nồng độ CO2 tăng từ 0,16% đến 0,3% thì cường độ quang hợp của cây tăng.
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
Câu 4. Hình dưới đây mô tả các con đường vận chuyển các chất qua màng tế bào (X, Y, Z). Nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Vitamin D không thể được vận chuyển qua X
B. Ion Na+ và K+ có thể được vận chuyên qua X
C. Protein kích thước lớn có thể được vận chuyên qua Y
D. Các phân tử H2O có thể được vận chuyển qua Z
Câu 5. Lĩnh vực nào dưới đây ít liên quan đến ứng dụng của sinh học?
A. Y - dược học
C. Kỹ thuật xây dựng
B. Công nghệ thực phẩm
D. Bảo vệ môi trường
Câu 6. Hình dưới đây thể hiện mối quan hệ tiến hóa giữa các loài bò sát khác nhau. Các nhánh và điểm phân nhánh cho thấy mức độ tiến hóa và tổ tiên chung của các loài này. Hai loài có quan hệ tiến hóa gần nhất là
A. thằn lằn giám sát và kỳ nhông
B. thằn lằn thủy tinh và rắn
C. thằn lằn giám sát và thạch sùng
D. rắn và thằn lằn thủy tinh
Câu 7. Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, yếu tố nào dưới đây góp phần lớn nhất vào sự đa dạng di truyền trong quần thể?
A. Đột biến gen
B. Giao phối chọn lọc
C. Chọn lọc tự nhiên
D. Giao phối gần
Câu 8. Yếu tố nào dưới đây làm thay đổi tần số allele của quần thể theo hướng tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể?
A. Đột biến gen
B. Chọn lọc tự nhiên
C. Phiêu bạt di truyền
D. Dòng gen
Câu 9. Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một gen có hai allele quy định. Có tối đa bao nhiêu người trong gia đình có kiểu gen đồng hợp?
A. 7
B. 6
C. 4
D. 5
Câu 10. Lai xa giữa hai loài cây khác nhau thu được cây F1 bất thụ. Các nhà khoa học sử dụng kỹ thuật đa bội hóa để cây lai trở nên hữu thụ. Kỹ thuật này có ý nghĩa như thế nào?
A. Tạo điều kiện cho cây hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả hơn từ đất
B. Hình thành cặp nhiễm sắc thể tương đồng, giúp cây có thể sinh sản hữu tính
C. Giảm số lượng nhiễm sắc thể, giúp cây dễ thích nghi hơn với môi trường
D. Kích thích sự phát triển cơ quan sinh dưỡng mà không cần sinh sản hạt
Câu 11. Để giảm sự cạnh tranh giữa các cây trưởng thành và cây con trong cùng loài có thể áp dụng biện pháp nào dưới đây?
A. Trồng xen kẽ các loài cây khác nhau để giảm mật độ của loài cây hiện tại
B. Tăng cường bón phân và tưới nước để cây con có điều kiện sinh trưởng tốt hơn
C. Cắt tỉa các cây trưởng thành để tăng cường ánh sáng cho các cây con bên dưới
D. Giới hạn số lượng cây con bằng cách thu hoạch các cây non khi chúng mới nảy mầm
Câu 12. Trong một ao nuôi, mối quan hệ nào có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn?
A. Cạnh tranh
B. Ký sinh
C. Vật ăn thịt – con mồi
D. Ức chế cảm nhiễm
Câu 13. Hình ảnh dưới đây mô tả cấu trúc của một phân tử vòng. Dựa vào đặc điểm của nó, loại phân tử này thường được sử dụng trong kỹ thuật sinh học nào?
A. Sao chép và nhân đôi DNA của tế bào nhân thực
B. Phiên mã tạo ra các phân tử ARN thông tin
C. Chuyển gen vào tế bào vi khuẩn để sản xuất protein
D. Truyền thông tin di truyền giữa các thế hệ sinh vật
Câu 14. Ở người, sự hình thành nhóm máu ABO do hoạt động phối hợp của 2 gen H và I, được thể hiện trong sơ đồ hình bên dưới. Allele lặn h và allele lặn 10 đều không tổng hợp được enzyme tương ứng. Gene H và gene I nằm trên hai nhiễm sắc thể khác nhau. Khi trên bề mặt hồng cầu có cả kháng nguyên A và kháng nguyên B sẽ biểu hiện nhóm máu AB, khi không có cả hai loại kháng nguyên thì biểu hiện nhóm máu O. Cho biết các gen phân li độc lập. Một người có nhóm máu O có tối đa bao nhiêu loại kiểu gene về hai gene nói trên?
A. 10
B. 4
C. 6
D. 8
Câu 15. ............................................
............................................
............................................
Câu 18. Biến đổi khí hậu toàn cầu có thể gây ra những tác động nào đến con người?
A. Giảm nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm do muỗi và côn trùng
B. Tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp và tim mạch do ô nhiễm không khí
C. Tăng khả năng tiếp cận nguồn nước sạch và thực phẩm dinh dưỡng
D. Giảm số lượng các đợt nắng nóng và sóng nhiệt tại các thành phố lớn
PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1. Một operon X có các vùng trình tự quy định chức năng được ký hiệu M, N, P, Q, tông hợp các enzyme 1 và enzyme 2 phân giải chất X. Trong đó, mỗi vùng trình tự đã ký hiệu từ M đến Q sẽ là một trong các vị trí sau:
(1) Gene tổng hợp enzyme 1.
(2) Gene tổng hợp enzyme 2.
(3) Vùng khởi động (promoter).
(4) Vùng vận hành (operator).
Biết rằng, gene điều hòa điều khiển hoạt động operon X tổng hợp protein điều hòa có chức năng bình thường. Kết quả chọn lọc các chủng vi khuẩn thu được ở bảng dưới đây khi nuôi cấy trong điều kiện môi trường có chất X và không có chất X, biết (+) enzyme được tổng hợp; (-) enzyme không được tổng hợp.
a) Trình tự M trong operon X là gene tông hợp enzyme 1.
b) Vùng P trong operon X là gene mã hóa enzyme 2.
c) Nếu vùng N bị đột biến, enzyme 2 sẽ không được tổng hợp khi có chất X, nhưng enzyme 1 vẫn có thể được tổng hợp.
d) Khi đột biến xảy ra ở vùng Q của operon, enzyme 1 và enzyme 2 vẫn được tổng hợp ngay cả khi không có chất X.
Câu 2. ............................................
............................................
............................................
Câu 3. Dưới đây là dữ liệu huyết áp được lấy từ một người phụ nữ 24 tuổi khỏe mạnh trong khi tập thể dục:
a) Huyết áp tâm thu tăng từ mức 110 mmHg lúc nghỉ ngơi lên 172 mmHg sau 10 phút tập thể dục vì cơ thể cần ít oxy và năng lượng hơn khi bắt đầu tập thể dục.
b) Huyết áp tâm trương giảm từ 80 mmHg lúc xuống 76 mmHg sau khoảng 6 phút vì cung lượng tim tăng và giãn nở mao mạch, giúp giảm sức cản mạch máu.
c) Nhịp tim tăng từ 64 nhịp/phút khi nghỉ ngơi lên 144 nhịp/phút sau 10 phút tập thể dục cho thấy cơ thể cần ít oxy hơn trong quá trình tập.
d) Sau 10 phút tập thể dục, huyết áp tâm thu và nhịp tim đều đạt mức cao nhất, điều này phản ánh hệ tim mạch đang làm việc tích cực để cung cấp đủ oxy cho cơ bắp.
Câu 4. Khi cho hai dòng thuần chủng cùng loài là cây hoa đỏ và cây hoa trắng giao phấn với nhau, thu được thế hệ F1 với 100% cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được thế hệ F2 gồm 368 cây hoa trắng và 272 cây hoa đỏ.
a) Tính trạng màu hoa do hai gen quy định.
b) Cây bố hoặc mẹ thiếu một trong hai gen này.
c) Có tối đa 27 kiểu gen trong quần thể.
d) Cây hoa đỏ có số kiểu gen nhiều hơn cây hoa trắng.
PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Câu 1. Hình ảnh minh họa một hệ sinh thái trên cạn, đây là hệ sinh thái rừng, nơi thể hiện mối quan hệ giữa các sinh vật tự dưỡng và các nhóm sinh vật tiêu thụ. Các sinh vật trong hình bao gồm thực vật (như cây ngô), động vật ăn thực vật (như sóc, côn trùng), động vật ăn thịt (như chim săn côn trùng, chồn) và động vật ăn tạp (như gấu trúc Mỹ).
Có bao nhiêu loài thuộc nhóm sinh vật tiêu thụ bậc 2?
Câu 2. Cho biết một bản sao sơ cấp của mARN vừa được phiên mã từ một gen phân đoạn có các exon và các intron với số nucleotide tương ứng như sau:
Sau khi cắt bỏ các intron và nối các exon lại với nhau để tạo thành mRNA có hoạt tính sinh học bình thường trưởng thành chỉ gồm 4 exon. Cho biết tổng số nucleotide tối đa mà mRNA đó có thể có là bao nhiêu?
Câu 3. Một nhà nghiên cứu tiến hành nuôi cấy một tế bào vi khuẩn E. coli trên môi trường chỉ chứa N14. Sau 2 thế hệ, chọn lọc một tế bào vi khuẩn (kí hiệu A) chỉ chứa DNA với N14. Tế bào này tiếp tục được chuyển sang môi trường chỉ chứa N15 để nuôi cấy. Quá trình nuôi cấy không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi khuẩn. Sau một số thế hệ, người ta tách các phân tử DNA từ tất cả các tế bào thu được, và nhận thấy tỷ lệ giữa DNA chứa N14 và DNA chỉ chứa N15 là 1 : 15. Số thế hệ tế bào (số lần phân chia) của tế bào A là bao nhiêu?
Câu 4. ............................................
............................................
............................................
Câu 6. Bảng dưới đây cho biết sự thay đổi tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử vong, tỉ lệ di cư và tỉ lệ nhập cư của một quần thể động vật từ năm 1980 đến năm 1990:
Tỷ lệ tăng trưởng của quần thể động vật này vào năm 1990 là bao nhiêu phần trăm?