Đề thi thử Sinh học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - THPT chuyên Phan Bội Châu

Đề thi thử tham khảo môn sinh học THPTQG năm 2025 của THPT chuyên Phan Bội Châu sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU – CHUYÊN HÀ TĨNH

(Đề thi có 05 trang)

KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 

NĂM 2025

Môn thi: Sinh học

(Thời gian làm bài: 50 phút)

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.  

Câu 1: Theo quan điểm thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, sự hình thành tế bào đầu  tiên trên Trái Đất xảy ra ở giai đoạn tiến hoá 

A. tiền sinh học. 

B. sinh học.

C. văn hoá. 

D. hoá học.  

Câu 2: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể? 

A. Mật độ cá thể. 

B. Thành phần loài. 

C. Tỉ lệ giới tính. 

D. Nhóm tuổi. 

Câu 3: Trong quá trình giảm phân bình thường, ở kì nào các NST kép di chuyển về 2 cực của tế bào? 

A. Kì cuối II. 

B. Kì sau I. 

C. Kì sau II. 

D. Kì cuối I. 

Câu 4: Chất nào sau đây là sản phẩm của quá trình quang hợp ở thực vật?  

A. CO2.

B. N2.

C. NH3.

D. O2

Câu 5: Bằng chứng tiến hoá nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử? 

A. Tất cả sinh vật trên Trái Đất đều cấu tạo từ tế bào. 

B. Hầu hết các loài sinh vật có chung mã di truyền. 

C. Hoá thạch của sinh vật cổ xưa còn tồn tại cho đến ngày nay. 

D. Cánh dơi và tay người có các phần cấu trúc xương giống nhau. 

Câu 6: Trong tế bào thực vật, ngoài nhân tế bào, còn có bào quan nào chứa DNA? A. Ribosome, không bào.

B. Ti thể, lục lạp. 

C. Peroxysome, lysosome. 

D. Lưới nội chất, golgi. 

Câu 7: Động vật nào sau đây hô hấp bằng mang? 

A. Chim bồ câu. 

B. Cá chép. 

C. Cá voi. 

D. Châu chấu. 

Câu 8: Các cây thông nhựa mọc gần nhau có rễ liền với nhau là một ví dụ về mối  quan hệ sinh thái nào sau đây? 

A. Hỗ trợ cùng loài. 

B. Cạnh tranh cùng loài.  

C. Hỗ trợ khác loài. 

D. Cạnh tranh khác loài. 

Câu 9 : Trong kĩ thuật chuyển gene, phân tử plasmid có chứa gene cần chuyển được  

gọi là 

A. thể truyền. 

B. hệ gene của tế bào cho. 

C. hệ gene của tế bào nhận. 

D. DNA tái tổ hợp. 

Câu 10: Khoảng giá trị xác định về một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật tồn tại và  phát triển ổn định được gọi là 

A. khoảng chống chịu. 

B. môi trường sống. 

C. giới hạn sinh thái. 

D. khoảng thuận lợi. 

Câu 11: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố sinh thái hữu sinh? 

A. Độ ẩm. 

B. Nhiệt độ.

C. Ánh sáng.

D. Cạnh tranh cùng loài. 

Sử dụng thông tin sau để trả lời câu 12 và 13: 

Loài ốc sên Cepaea nemoralis sống trên đồng  cỏ, nơi hoạt động chăn thả gia súc diễn ra mạnh. Mỗi ngày có hàng nghìn con ốc chết do bị gia  súc vô tình giẫm đạp.  

Câu 12: Tác động của gia súc đến tần số allele và tần số kiểu gene của quần thể ốc  sên như thế nào? 

A. Chỉ thay đổi tần số allele, không thay đổi tần số kiểu gene. 

B. Làm thay đổi cả tần số allele và tần số kiểu gene một cách ngẫu nhiên. 

C. Chỉ thay đổi tần số kiểu gene, không thay đổi tần số allele. 

D. Làm tăng tần số kiểu gene đồng hợp, giảm tần số kiểu gene dị hợp. 

Câu 13: Hiện tượng ốc sên bị chết do gia súc giẫm đạp là ví dụ về tác động của nhân  tố tiến hoá nào sau đây? 

A. Chọn lọc tự nhiên. 

B. Đột biến.

C. Dòng gene. 

D. Phiêu bạt di truyền. 

Câu 14: Ở người, kiểu gene IAIAIAIqui định nhóm máu A; IBIBIBIqui định  nhóm máu B; IAIB qui định nhóm máu AB; kiểu gene IOIO qui định nhóm máu O. Một người  đàn ông nhóm máu A có con gái nhóm máu O. Theo lí thuyết, kiểu gene của người đàn ông này  là 

A. IAIO

B. IBIB

C. IAIB

D. IAIA.  

Câu 15:............................................

............................................

............................................

Câu 18: Phả hệ hình bên cho thấy bốn thế hệ của một  gia đình được M. Madlener mô tả vào năm 1928. Biết rằng mỗi bệnh do một gene riêng biệt quy định, các allele gây bệnh đều nằm trên NST giới tính X không có allele trên Y, không phát sinh đột biến mới trong phả hệ. Phân tích phả hệ và cho biết phát biểu nào sau đây sai

Tech12h

A. Các allele gây bệnh đều là allele lặn. 

B. Cá thể IV.2 được thừa hưởng allele gây bệnh từ cá thể I.1.

C. Cá thể II.1 có kiểu gene dị hợp về cả hai gene gây bệnh. 

D. Quá trình phát sinh giao tử của cá thể II.1 chắc chắn không xảy ra hoán vị gene. 

PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn  đúng hoặc sai. 

Câu 1: Svane (1984) đã nghiên cứu động học của 6 quần thể loài hải tiêu (hay còn  gọi là "bọt biển") Ascidia mentula, một loài động vật không xương sống ăn lọc ở biển. Hình  II.1 cho thấy mật độ cá thể theo thời gian của quần thể 1. Bảng II.1 cung cấp thông tin (được  tính trung bình trên 6 quần thể nghiên cứu) về mối quan hệ giữa tỉ lệ sinh theo đầu cá thể (số con sinh ra/cá thể/năm) và tỉ lệ tử vong theo đầu cá thể (số con chết/cá thể/năm) với mật độ quần thể (cá thể/m2). 

Tech12h

a) Tăng trưởng của quần thể 1 gần giống với mô hình tăng trưởng quần thể trong điều kiện môi  trường bị giới hạn. 

b) Tốc độ tăng trưởng trung bình của sáu quần thể đạt cao nhất khi mật độ trung bình là 75 con/m2

c) Trong năm 1974, mật độ quần thể 1 không tăng là do tỉ lệ sinh sản bằng 0. 

d) Kết quả nghiên cứu cho thấy việc điều chỉnh mật độ cá thể có thể làm thay đổi tốc độ tăng  trưởng của quần thể. 

Câu 2: ............................................

............................................

............................................

Câu 3: Một bạn học sinh tiến hành thí nghiệm đặt cây rong đuôi chó trong các bình  thuỷ tinh kín đựng nước cất đun sôi để nguội, sao cho cây ngập hoàn toàn trong nước và bổ sung một số điều kiện thí nghiệm khác như mô tả dưới đây: 

Điều kiện bổ sung 

Bình 1

Bình 2

Bình 3

Chiếu sáng với cường độ tối ưu và không đổi 

Không

Bổ sung NaHCO3 (nguồn cung cấp CO2

Không

Các bình được giữ ở nhiệt độ 250C. Nồng độ O2 và nồng độ NaHCO3 trong mỗi bình được đo liên tục trong 2 giờ, lần sau cách lần trước 5 phút. 

a) Khi cây rong thí nghiệm tiến hành quang hợp, nồng độ O2 trong bình thí nghiệm sẽ thay đổi  theo thời gian. 

b) Để đánh giá ảnh hưởng của CO2 đến quang hợp của cây rong, cần so sánh nồng độ O2 trong  bình 1 với nồng độ O2 trong bình 2. 

c) Theo thời gian, nồng độ O2 trong bình 2 không đổi còn nồng độ NaHCO3 trong bình 3 giảm  dần. 

d) Nếu tăng nhiệt độ ở các bình lên 300C thì nồng độ O2 trong các bình sẽ tăng lên. Câu 4: Các nhà khoa học đã xác định được rằng mRNA nhân tạo có trình tự gồm toàn nucleotide loại U (polyU) chứa mã di truyền mã hoá cho amino acid phenylalanine. Một thí nghiệm đã được tiến hành như sau: 

1. Chuẩn bị 2 ống nghiệm chứa dịch chiết tế bào vi khuẩn, đánh số thứ tự 1 và 2. Trong dịch chiết có đầy đủ các thành phần cần thiết cho quá trình dịch mã nhưng không có mRNA. 

2. Bổ sung phenylalaninie có đánh dấu phóng xạ vào mỗi ống. 

3. Bổ sung mRNA polyU vào ống 1, bổ sung nước cất vào ống 2. 

4. Kiểm tra hoạt độ phóng xạ trong các mẫu protein thu được ở mỗi ống theo thời gian. Kết quả thu được như đồ thị Hình II.2.

Tech12h

a) Mục đích thí nghiệm là nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ amino acid đến tốc độ dịch mã. 

b) Đường A tương ứng với kết quả thí nghiệm ở ống 1. 

c) Kết quả thí nghiệm cho thấy quá trình tổng hợp protein có thể xảy ra mà không cần mRNA.

d) Nếu giữ nguyên thành phần của ống 1 và bổ sung mRNA poly C vào ống 2 thì kết quả thí  nghiệm vẫn không thay đổi. 

PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời  tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời. 

Câu 1: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 3 cặp gene A, a; B, b; D, d phân li  độc lập cùng quy định. Kiểu tương tác giữa 3 cặp gene được mô tả bằng sơ đồ Hình III.1

Tech12h

Khi trong tế bào có sắc tố đỏ thì hoa màu đỏ, các trường hợp tích luỹ chất S hoặc A hoặc B thì  hoa màu trắng; các allele lặn (a, b, d) không có chức năng. Tính theo lí thuyết, trong quần thể loài này có tối đa bao nhiêu kiểu gene quy định kiểu hình hoa trắng? 

(Đáp án: 19)

Câu 2: Khi nghiên cứu về tập tính giao phối của loài chim Cicinnurus respublica,  người ta thấy chim đực thu hút bạn tình bằng bộ lông nhiều màu (ngọc lục bảo, đỏ, xanh lam,  vàng) và hành động phô diễn các điệu nhảy, xòe cánh, múa đuôi. Xét các sự kiện sau: 

1. Những con đực có màu lông sặc sỡ thu hút được con cái đến giao phối, con cháu của chúng  ngày càng đông. 

2. Trong quần thể sẵn có các đột biến liên quan đến màu sắc của bộ lông. 

3. Quá trình giao phối làm cho allele đột biến được nhân lên, kiểu hình biến dị được phát tán  trong quần thể.  

4. Số con đực có màu lông sặc sỡ ngày càng tăng, dần trở nên phổ biến trong quần thể. Hãy viết liền các số tương ứng với bốn sự kiện theo trình tự của quá trình hình thành màu lông sặc sỡ của chim đực Cicinnurus respublica. 

(Đáp án: 2314)

Câu 3: Ở người, allele lặn nằm trên NST thường, gây bệnh bạch tạng, allele trội quy định da có màu bình thường. Trong một quần thể cân bằng di truyền, tỉ lệ người bị bạch  tạng là 1%. Theo lí thuyết, tần số allele trong quần thể là bao nhiêu? (làm tròn đến một chữ số sau dấu phẩy) 

(Đáp án: 0,1)

Câu 4: ............................................

............................................

............................................

Câu 6: Dưới đây là các thao tác để tạo ra chuột chuyển gene: 

1. Tiêm tế bào gốc chứa gene lạ vào phôi sớm của chuột. 

2. Đưa gene lạ vào hệ gene của tế bào gốc nuôi cấy. 

3. Nuôi cấy tế bào gốc toàn năng của chuột. 

4. Cấy phôi vào tử cung để phôi phát triển thành chuột mang gene lạ. 

Viết liền các số theo thứ tự đúng các bước trong quy trình tạo chuột chuyển gene.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay