Đề thi thử Sinh học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Nam Định

Đề thi thử tham khảo môn sinh học THPTQG năm 2025 của Sở GD&ĐT Nam Định sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH


MÃ ĐỀ: 301
    ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2024 – 2025 
Môn: Sinh học – Lớp 12 TH, THPT, GDTX
(Thời gian làm bài: 50 phút)
Đề thi khảo sát gồm 4 trang.

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. 

Câu 1: “Nhiễm sắc thể Philadelphia” được phát hiện lần đầu tiên tại Philadelphia,  Hoa Kỳ vào năm 1959 ở người bị ung thư bạch cầu. Hình bên mô tả cơ chế hình thành nhiễm  sắc thể Philadelphia. Dạng đột biến tạo nên NST này là 

Tech12h

A. mất đoạn. 

B. lặp đoạn. 

C. đảo đoạn. 

D. chuyển đoạn.  

Câu 2: Để xác định một đứa trẻ sinh ra có hội chứng Down hay không, người ta sử  dụng phương pháp nghiên cứu 

A. phả hệ. 

B. trẻ đồng sinh.  

C.nhiễm sắc thể người. 

D. ở cấp độ phân tử.  

Câu 3: Codon UAU chỉ mã hóa cho amino acid tyrosine, ví dụ này thể hiện mã di  truyền có tính 

A. liên tục. 

B. thoái hóa. 

C. phổ biến. 

D. đặc hiệu.  

Câu 4: Nhân tố sinh thái vô sinh là 

A. nấm. 

B. cỏ. 

C.ánh sáng. 

D. giun đất.

Câu 5: Morgan đề xuất quy luật di truyền liên kết gene và hoán vị gene khi tiến hành các thí nghiệm với đối tượng 

A.ruồi giấm. 

B. đậu Hà Lan. 

C. cây hoa phấn. 

D. ong mật.  

Câu 6: Trong tự nhiên, lạc đà chỉ xuất hiện ở các quần xã sa mạc, do vậy lạc đà được  gọi là loài 

A. chủ chốt. 

B. đặc trưng. 

C. ưu thế. 

D. thứ yếu.  

Câu 7: Một quần thể thực vật tự thụ phấn, xét 1 gene có 2 allele (A, a). Thế hệ xuất phát  gồm 100% cá thể có kiểu gene Aa. Biết không có các nhân tố làm thay đổi tần số allele, tỉ lệ các  kiểu gene Aa, AA, aa ở các thế hệ tiếp theo thay đổi theo chiều hướng tương ứng như thế nào? 

A.Giảm, tăng, tăng. 

B. Tăng, giảm, tăng. 

C. Tăng, tăng, giảm. 

D. Giảm, tăng, giảm.  

Câu 8: Những người thợ mỏ đào vàng ở Yukon, Canada tình cờ phát hiện một xác  ướp voi ma mút lông cừu gần như hoàn hảo bị chôn vùi dưới lớp băng. Đây là ví dụ về bằng  chứng tiến hóa nào? 

A. Sinh học phân tử. 

B.Hóa thạch. 

C. Giải phẫu so sánh. 

D. Tế bào học.  

Câu 9: Mendel đã kiểm chứng giả thuyết của mình bằng cách cho các cây F1 

A. lai phân tích. 

B. tự thụ phấn.  

C. giao phấn với nhau. 

D. lai với cây hoa đỏ P.  

Câu 10: Cây phát sinh chủng loại hình bên, các chữ cái đại diện  cho các loài, họ hàng gần gũi nhất với loài D là loài 

Tech12h

A. E. 

B. C.  

C. A. 

D. F.  

Câu 11: Charles Darwin (1809-1882) đã xây dựng quy trình nghiên cứu khoa học bao  gồm ba bước theo trình tự là 

A. quan sát ⟶ kiểm chứng giả thuyết ⟶ hình thành giả thuyết.  

B. hình thành giả thuyết ⟶ quan sát ⟶ kiểm chứng giả thuyết.  

C. hình thành giả thuyết ⟶ kiểm chứng giả thuyết ⟶ quan sát.  

D. quan sát ⟶ hình thành giả thuyết ⟶ kiểm chứng giả thuyết.  

Câu 12: Trong các thí nghiệm phát hiện sự di truyền ngoài nhân, Correns đã sử dụng  phép lai 

A. thuận nghịch. 

B. tế bào. 

C. phân tích. 

D. cận huyết.  

Câu 13: Các yếu tố làm tăng kích thước của quần thể là

A. mức sinh sản và mức tử vong. 

B. mức nhập cư và mức xuất cư.  

C. mức sinh sản và mức nhập cư. 

D. mức sinh sản và mức xuất cư.  

Câu 14: Trên đồng cỏ, chim sáo đang tìm thức ăn là rận sống ở da bò. Mối quan hệ  sinh thái giữa chim sáo và bò là 

A. cộng sinh. 

B. hội sinh. 

C. hợp tác. 

D. ức chế.  

Câu 15: ............................................

............................................

............................................

Câu 18: Một người nông dân tại Mộc Châu, Sơn La muốn tối ưu hóa năng suất sữa  của giống bò đang nuôi. Theo em biện pháp nào sau đây là hiệu quả nhất? 

A. Chọn lọc những con bò có kiểu gene cho năng suất sữa cao nhất và nuôi chúng trong điều  kiện môi trường bất lợi để "luyện" cho chúng quen.  

B. Tạo ra môi trường sống có nhiều yếu tố ngẫu nhiên tác động (ví dụ: thay đổi thức ăn, nhiệt  độ thất thường) để kích thích tối đa tiềm năng di truyền của bò.  

C. Cải thiện điều kiện môi trường sống (thức ăn, chăm sóc) để bò có thể biểu hiện tối đa kiểu  hình năng suất sữa vốn có của kiểu gene. 

D. Lai tạo giống bò này với một giống bò khác có năng suất sữa cao, sau đó chọn lọc các con  lai có kiểu hình tốt nhất mà không cần quan tâm đến điều kiện môi trường.  

PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn  đúng hoặc sai. 

Câu 19: Dựa trên cơ sở các thí nghiệm về di truyền của Morgan, một nhóm sinh viên  đã thực hiện các phép lai trên ruồi giấm và thu được kết quả trong bảng dưới đây: 

Phép lai

Kiểu hình mẹ 

Kiểu hình bố

Tỉ lệ biểu hiện kiểu hình mắt trắng (%)

Trong tổng số đời con

Con đực/Tổng số con đực

Con cái/Tổng số con cái

1

Mắt đỏ

Mắt trắng

0

0

0

2

Mắt trắng

Mắt đỏ

50

100

0

3

Mắt đỏ

Mắt đỏ

25

50

0

4

Mắt trắng

Mắt trắng

100

100

100

Biết rằng tính trạng màu mắt do một gene có 2 allele trội lặn hoàn toàn quy định. 

a) Phép lai 3 và phép lai 4 là phép lai thuận và phép lai nghịch.  

b) Kết quả các phép lai phủ nhận kiểu hình màu mắt được quy định bởi một gene nằm trong ti thể.  

c) Phép lai 1, ruồi mẹ có kiểu gene dị hợp tử.  

d) Nếu phép lai giữa ruồi mẹ có kiểu hình mắt đỏ và ruồi bố có kiểu hình mắt trắng thì đời con  không thể xuất hiện kiểu hình mắt trắng.  

Câu 20: Hình bên mô tả kết quả xác định mức biểu hiện của gene Z mã hoá enzyme  β-galactosidase ở 3 chủng E. coli đột biến trong điều kiện môi trường nuôi cấy ban đầu không  có lactose và bổ sung một lượng nhất định lactose được vào thời điểm A. 

Tech12h

a) Trong điều kiện môi trường không có lactose mức độ biểu hiện của gene Z ở cả 3 chủng đều  bằng 0.  

b) Chủng 3 có thể đã bị đột biến ở vùng khởi động (P) làm mất khả năng liên kết với enzyme  RNA polymerase. 

c) Có thể sử dụng chủng 1 để sản xuất hiệu quả enzyme β-galactosidase dùng trong nghiên cứu và công nghiệp thực phẩm.  

d) Nếu tiếp tục nuôi cấy và không bổ sung thêm lactose vào môi trường nuôi cấy thì mức độ  biểu hiện của chủng 2 sẽ không thay đổi.  

Câu 21: ............................................

............................................

............................................

Câu 22: Quần thể rắn nước (Nerodia sipedon) ở đất liền và đảo của hồ Erie có kiểu  màu khác nhau. Hầu như tất cả các loài rắn từ đất liền Ohio hoặc Ontario đều có sọc đậm, trong  khi phần lớn các loài rắn từ đảo không có sọc hoặc có ít sọc. Màu sọc là một đặc điểm di truyền,  được xác định bởi một vài locus (với các allele mã hóa kiểu hình có sọc trội hoàn toàn so với  các allele mã hóa kiểu hình không có sọc). Trên đảo, rắn nước sống dọc theo bờ biển đá, trong  khi trên đất liền, chúng sống trong đầm lầy. Rắn không có sọc ngụy trang tốt hơn ở môi trường  sống trên đảo so với rắn có sọc. Hàng năm, có ba đến mười con rắn di chuyển thành công từ  đất liền tới các đảo và gia nhập quần thể đó.

Tech12h

Các nhà nghiên cứu đã gán các chữ cái cho các biến thể về màu sắc trong quần thể rắn nước trên. Mẫu A là dải màu mạnh, mẫu B và C là dải màu trung gian và mẫu D là không có dải màu (dải  màu mạnh và dải màu trung gian tương ứng có sọc theo mức độ khác nhau; không có dải màu  tương ứng không có sọc). 

a) Rắn không có sọc phổ biến hơn trên đất liền Ohio so với các đảo ở hồ Erie.  

b) Sự khác biệt về phần trăm số cá thể của quần thể rắn nước giữa đất liền và đảo cho thấy tác  động của chọn lọc tự nhiên khác nhau ở hai môi trường.  

c) Hiện tượng các cá thể rắn nước từ đất liền di nhập vào các đảo thúc đẩy quá trình phân hoá  vốn gene giữa đất liền và các đảo diễn ra nhanh chóng hơn.  

d) Nếu môi trường sống trên các đảo được duy trì ổn định như trong nghiên cứu thì tần số các  allele trội có xu hướng tăng lên.  

PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời  tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời. 

Câu 23: Hình bên mô tả cấu trúc của một gene ở sinh vật nhân thực. Vùng số mấy  của gene mang tín hiệu kết thúc phiên mã (tổng hợp RNA)?

Tech12h

(Đáp án: 3)

Câu 24: Vườn chim độc đáo nằm trong rừng cây thưa ven hồ nước của Trường Đại  

học Nông – Lâm Bắc Giang (Việt Yên). Vườn chim tự nhiên có khoảng 15 loài với hơn 10  nghìn cá thể. Một nhóm sinh viên đã đề xuất các biện pháp sau: 

1. Cải tạo môi trường cư trú bằng việc trồng bổ sung các loại cây như: tràm, keo. 2. Nghiên cứu một số biện pháp dẫn dụ nhằm mở rộng khu vực cư trú các loài chim nước. 3. Có biện pháp săn bắn, bẫy chim, nhân giống nhân tạo, khai thác và tận dụng tối đa mô hình  du lịch sinh thái đem lại lợi ích kinh tế cho địa phương. 

4. Triển khai dự án lắp đặt tường rào thép gai, hệ thống giám sát cảnh báo cháy rừng, thiết bị  phòng cháy, chữa cháy tại khu vực vườn chim. 

Xác định các biện pháp góp phần tạo môi trường sống an toàn cho đàn chim (sắp xếp theo thứ  tự từ lớn đến nhỏ). 

(Đáp án: 421)

Câu 25: Cho các sự kiện xảy ra trong quá trình hình thành loài khác khu địa lí: 

1. Trở ngại địa lí đã ngăn cản giao phối giữa các cá thể ở đảo xa với cá thể ở quần thể đất liền  dẫn đến duy trì sự khác biệt về vốn gene qua nhiều thế hệ. 

2. Các cơ chế cách li lâu dần dẫn đến cách li sinh sản hoàn toàn đánh dấu sự hình thành loài  mới ở đảo xa. 

3. Các cá thể từ quần thể gốc di cư ra đảo xa. 

4. Các nhân tố tiến hóa tác động làm phân hóa vốn gene của quần thể trên đảo xa. Hãy viết liền các số tương ứng với bốn sự kiện theo trình tự của quá trình hình thành loài mới  khác khu vực địa lí. 

Câu 26: Loài hoa mõm sói (Antirrhinum majus) là loài giao phối ngẫu nhiên, gene  quy định màu sắc có 2 allele (allele A quy định tổng hợp sắc tố đỏ cho hoa và allele a không có  khả năng tổng hợp sắc tố đỏ). 

Quan sát sự di truyền về màu sắc hoa, nhóm học sinh nhận thấy: khi cho lai các cây hoa đỏ với  cây hoa trắng đều cho kết quả đời con 100% các cây con có hoa màu hồng. Nhóm học sinh đó  thống kê số lượng các loại màu sắc hoa mõm sói và kết quả ghi lại ở bảng sau: 

Hoa màu đỏ Hoa màu hồng Hoa màu trắng

47

118

35

Hãy xác định tần số allele A trong quần thể này (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy). 

Câu 27: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay