Đề thi thử Sinh học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Cà Mau

Đề thi thử tham khảo môn sinh học THPTQG năm 2025 của Sở GD&ĐT Cà Mau sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CÀ MAU

ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi có 04 trang)    KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025
MÔN: SINH HỌC
Ngày thi: 18/5/2025
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh: ………………………………………
Số báo danh: …………………………………………
 

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Trong quang hợp ở thực vật, pha tối diễn ra ở vị trí nào của lục lạp? 

A. Chất nền. 

B. Thylakoid. 

C. Màng trong. 

D. Màng ngoài. 

Câu 2. Giả thuyết súp tiền sinh học do các nhà khoa học nào sau đây đề xuất? 

A. Miller và Urey. 

B. Oparin và Haldane.  

C. Haldane và Miller. 

D. Oparin và Urey.  

Câu 3. Tôm vỏ cứng Pistol và cá bống Gobies chung sống trong một cái hang do tôm đào. Thị lực của loài  tôm này rất kém, phải nhờ cá bống vốn rất tinh mắt cảnh giới cho lúc nào thì an toàn để ra ngoài. Ngược lại,  cá bống thì nhờ tôm mà có được một “ngôi nhà” để nương náu và nghỉ ngơi. Mối quan hệ của tôm vỏ cứng  Pistol và cá bống Gobies là 

A. hội sinh. 

B. cạnh tranh. 

C. cộng sinh. 

D. hợp tác. 

Câu 4. Theo học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có vai trò tạo sự đa dạng di  truyền trong quần thể? 

A. Giao phối không ngẫu nhiên. 

B. Đột biến. 

C. Phiêu bạt di truyền. 

D. Chọn lọc tự nhiên. 

Câu 5. Insulin là hormone điều hoà đường huyết gồm 2 chuỗi polypeptide được mã hoá do 2 gene trên NST  thường. Để tổng hợp insulin với sinh khối lớn, gene mã hóa insulin được tổng hợp nhân tạo (cDNA) và được  ghép vào plasmid bằng enzyme cắt giới hạn BamHI và enzyme nối ligase sau đó chuyển vào tế bào E. coli bằng phương pháp biến nạp. Các giai đoạn tạo E. coli tổng hợp hormone Insulin được đánh số theo thứ tự  (1), (2), (3), (4) như hình bên dưới. Phát biểu nào sau đây đúng khi đề cập đến giai đoạn 1 trong kỹ thuật tạo  E. coli tổng hợp hormone insulin? 

Tech12h

A. Biến nạp DNA tái tổ hợp vào tế bào E. coli.  

B. Trộn, ủ plasmid với cDNA để tạo DNA tái tổ hợp. 

C. Sử dụng enzyme ligase trong giai đoạn này để tạo DNA tái tổ hợp. 

D. Sử dụng enzyme phiên mã ngược revertase để tổng hợp cDNA. 

Câu 6. Hoạt động nào sau đây là tư vấn di truyền? 

A. Dùng biểu tượng hình học ghi lại sự di truyền của tính trạng ở các thế hệ. 

B. Thay thế gene gây bệnh trong tế bào của người bệnh. 

C. Cung cấp thông tin, giải thích nguyên nhân, cơ chế bệnh di truyền. 

D. Chỉnh sửa gene gây bệnh trong tế bào của người bệnh. 

Câu 7. Ở người, bệnh, hội chứng bệnh nào sau đây do đột biến NST gây ra? 

A. Mù màu. 

B. Tan máu bẩm sinh. 

C. Máu khó đông. 

D. Down.  

Câu 8. Một bệnh di truyền hiếm gặp ở người do rối loạn chuyển hóa lipid dẫn đến tích tụ hợp chất lipid  (glucocerebroside) trong lysosome gây ra triệu chứng tăng thể tích gan, lách và thiếu máu nhẹ. Bệnh được  phát hiện là bệnh di truyền đơn gene nằm trên NST trong nhân tế bào quy định. Một phả hệ trong gia đình  được xác lập như sau: 

Tech12h

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về phả hệ trên? 

A. Gene gây bệnh có thể nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính Y. 

B. Nếu cặp vợ chồng ở thế hệ thứ (III) muốn sinh thêm con, khả năng họ sinh con trai không mắc bệnh là 25%. 

C. Bệnh do allele đột biến lặn quy định. 

D. Những người thuộc thế hệ (II) đều xác định được kiểu gene. 

Câu 9. Hãy ghép thông tin ở cột A phù hợp với cột B trong bảng sau đây: 

Cột A

Cột B

1. Bằng chứng tế bào học

2. Bằng chứng giải phẫu so sánh

3. Bằng chứng hoá thạch

4. Bằng chứng phân tử

a. Cơ thể người hiện đại có thể tìm thấy: ruột thừa, núm vú nam, ống dẫn tính dịch nữ,… Trong đó, xương cụt là bằng chứng rõ ràng nhất cho việc loài người đã từng có đuôi.

b. Cấu tạo tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều có các thành phần tương tự nhau.

c. Bộ ba 5’UUA3’ trong mã di truyền từ virus đến con người đều mã hoá cho amino acid leucine.

d. Xác côn trùng của họ hàng cổ xưa thuộc bọ Chrysopidae mới nở kẹt trong hổ phách 130 triệu năm.

A. 1d, 2a, 3b, 4c. 

B. 1b, 2a, 3d, 4c. 

C. 1b, 2c, 3a, 4d. 

D. 1b, 2d, 3c, 4a. 

Câu 10. Bộ ba nào sau đây là tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã? 

A. 5'AUG3'. 

B. 3'UGA5'. 

C. 3'UAG5'. 

D. 3'AAU5'. 

Câu 11. Các nguyên tố hoá học nào sau đây là thành phần cấu tạo của phân tử DNA? A. C, H, O, N, P. 

B. C, H, O, P. 

C. C, H, N, P, Mg. 

D. C, H, O, Na, S. 

Câu 12. Ở thực vật sống trên cạn, nước và ion khoáng được hấp thụ chủ yếu bởi cơ quan nào sau đây? 

A. Hoa. 

B. Lá. 

C. Rễ. 

D. Thân. 

Câu 13. Giả sử trình tự nucleotide ở vùng vận hành (O) của operon lac bị thay đổi thì có thể dẫn đến hiện  tượng nào sau đây? 

A. Thay đổi trình tự amino acid của của phân tử protein ức chế. 

B. Biến đổi trình tự nucleotide ở vùng khởi động (P). 

C. Các gene lacZ, lacY, lacA phiên mã liên tục. 

D. Đột biến ở một trong các gene lacZ, lacY, lacA

Câu 14. ............................................

............................................

............................................

Dựa vào thông tin sau để trả lời câu hỏi 17 và 18: Giun đũa (Ascaris lumbricoides) sống ký sinh và gây  bệnh phổ biến ở người. Trứng giun đũa phát triển thuận lợi ở nhiệt độ (25 – 30oC), độ ẩm khoảng 80%, đủ  ánh sáng, bóng râm mát.  

Câu 17. Giun đũa sống trong môi trường nào sau đây? 

A. Môi trường cạn. 

B. Môi trường đất. 

C. Môi trường nước. 

D. Môi trường sinh vật. 

Câu 18. Ví dụ minh họa trên thể hiện quy luật tác động sinh thái nào sau đây? 

A. Quy luật tác động tổng hợp. 

B. Quy luật giới hạn sinh thái.  

C. Quy luật tác động không đồng đều. 

D. Quy luật tác động qua lại. 

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi  câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Một nhà nghiên cứu tiến hành thí nghiệm nhằm xác định ảnh hưởng của phlorizin lên một số chỉ số  sinh lý máu, nước tiểu của chuột bình thường và chuột đái tháo đường do streptozotocin (STZ), một chất ức  chế tín hiệu insulin của tế bào đích. Phlorizin ức chế protein SGLT2 là một kênh giúp tái hấp thu glucose ở  thận. Thiết kế thí nghiệm được thể hiện ở bảng bên dưới.  

Đối tượng chuột thí nghiệm

Thành phần dung dịch tiêm

Nồng độ đường huyết sau 4 tuần (mg/dL)

Nhóm 1 (đối chứng)

NaCl 0,9%

160

Nhóm 2

Phlorizin

135

Nhóm 3

STZ

265

Nhóm 4

STZ và phlorizin

238

Sau 4 tuần thí nghiệm, một số chỉ số sinh lí máu, nước tiểu trong ngày và sự biểu hiện gene SGLT2 ở  thận đã được xác định. Biết rằng các nhóm chuột có chế độ ăn như nhau và uống nước theo nhu cầu và  ngưỡng glucose của thận ở chuột thí nghiệm là 200mg/dL. 

a) Gene SGLT2 biểu hiện ở thận của chuột nhóm 2 cao hơn nhóm 4. 

b) Trong đối tượng thí nghiệm, chuột nhóm 3 có huyết áp cao nhất. 

c) Trong đối tượng thí nghiệm, chỉ nhóm chuột 3 bị đái tháo đường. 

d) Insulin là hormone do tuyến tụy tiết ra làm giảm nồng độ đường huyết. 

Câu 2. Hình bên mô tả mối quan hệ giữa: Gene ⭢ RNA ⭢ Protein ở sinh vật nhân sơ. X và Y là 2 cơ chế di  truyền phân tử.

Tech12h

a) Vật liệu di truyền được truyền lại cho đời sau thông qua quá trình X và Y. 

b) Mạch 1 của gene D là mạch làm khuôn cho quá trình X.  

c) Nếu chỉ xét trong đoạn trình tự nucleotide của gene D thì có tối đa 3 trường hợp đột biến thay thế 1 cặp nucleotide làm xuất hiện mã kết thúc sớm. 

d) Một đột biến thay thế xảy ra trong trình tự nucleotide của gene D làm cho codon 5’UGG3’ trên mRNA được phiên mã từ allele D trở thành codon 5’UGA3’ trên mRNA được phiên mã từ gene đột biến thì chuỗi polypeptide do gene đột biến quy định khác với chuỗi polypeptide do gene D quy định tổng hợp 1 amino acid.  

Câu 3. Hiện tượng nhóm máu O giả (kiểu hình Bombay) là một trường hợp hiếm gặp trong di truyền học.  Người mang kiểu gene hh không tổng hợp được kháng nguyên H tiền chất cần thiết để hình thành kháng nguyên A hoặc B. Do đó, dù có mang allele IAhoặc IB, họ vẫn biểu hiện nhóm máu O trong các xét nghiệm thông thường. Cơ chế biểu hiện nhóm máu ABO do hoạt động phối hợp của 2 gene H và I được thể hiện như sơ đồ trong hình bên. Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu O, sinh 3 người con lần lượt có nhóm máu A, B và O. Biết rằng không có phát sinh đột biến và gene H, gene I không cùng nhóm liên kết.

Tech12h

a) Tất cả con của cặp vợ chồng này đều mang ít nhất một allele h. 

b) Kiểu gene của người con có nhóm máu A là HhIAIO

c) Nếu người con có nhóm máu B kết hôn với người có nhóm máu AB thì có thể sinh ra con có nhóm máu O thật. 

d) Cặp vợ chồng này đều có thể mang kiểu gene hhIAIB

Câu 4. ............................................

............................................

............................................

PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh tô kết quả vào phiếu trả lời tương ứng với từng câu  hỏi theo hướng dẫn của phiếu trả lời. 

Câu 1. Ở đậu Hà Lan (Pisum sativum), allele A quy định thân cao, allele a quy định thân thấp; allele B quy  định hoa đỏ, allele b quy định hoa trắng; allele D quy định hạt vàng, allele d quy định hạt xanh. Xét phép lai  sau: AaBbDd × AaBBdd thu được thế hệ F1 có tỷ lệ kiểu hình 1 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn là bao nhiêu phần trăm? 

(Đáp án: 12,5)

Câu 2. Hãy sắp xếp các đại địa chất sau theo thứ tự sự xuất hiện và phát triển của các loài sinh vật trên Trái Đất. 

1. Đại Cổ sinh.      2. Đại Nguyên sinh.        3. Đại Trung sinh.       4. Đại Tân sinh. 

(Đáp án: 2143)

Câu 3. Hai phân tử DNA đều có 2 mạch được cấu tạo từ nucleotide chứa 15N. Cho 2 phân tử DNA này nhân  đôi 3 lần trong môi trường chứa 14N, sau đó chuyển toàn bộ DNA con sang môi trường 15N tiếp tục cho nhân  đôi 1 lần nữa. Trong số các DNA con sinh ra cuối quá trình, có bao nhiêu mạch DNA chứa 14N? 

Câu 4. ............................................

............................................

............................................

Câu 5. Ở gia cầm, gene PRL (gene tổng hợp Prolactin) ở NST số 2 gồm 2 allele, allele B nhiều hơn b 24 cặp nucleotide, mẫu DNA của các cá thể trong quần thể được phân tích bằng phương pháp điện di. Kết quả phân tích được thể hiện ở hình bên. Tần số kiểu gene BB của quần thể trên là bao nhiêu? (làm tròn 2 chữ số thập phân) 

Câu 6. Trong một quần xã hồ nước, người ta ghi nhận số lượng cá thể của mỗi loài ếch như bảng sau: 

Loài

S.holbrooki

R.sphenocephala

H.chrysoscelis

B.americanus

Số lượng cá thể

55

165

330

550

Xác định độ phong phú (%) của loài B. americanus trong quần xã này.  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay