Đề thi thử Sinh học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Thanh Hoá

Đề thi thử tham khảo môn sinh học THPTQG năm 2025 của Thanh Hoá sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học

SỞ GD&ĐT THANH HOÁ

CỤM TRƯỜNG THPT

 

(Đề thi gồm có 06 trang)

ĐỀ KHẢO SÁT CÁC MÔN THI TỐT NGHIỆP LỚP 12 

LẦN 2, NĂM HỌC: 2024 – 2025 

Môn Sinh học

Thời gian làm bài: 50 phút 

Họ và tên thí sinh: …………………………………………….

Số báo danh: …………………………………………………..

Mã đề: 456

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.  

Câu 1. Liệu pháp gene là phương pháp sử dụng gene để điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh tật. Hình 2 dưới đây thể hiện nguyên lí nào trong liệu pháp gene ? 

Tech12h

Hình 2

A. Đưa gene ức chế vào tế bào. 

B. Đưa gene chỉnh sửa vào tế bào. 

C. Đưa gene gây chết vào tế bào. 

D. Đưa gene lành vào tế bào. 

Câu 2. Trong quần xã sinh vật, loài có số lượng lớn hoặc sinh khối cao nhất, có ảnh hưởng đến loài khác được gọi là......(1)..; những loài thường chỉ có mặt trong một kiểu quần xã nhất định, có thể có số lượng nhiều và có vai trò quan trọng so với các loài khác được gọi là.....(2)....... Cụm từ thích hợp điền vào (1) và (2) lần lượt là 

A. (1) loài đặc trưng, (2) loài chủ chốt. 

B. (1) loài ưu thế, (2) loài đặc trưng.

C. (1) loài đặc trưng, (2) loài ưu thế. 

D. (1) loài ưu thế, (2) loài chủ chốt. 

Câu 3. Ở loài tôm he (Penaeus merguiensis), giai đoạn ấu trùng chỉ thích nghi ở nồng độ muối 1,0- 2,5%, trong khi đó giai đoạn trứng chịu được nồng độ muối 3,2-3,3%. Đây là ví dụ về quy luật tác động sinh thái nào lên đời sống sinh vật? 

A. Quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái. 

B. Quy luật tác động qua lại. 

C. Quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái. 

D. Quy luật giới hạn sinh thái. 

Câu 4. Khi nói về sự khác biệt giữa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo theo quan niệm của Darwin. Nhận định nào sau đây là đúng? 

A. Chọn lọc tự nhiên làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể, còn chọn lọc nhân tạo làm giảm sự đa dạng di truyền. 

B. Động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là quá trình đấu tranh sinh tồn của sinh vật còn của chọn lọc nhân tạo là nhu cầu thị hiếu của con người. 

C. Tác nhân của chọn lọc tự nhiên là con người còn tác nhân của chọn lọc nhân tạo là điều kiện sống của vật nuôi, cây trồng. 

D. Chọn lọc tự nhiên chỉ xảy ra trong thời kì đầu của quá trình tiến hoá với những sinh vật hoang dã, còn 

chọn lọc nhân tạo chỉ xảy ra trong môi trường do con người tạo ra. 

Câu 5. Kết quả thí nghiệm của Stanley Miller và Harold Urey (1953) đã chứng minh 

A.các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện phóng điện và nhiệt độ cao. 

B. quy trình tự nhiên tạo ra vật chất sống đòi hỏi sự tham gia của vật sống trước đó. 

C. các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy thông qua quá trình quang hợp. 

D. ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến theo con đường tổng hợp hóa học trong tự nhiên. 

Câu 6. Hình 3 cho thấy tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều có các thành phần cơ bản tương tự nhau. 

Tech12h

Hình 3

A. giải phẫu so sánh. 

B.tế bào học. 

C. sinh học phân tử. 

D. phôi sinh học. 

Câu 7. Phát biểu nào sau đây không hợp lí về cách phòng tránh bệnh ung thư? 

A. Tránh xa thuốc lá, hạn chế thức uống có cồn. 

B. Sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn. 

C. Theo dõi — tầm soát sức khỏe định kì. 

D. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao. 

Câu 8. Cơ chế hấp thu khoáng của thực vật trên trái đất chủ yếu theo cơ chế nào dưới đây? 

A. Chủ động. 

B. Thụ động. 

C. Thẩm tách. 

D. Thẩm thấu. 

Câu 9. Loài lúa mì trồng hiện nay được hình thành theo con đường lai xa và đa bội hoá từ 3 loài lúa mì khác nhau. Loài thứ nhất có hệ gene kí hiệu là AA với 2n= 14; loài thứ 2 có hệ gene kí hiệu là BB với 2n= 14; loài thứ 3 có hệ gene kí hiệu là DD với 2n = 14. Phát biểu nào sau đây đúng về loài lúa mì này? 

A. Bộ nhiễm sắc thể của loài lúa mì trồng hiện nay là thể tam bội 3n=21. 

B. Hệ gene của loài lúa mì trồng hiện nay kí hiệu là ABD. 

C. Mỗi cặp nhiễm sắc thể của loài lúa mì trồng hiện nay đều có 6 nhiễm sắc thể. 

D.Cơ thể lại từ 3 loài lúa mì này bất thụ do chứa các NST không tương đồng 

Câu 10. Một thành viên trong gia đình (II.2) cần phẫu thuật gấp và cần truyền máu. Tuy nhiên, bệnh viện không đủ nhóm máu phù hợp và đề nghị gia đình kiểm tra nhóm máu để tìm người hiến máu. Bác sĩ yêu cầu các thành viên trong gia đình làm xét nghiệm nhóm máu, và kết quả được ghi nhận trên phả hệ, tuy nhiên có một số người trong gia đình vắng mặt, một số khác chưa rõ thông tin về nhóm máu. Hỏi trong gia đình bệnh nhân nên đưa ai đi truyền máu cho người (II.2) là thích hợp và nhanh nhất? 

Tech12h

A. Người III. 5. 

B. Người I.1. 

C. Người III.2. 

D. Người II.5. 

Câu 11. Khi nghiên cứu quần thể sâu cuốn lá nhỏ và loài chim sâu trên cánh đồng lúa của một hộ nông dân A canh tác lúa hữu cơ ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Bạn Vũ đã thống kê được số lượng sâu trên ruộng lúa qua từng giai đoạn thể hiện ở bảng 1 như sau: 

Bảng 1

 

Ngày 5/2/2024

Ngày 7/2/2024

Ngày 10/2/2024

Ngày 13/2/2024

Ngày 16/2/2024

Ngày 17/2/2024

Số lượng sâu trung bình/1 m2

3

10

25

37

15

6

Số lượng chim sâu trung bình/1 m2

0

1

1.5

3

5

0.7

 Bạn Vũ đã đưa ra các kết luận bên dưới, em hãy cho biết kết luận nào sau đây là sai? 

A. Khi sâu cuốn lá lúa nhỏ tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên của chim sâu. 

B. Quần thể sâu đang tăng trưởng theo tiềm năng sinh học. 

C. Chim sâu là loài thiên địch đối với quần thể sâu cuốn lá lúa nhỏ. 

D. Dùng chim sâu để tiêu diệt sâu là phương pháp đấu tranh sinh học. 

Câu 12. Cho mối quan hệ dinh dưỡng của một số sinh vật trong một hồ nước ngọt sau đây: rong đuôi chó, cỏ nước có khả năng quang hợp cung cấp nguồn thức ăn chính cho tép và cá trôi, cò ăn tép và cá trôi, vi khuẩn clostridium phân hủy xác các loài cá dưới đáy hồ. Phân chia theo chức năng dinh dưỡng trong quần xã sinh vật trên, các loài nào sau đây thuộc nhóm sinh vật tiêu thụ? 

A. Rong đuôi chó, tép, cá trôi. 

B. Tép, cá trôi, vi khuẩn clostridium. 

C. Rong đuôi chó, cỏ nước. 

D. Tép, cá trôi, cò. 

Câu 13. Con người không thể tạo ra cây trồng tứ bội bằng cách nào trong các cách dưới đây? 

A. Cho các cá thể tứ bội sinh sản sinh dưỡng hay sinh sản hữu tính. 

B. Giao phối giữa cây tứ bội với cây lưỡng bội. 

C. Làm cho bộ NST của tế bào sinh dục nhân đôi nhưng không phân li trong giảm phân, rồi tạo điều kiện cho các giao tử này thụ tinh với nhau. 

D. Làm cho bộ NST của tế bào sinh dưỡng nhân đôi nhưng không phân li trong nguyên phân. 

Câu 14. Trong cấu trúc của DNA, các nucleotide trên hai mạch liên kết với nhau bằng liên kết 

A. cộng hoá trị. 

B. peptide. 

C. glycosidic. 

D.hydrogen. 

Câu 15. ............................................

............................................

............................................

Câu 18. Theo Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại nhận định nào sau đây không đúng về nhân tố tiến hóa? 

A. Phiêu bạt di truyền gây ra bởi các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm chết các cá thể mang các gene có lợi hay có hại. 

B. Trong quần thể, đột biến có vai trò làm phong phú vốn gene của quần thể, tạo nguyên liệu cho quá trình tiến hoá. 

C. Tần số đột biến tự phát thường rất cao nên không làm thay đổi đáng kể tần số allele của quần thể. 

D. Đột biến gene làm xuất hiện các allele mới hoặc biến allele này thành allele khác, từ đó làm thay đổi tần số allele của quần thể. 

PHẦN II. Thi sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai

Câu 1. CO2 là một trong những thành phần chính của khí nhà kính. Trong gần 170 năm qua, hàm lượng COkhí quyển đã tăng khoảng 50%. Sự gia tăng hàm lượng các khí gây hiệu ứng nhà kính như CO2 là nguyên nhân chính làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Số liệu về hàm lượng CO2 khí quyển trung bình theo thời gian được thể hiện ở bảng 5 như sau: 

Năm

1850

1958

1969

1978

1989

1998

2009

2018

Hàm lượng CO2 trung bình (ppm)

274,2

315,3

326,4

335,4

353,1

366,7

387,4

408,5

Do tác động của hiệu ứng nhà kính, mức tăng nhiệt độ của trái đất ở vĩ độ cao (vùng rừng lá kim phương Bắc) và vĩ độ thấp (vùng rừng mưa nhiệt đới) bằng nhau. 

a)Quần xã ở vĩ độ thấp có độ đa dạng sinh học cao. 

b)Hoạt động của sinh vật phân giải có trong đất rừng làm tăng phát thải CO2. 

c)CO2 khí quyển tăng, độ dày của lớp khí nhà kính tăng. 

d) Quần xã ở vĩ độ thấp (vùng rừng mưa nhiệt đới) bị tác động của hiệu ứng nhà kính ít hơn. 

Câu 2. Cặp vợ chồng mới kết hôn Hoàng và Vân đã đến văn phòng tư vấn di truyền. Họ cung cấp các dữ liệu được tóm tắt trong bảng 4 như sau: 

Người 

Cô ấy/anh ấy có xương bánh chè không?

Nhóm máu

Hoàng 

Không

B

Mẹ của Hoàng

B

Bố của Hoàng

Không

O

Vân

O

Mẹ của Vân

A

Bố của Vân

O

Biết rằng không có xương bánh chè là bất thường do đột biến trội Np (Nail - patelle), allele kiểu dại tương ứng là Np+. Gene quy định nhóm máu gồm 3 allele IA, IB, IO. Hai cặp gene này nằm trên NST số 9 và cách nhau 18cM. 

Mỗi phát biểu sau về các tính trạng xương bánh chè và nhóm máu trong gia đình trên là đúng hay sai?

a)Có thể xác định chính xác kiểu gene của 4 người. 

b) Các con của Hoàng và Vân chắc chắn có nhóm máu B. 

c) Có ít nhất 2 người mang kiểu gene đồng hợp. 

d) Hiện Vân đang mang thai. Thai nhi có nhóm máu B. Xác xuất thai nhi này mắc dị tật xương bánh chè là 9%. 

Câu 3. ............................................

............................................

............................................

Câu 4. Một nghiên cứu được thực hiện để so sánh các chỉ số hô hấp ở một số loài động vật thuộc các nhóm khác nhau: cá, ếch, chim và người. Các chỉ số bao gồm: tần số hô hấp (lần/phút), thể tích khí lưu thông (ml/lần hít thở), và bề mặt trao đổi khí (cm). Dữ liệu được trình bày trong bảng 2 như sau: 

Loài động vật

Tần số hô hấp (lần/phút)

Thể tích khí lưu thông (ml/lần)

Bề mặt trao đổi khí (cm2)

Cá (mang)

60

2

300

ếch (da và phổi)

20

10

800

Chim 

30

15

1000

Người

15

500

7000

Dựa vào bảng số liệu trên, cho biết mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai? 

a) Thể tích khí lưu thông của người cao gấp 50 lần cá. 

b)Cá có tần số hô hấp cao nhất trong tất cả các loài được khảo sát. 

c) Người là loài trao đổi khí hiệu quả nhất do có bề mặt trao đổi khí lớn nhất. 

d) Ếch sử dụng cả da và phổi để trao đổi khí, do đó bề mặt trao đổi khí lớn hơn cá. 

PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời

Câu 1. Bệnh máu khó đông (Hemophilia) là một rối loạn hiếm gặp ở người. Bệnh do allele lặn a nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định, allele A quy định máu đông bình thường. Một người nam bình thường lấy một người nữ bình thường mang gene bệnh, khả năng họ sinh ra được con gái khoẻ mạnh trong mỗi lần sinh có tỉ lệ bao nhiêu %. 

(Đáp án: 50)

Câu 2. Một quần thể thực vật lưỡng bội, có một gene gồm hai allele (A, a). Ở thế hệ P, quần thể có cấu trúc di truyền là 0,25 AA: 0,50 Aa: 0,25 aa. Từ thế hệ F1 ở giai đoạn hạt (chưa nảy mầm) trở đi, tỉ lệ nảy mầm của các kiểu gene trong quần thể được thể hiện ở bảng 6 như sau: 

Bảng 6

Kiểu gene

AA

Aa

Aa

Tỉ lệ nảy mầm của hạt

100%

80%

50%

Biết rằng, quần thể này giao phấn ngẫu nhiên, không chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, di – nhập gene, đột biến gene; sức sống và khả năng sinh sản của các cây sau khi nẩy mầm là như nhau. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gene AA ở F2 giai đoạn chưa nảy mầm là bao nhiêu? (Viết kết quả dưới dạng số thập phân, làm tròn sau dấu phẩy 2 chữ số)

Câu 3. ............................................

............................................

............................................

Câu 5. Một loài thực vật, xét 1 gene có 2 allele, allele A trội hoàn toàn so với allele a. Nghiên cứu thành phần kiểu gene của một quần thể thuộc loài này qua các thế hệ thu được kết quả ở bảng 7 như sau: 

Thành phần kiểu gene

Thế hệ P

Thế hệ F1

Thế hệ F2

Thế hệ F3

AA

0.7

0.64

0.2

0.49

Aa

0.2

0.32

0.3

0.42

aa

0.1

0.04

0.5

0.09

 Giả sử sự thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể qua mỗi thế hệ chỉ do tác động của nhiều nhất là 1 nhân tố tiến hóa. Cho các nhận định sau về sự thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể từ thế hệ F1 qua thế hệ F2

1. Quần thể có thể đã xuất hiện đột biến gene làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene. 

2. Quần thể có thể đã chịu tác động của di - nhập gene

3. Quần thể có thể đã chịu tác động của yếu tố ngẫu nhiên 

4. Quần thể có thể đã chịu tác động của giao phối không ngẫu nhiên 

Hãy viết liền các số tương ứng với các nhận định đúng theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn. 

Câu 6. Hình 5 thể hiện mô hình tương tác giữa các quần thể của một hệ sinh thái. Các chữ in hoa kí hiệu cho các quần thể. Mũi tên hai đầu (↔) cho biết có sự tương tác trực tiếp giữa hai quần thể. Các tương tác có thể có lợi (+), có hại (−) hoặc không lợi, không hại (0) đối với mỗi quần thể, được chỉ ra ở cuối các mũi tên. Có bao nhiêu kiểu quan hệ giữa các loài thuộc quan hệ hỗ trợ? 

Tech12h

Hình 5

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay