Đề thi thử Sinh học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 7
Bộ đề thi thử tham khảo môn sinh học THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học
ĐỀ SỐ 7 – ĐỀ THI THAM KHẢO
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: SINH HỌC
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Hình dưới đây mô tả khái quát các thành phần cấu trúc một gene ở sinh vật nhân thực. Thành phần câu trúc nào chứa bộ ba kết thúc quá trình dịch mã?
A. Exon 1
B. Exon 2
C. Exon 3
D. Vùng kết thúc
Câu 2: Nguyên nhân gây ra ung thư là do tế bào
A. chết theo chương trình
B. phân chia mất kiểm soát
C. không phân chia
D. dừng phân chia
Câu 3: Quan sát hình dưới và cho biết, chim hô hấp hiệu quả hơn thú là do
A. thể tích phổi lớn do có thêm túi khí
B. khả năng hấp thụ khí O2 ở phổi của chim tốt hơn phổi của thú
C. tốc độ trao đổi khí ở phổi của chim nhanh hơn ở phối của thú
D. khi hít vào hay thở ra đều có không khí giàu O2 đi qua phổi
Câu 4: Rễ cây hấp thụ ion K+ cần phải tiêu tốn năng lượng ATP trong trường hợp nào dưới đây?
Trường hợp | Nồng độ ion K+ ở rễ (%) | Nồng độ ion K+ ở đất (%) |
1 | 0,2 | 0,5 |
2 | 0,3 | 0,3 |
3 | 0,4 | 0,6 |
4 | 0,5 | 0,2 |
A. Trường hợp 1
B. Trường hợp 2
C. Trường hợp 3
D. Trường hợp 4
Câu 5: Trong số các biến đổi tiến hóa sau đây, biến đổi nào là à sự kiện tiến hóa nhỏ?
A. Sự tiêu giảm cấu trúc xương chỉ của rắn của răn
B. Sự tuyệt chủng của các loài khủng long và trăn
C. Sự thay đổi tần số allele quy định kích thước mỏ ở quần thể chim sẻ trên đảo
D. Sự tiến hóa của não bộ ở động vật có xương sống
Câu 6: Hình dưới đây giải thích sự hình thành chủng vi khuẩn kháng kháng sinh theo học thuyết Darwin.
Nhận định nào sau đây đúng?
A. Quá trình này sẽ hình thành quần thể thích nghi
B. Thuốc kháng sinh là nguyên nhân gây ra các biến dị
C. Đây là cơ chế chọn lọc hình thành loài mới
D. Phần lớn các cá thể mang biến dị kháng kháng sinh sẽ chết
Dùng thông tin sau để trả lời câu 7, 8, 9: Ở một loài côn trùng, tính trạng màu sắc thân do 2 cặp gene Aa, Bb nằm trên 2 cặp NST thường quy định, trong đó cứ thêm 1 allele trội thì màu thân sẫm thêm một chút tạo thành phổ tính trạng: vàng – nâu nhạt – nâu – nâu đậm – đen. Một quần thể ngẫu phối, đang cân bằng di truyền và có tần số các allele A, B lần lượt là 0,4; 0,5. Giả sử có một loại hóa chất tác động làm cho giao tử ab không có khả năng thụ tinh; các loại giao tử khác có khả năng thụ tỉnh như nhau; sức sống của các cá thể không bị ảnh hưởng.
Câu 7: Quần thể này đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào?
A. Đột biến
B. Chọn lọc tự nhiên
C. Dòng gene
D. Phiêu bạt di truyền
Câu 8: Nhận định nào sau đây đúng về quần thể sau 2 thế hệ bị tác động bởi hóa chất nói trên?
A. Quần thể F2 sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền
B. Tần số các allele lặn đã giảm so với thế hệ ban đầu.
C. Tỉ lệ giao tử AB ở F2 nhỏ hơn 0,2
D. Quần thể này không tiến hóa
Câu 9: Sau 1 thế hệ bị tác động bởi hóa chất nói trên số cá thể có màu lông nâu thuần chủng chiếm tỉ lệ
A. 2/7
B. 3/7
C. 25/49
D. 13/49
Câu 10. Một cụ bà không may bị tai nạn giao thông khi băng qua đường. Do bị chấn thương ở đầu và mất nhiều máu, bác sĩ yêu cầu gia đình nạn nhân truyền máu gấp cho cụ bà. Được biết thông tin về nhóm máu của gia đình này qua phả hệ như sau, tuy nhiên có một số người trong gia đình vắng mặt, một số khác chưa rõ thông tin về nhóm máu.
Hỏi gia đình nạn nhân sẽ đưa ai ra để truyền máu cho cụ bà là thích hợp nhất. Biết cụ bà là người số 1.1 trong phả hệ:
A. Người số II.6
B. Người số III.6
C. Người số II.2
D. Người số III.3
Câu 11: Biểu đồ hình dưới thể hiện đặc trưng cơ bản của một quần thể cá. Nhận xét nào sau đây được rút ra từ biểu đồ là đúng?
A. Tỉ lệ giới tính của quần thể này là 1 : 1
B. Quần thể có tháp tuổi ở dạng ổn định
C. Nên tăng cường khai thác nhóm tuổi trước sinh sản
D. Quần thể này có kiểu phân bố ngẫu nhiên
Câu 12: Tảo đỏ nở hoa làm cho tôm, cua, cá chết. Đây là ví dụ về mối quan hệ sinh thái nào?
A. Cộng sinh
B. Ức chế - cảm nhiễm
C. Sinh vật này ăn sinh vật khác
D. Cạnh tranh
Câu 13: Khi nói về thành phần hữu sinh trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Vi sinh vật có thể là sinh vật sản xuất
B. Tất cả các loài động vật ăn thịt thuộc cùng một bậc dinh dưỡng
C. Tất cả vi sinh vật được xếp vào nhóm sinh vật phân giải
D. Sinh vật tiêu thụ bậc 3 luôn có sinh khối lớn hơn sinh vật tiêu thụ bậc 2
Câu 14: ............................................
............................................
............................................
Dùng thông tin sau để trả lời câu 17 và câu 18: Giả sử kết quả khảo sát về diện tích khu phân bố (tính theo m2) và kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) của 4 quân thể sinh vật cùng loài ở cùng một thời điểm như sau:
Quần thể I | Quần thể II | Quần thể III | Quần thể IV | |
Diện tích khu phân bố | 3558 | 2486 | 1935 | 1954 |
Kích thước quần thể | 4270 | 3730 | 3870 | 4885 |
Câu 17: Hiện tượng phiêu bạt di truyền sẽ có nguy cơ gây ảnh hưởng mạnh nhất đến quần thể nào?
A. Quần thể IV
B. Quần thể III
C. Quần thể II
D. Quần thể I
Câu 18: Xét tại thời điểm khảo sát, mật độ cá thể của quần thể nào trong 4 quần thể trên là cao nhất?
A. Quần thể IV
B. Quần thể III
C. Quần thể II
D. Quần thể I
PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Ở ruồi giấm về tính trạng màu thân có thân xám trội hoàn toàn so với thân đen; về kích thước cánh có cánh dài trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Trong 1 phép lai P giữa 2 ruồi thân xám, cánh dài với nhau thu được F1 có tỷ lệ 1 xám, ngắn: 2 xám, dài: 1 đen dài. Người ta lấy 2 cá thể F1 cho giao phối với nhau được F2 có 4 kiểu hình với tỷ lệ 1:1:1:1. Biết không có đột biến, theo lý thuyết phát biểu sau đây là Đúng hay Sai?
a) Các gene đang xét cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể.
b) Kiểu gene của 2 ruồi thân xám, cánh dài thế hệ P đem lai khác nhau.
c) F1 có tối đa 10 kiểu gene, F2 có tỷ lệ kiểu gene như tỷ lệ kiểu hình.
d) Nếu cho ruồi F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau số phép lai tối đa không kể thay đổi vai trò đực cái là 28.
Câu 2: Vào mùa thu năm 1911, chính phủ Hoa Kỳ đã đưa 25 con tuần lộc (4 con đực và 21 con cái) đến đảo St. Paul, nơi vốn chưa từng có sự hiện diện của tuần lộc, để cung cấp cho cộng đồng dân cư bản địa một nguồn thịt tươi lâu dài. Số lượng cá thể của đàn tuần lộc được ghi nhận liên tục trong khoảng thời gian từ năm 1911 đến năm 1951 được thể hiện ở hình bên. Trong suốt khoảng thời gian đó, các hoạt động săn bắn tuần lộc bị cấm tuyệt đối. Ngoài ra, các nguồn thông tin đáng tin cậy từ chính phủ Hoa Kỳ cũng cho thấy không có bất cứ thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng nào và cũng không có sự xuất hiện của bất cứ loài ngoại lai nào khác trên đảo, Phân tích các dữ liệu trên và cho biết các phát biểu sau đây là Đúng hay Sai ?
a) Từ năm 1911 đến năm 1938, số lượng cá thể tuần lộc tăng mạnh.
b) Từ năm 1939 đến năm 1951, việc giảm mạnh số lượng cá thể tuần lộc là do sự khai thác nguồn sống quá mức.
c) Một số quần thể sinh vật ngoại lai xuất phát với số lượng cá thể rất ít, đa dạng di truyền thấp, nhưng vẫn phát triển và sinh sản mạnh là vì những cá thể này có thể tự biến đổi hệ gene để thích ứng với môi trường mới.
d) Theo thời gian, quần thể sinh vật ngoại lai sẽ tăng dần về số lượng và mở rộng phạm vi phân bố do đó sẽ tăng dần độ đa dạng di truyền.
Câu 3: Bảng dưới đây ghi lại huyết áp trong tâm nhĩ trái, tâm thất trái và động mạch chủ tại các thời điểm khác nhau trong một phần của chu kì tim ở một loài động vật.
Thời gian (giây) | Áp lực máu (kPa) | ||
Tâm nhĩ trái | Tâm thất trái | Động mạch chủ | |
0.0 | 0.5 | 0.4 | 10.6 |
0.1 | 1.2 | 0.7 | 10.6 |
0.2 | 0.3 | 6.7 | 10.6 |
0.3 | 0.4 | 17.3 | 16.0 |
0.4 | 0.8 | 8.0 | 12.0 |
Khi nói về hoạt động của tim trong chu kì tim đã nghiên cứu các nhận định sau đây là Đúng hay Sai?
a) Tại thời điểm 0,2 giây áp lực máu trong tâm thất trái cao nhất.
b) Áp lực máu trong chu kì tim ảnh hưởng đến hoạt động đóng mở của các van tim.
c) Tại thời điểm 0,3 giây máu được đẩy từ tâm thất trái vào động mạch chủ.
d) Chị Lan 22 tuổi, là một người có sức khỏe tốt, không mắc bệnh về tim mạch và hô hấp. Theo lời khuyên của bạn bè, để có một vòng eo săn chắc chị tham gia chạy bộ và chị mới chạy bộ được 3 ngày. Tại thời điểm chị Lan chạy được khoảng 15 phút, các chỉ số sinh lý như nhịp tim tăng, nhịp thở tăng và pH trong máu tăng.
Câu 4: ............................................
............................................
.........................................…
PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Câu 1: Hình ảnh dưới đây mô tả quá trình hình thành quần thể mới nhờ nhân tố tiến hóa. Hãy cho biết quần thể được khôi phục có bao nhiêu đặc điểm đúng trong số các đặc điểm sau đây?
(1) Gồm các cá thể cùng loài với quần thể ban đầu.
(2) Có tần số kiểu gen, tần số alen giống với quần thể ban đầu.
(3) Có độ đa dạng di truyền thấp hơn quần thể ban đầu.
(4) Có nhiều cá thể thích nghi hơn so với quần thể ban đầu.
Câu 2: Một loài thực vật lương bội sinh sản hữu tính, xét cặp NST số 1 chứa các cặp gen A, a; B, b; D, d; M, m; N, n. Giả sử quá trình giảm phân ở một số tế bào của cây P thuộc loài trên đã xảy ra đột biến được mô tả như hình.
Cây P tự thụ phấn thu được đời con F1. Biết rằng các gen liên kết hoàn toàn và không xảy ra các đột biến khác; các loại giao tử, hợp tử được tạo thành đều có khả năng sống sót. Nếu chỉ xét cặp NST số 1, thì trong tổng số các loại kiểu gene F1, loại kiểu gene mang đột biến về nhiễm sắc thể số 1 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Câu 3: Ở 1 loài động vật xét 1 locus gene có 2 allele là B và b. Trong đó allele B quy định tính trạng trội hoàn toàn so với allele b quy định tính trạng lặn. Có 4 quần thể thuộc loài này có thống kê về di truyền như hình dưới
Nếu cả 4 quần thể này đều ngẫu phối để tạo ra F1 thì ở thế hệ F1 quần thể nào có lỉ lệ kiểu hình trội cao nhất ?
Câu 4: Ở một loài động vật, xét 3 cặp nhiễm sắc thể thường và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính (XX hoặc XY). Quan sát quá trình giảm phân tại vùng chín ở một cá thể đực của loài trên có kiểu gene AaBbDdXEFXef người ta thấy có xảy ra hiện tượng trao đổi chéo với tần số 20%. Giả sử mọi quá trình sinh học đều diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, cá thể này cần tối thiểu bao nhiêu tế bào sinh dục chín tham gia giảm phân để có thể thu được số loại giao tử tối đa ?
Câu 5: ............................................
............................................
............................................
Câu 6: Cho bảng số liệu sau về sự biến động thành phần loài và diện tích rừng ở nước ta:
Số lượng loài | Thực vật | Thú | Chim |
Số lượng loài đã biết | 14500 | 300 | 830 |
Số lượng loài bị mất dần | 500 | 96 | 57 |
Năm | 1943 | 1983 | 2005 |
Diện tích rừng (triệu ha) | 14,3 | 7,2 | 12,7 |
Từ bảng số liệu trên, có một số nhận xét sau đây:
(1) Nước ta có thành phần loài đa dạng phong phú nhưng đang bị suy giảm.
(2) Diện tích rừng từ năm 1943 - 1983 bị thiệt hại nghiêm trọng nhưng sang đến năm 2005 lại có dấu hiệu phục hồi nguyên nhân chính là do điều kiện thiên nhiên nước ta thuận lợi, rừng tái sinh lại nhanh chóng.
(3) Sự suy giảm diện tích rừng đã kéo theo sự suy giảm đa dạng sinh học.
(4) Nguyên nhân chính của sự suy giảm rừng và thành phần loài là do con người tác động.
(5) Để khắc phục tình trạng diện tích rừng bị thu hẹp, Nhà nước ta đã tiến hành xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?