Đề thi thử Sinh học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Sơn La
Đề thi thử tham khảo môn sinh học THPTQG năm 2025 của Sở GD&ĐT Sơn La sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học
SỞ GD&ĐT SƠN LA TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi có 06 trang) | KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025, LẦN 2 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề MÃ ĐỀ THI 401 |
Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Bt là tên viết tắt của Bacillus thuringiensis, là loài vi khuẩn đất điển hình được phân lập ở vùng Thuringia, Đức. Bt có khả năng tổng hợp protein gây tê liệt ấu trùng của một số loài côn trùng gây hại, trong đó có sâu đục quả bông, các loài sâu đục thân ngô Châu Á và Châu Âu. Kết quả là côn trùng chết sau một vài ngày. Các nhà khoa học đã tiến hành chuyển gene Bt mã hóa cho protein tinh thể độc tố từ vi khuẩn Bt vào thực vật. Cây trồng được chuyển gene Bt này sẽ có khả năng tự kháng lại sâu hại. Dựa vào thông tin trên và hình mô tả quá trình tạo sinh vật biến đổi gene ở cây ngô, hãy xác đnh nhận định sau là sai?

A. Gene Bt là gene cần chuyển, plasmid là vector.
B. Cây ngô được chuyển gene Bt này sẽ có khả năng tự kháng lại 1 số sâu hại mà không cần sử dụng thuốc trừ sâu.
C. Bt là loài sinh vật biến đổi gene, restrictase là enzyme cắt giới hạn.
D. Tạo giống ngô Bt dựa trên nguyên lí tạo sinh vật biến đổi gene.
Câu 2. Khi tìm hiểu về tác động của độ ẩm và độ pH của đất lên hai loài thực vật A và B, người ta thu được số liệu được biểu diễn theo đồ thị ở hình dưới đây.

Nghiên cứu đồ thị, hãy cho biết có thể bắt gặp sự xuất hiện đồng thời của hai loài thực vật A và B ở vùng đất có độ ẩm và độ pH tương ứng nào sau đây?
A. 5 → 30 và 4 → 8.
B. 15 → 30 và 4 → 6.
C. 5 → 15 và 6 → 8.
D. 15 → 40 và 4 → 6.
Câu 3. Hình bên dưới mô tả 4 loại nucleotide cấu tạo nucleic acid. Cặp nucleotide nào sau đây có thể liên kết bổ sung với nhau bằng liên kết hydrogene trong phân tử DNA mạch kép?

A. (1) và (3).
B. (2) và (3).
C. (4) và (2).
D. (3) và (4).
Câu 4. Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?
A. Bồ nông xếp thành hàng để bắt cá.
B. Trong mùa sinh sản, các con đực tranh giành con cái.
C. Hiện tượng liền rễ của hai cây thông nhựa mọc cạnh nhau.
D. Cây lúa và cỏ dại trong cùng ruộng lúa
Câu 5. Bọ xít có vòi chích dịch từ cây mướp để sinh sống. Bọ xít và cây mướp thuộc mối quan hệ
A. Hợp tác.
B. Hội sinh.
C. Kí sinh − vật chủ
D. Cộng sinh.
Câu 6. Loại khí nào dưới đây là nguyên liệu pha tối của quá trình quang hợp?
A. H2.
B. H2O.
C. CO2.
D. O2.
Câu 7. Khi nói về sự phát triển của sự sống, loài người xuất hiện ở kỉ nào sau đây?
A. Đệ Tam.
B. Phấn trắng.
C. Tam điệp.
D. Đệ tứ.
Câu 8. Trong các thí nghiệm sau đây, thí nghiệm nào sau đây không chứng minh quá trình thoát hơi nước ở lá?

A. Thí nghiệm 3.
B. Thí nghiệm 1.
C. Thí nghiệm 4.
D. Thí nghiệm 2.
Câu 9. Nhận định nào dưới đây đúng khi nói hình bên?

A. Sự trao đổi chéo xảy ra ở 2 chromatid cùng nguồn trong cặp tương đồng.
B. Hoạt động được thể hiện trên hình thường xảy ra ở kì đầu của lần phân bào II.
C. Các allele tương ứng của gene trao đổi vị trí cho nhau là cơ sở của hoán vị gene.
D. Kết quả của hiện tượng này tạo nên các giao tử mang các tổ hợp gene giống nhau.
Câu 10. Ở một loài thực vật, allele B quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với allele b quy định quả vàng. Tần số allele B được biểu diễn qua biểu đồ bên, biết các quần thể được biểu diễn trong biểu đồ đã cân bằng di truyền. Hãy sắp xếp các quần thể này theo thứ tự tăng dần tần số kiểu gene thể dị hợp tử?

A. 2 → 3 → 1 → 4.
B. 4 → 3 → 1 → 2.
C. 4 → 1 → 3 → 2.
D. 3 → 2 → 1→4.
Câu 11. Bằng chứng nào sau đây được xem là bằng chứng tiến hóa trực tiếp?
A. Cơ quan tương đồng.
B. Cơ quan tương tự.
C. Cơ quan thoái hóa.
D. Hóa thạch xương khủng long.
Câu 12. Để duy trì và phát triển được thì quần thể loài A cần có số lượng cá thể ít nhất là 25 cá thể/quần thể. Giả sử không có hiện tượng dòng gene. Người ta thống kê diện tích môi trường sống và mật độ cá thể ở 4 quần thể của loài A trong các môi trường ổn định khác nhau, kết quả thu được kết quả như bảng dưới đây.
Quần thể | I | II | III | IV |
Diện tích môi trường (ha) | 25 | 30 | 35 | 40 |
Mật độ cá thể (cá thể/ha) | 1 | 0,9 | 0,8 | 0,5 |
Theo lí thuyết, quần thể nào có nguy cơ bị diệt vong?
A. Quần thể IV.
B. Quần thể I.
C. Quần thể III.
D. Quần thể II.
Câu 13. Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa loài A và các loài B, C, D, E người ta nghiên cứu mức độ
giống nhau về DNA của các loài này. Kết quả thu được như bảng 2
Loài sinh vật | Loài A | Loài B | Loài C | Loài D | Loài E |
Tỉ lệ % DNA giống so với loài A | 100% | 82% | 91% | 96% | 94% |
Bảng 2
Mối quan hệ họ hàng giữa loài A và các loài B, C, D, E theo thứ tự từ gần đến xa là
A. A − B − C − D − E.
B. A − D − E − C − B.
C. A − B − C − E − D.
D. A − D − C − B − E.
Câu 14. Quá trình hình thành loài lúa mì (T. aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau: Loài lúa mì (T. monococcum) 2n = 14 lai với loài cỏ dại (T. speltoides) 2n = 14 đã tạo ra cơ thể lai I. Cơ thể lai I được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa). Loài lúa mì hoang dại ( A. squarrosa) 2n = 14 lai với loài cỏ dại (T. tauschii) đã tạo ra cơ thể lai II . Cơ thể lai II lại được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T. aestivum). Phát biểu sau đây sai khi nói về quá trình trên?
A. Loài lúa mì (T. aestivum) có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
B. Loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa) là thể song nhị bội.
C. Đây là quá trình hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá.
D. Cơ thể lai I và II không có khả năng sinh sản.
Câu 15. ............................................
............................................
............................................
Câu 18. Hình dưới đây mô tả giai đoạn nào của quá trình phát sinh sự sống trên trái đất?

A. Tiến hóa hậu sinh học.
B. Tiến hóa tiền sinh học.
C. Tiến hóa sinh học.
D. Tiến hóa hóa học.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Hình dưới đây mô tả sơ đồ 3 gene A, B, C cùng nằm trên một phân tử DNA ở một loài vi khuẩn. Mũi tên ở mỗi gene chỉ vị trí bắt đầu phiên mã và hướng phiên mã của gene đó.

Theo lí thuyết, các phát biểu sau đây đúng hay sai?
a) Gene A và gene C đều sử dụng mạch 1 làm khuôn để tổng hợp mRNA.
b) Nếu gene B không nhân đôi thì gene A cũng không nhân đôi.
c) Khi DNA này nhân đôi thì gene A sẽ nhân đôi trước gene B.
d) Gene B sử dụng mạch 2 làm khuôn để tổng hợp mRNA.
Câu 2. Nghiên cứu biến động quần thể cá dảnh (Puntioplites proctozystron) ở Búng Bình Thiên (tỉnh An Giang) nhằm xác định sự biến động kích cỡ và số lượng, xác định các tham số tăng trưởng làm cơ sở cho việc khai thác và quản lí nguồn lợi thuỷ sản. Nghiên cứu tại Búng Bình Thiên từ tháng 7/2018 − 6/2019 với 12 đợt thu mẫu tương ứng 12 tháng. Dụng cụ thu mẫu có mắt lưới từ 0,5 cm đến 4,5 cm, nhằm thu cá ở các kích cỡ và các tầng nước khác nhau. Mẫu cá được cân (g/cá thể) và đo chiều dài tổng (cm). Kết quả thu được 1975 cá thể với nhiều kích cỡ khác nhau trong cùng 1 thời điểm, trong đó cá cỡ nhỏ chiếm tỉ lệ cao trong mùa mưa và mùa lũ, trong khi cá kích cỡ lớn chiếm tỉ lệ cao trong mùa khô tháng 3 − 7. Kết quả cho thấy có 2 đợt bổ sung cá thể trong quần thể là tháng 1−2 và tháng 9 do cá đẻ và kết hợp cá từ nước lũ thượng nguồn. Cá thể thu được có chiều dài tổng lớn nhất là 23 cm vào tháng 5, trong khi chiều dài tối đa của loài cá này có thể đạt được là 30 cm, số lượng cá thể có kích cỡ lớn (18 – 23 cm) có rất ít, không bắt gặp cá dài hơn 23,5 cm.
(Nguồn: Nguyễn Hoàng Huy, Trần Văn Việt, Âu Văn Hoá và Phạm Thanh Liêm, 2021.
Biến động quần thể cá dảnh (Puntioplites proctozystron BLEEKER, 1865) ở Búng Bình Thiên, tỉnh An Giang, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 57, Số 1B (2021): 170−176).
Mỗi nhận định sau đúng hay sai?
a) Nghiên cứu biến động của quần thể cá dảnh là cơ sở để phát triển nguồn thuỷ sản trong mùa mưa lũ và đánh bắt trong mùa khô.
b) Cá cỡ nhỏ chiếm tỉ lệ cao trong mùa mưa và mùa lũ nên cần bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
c) Nên khai thác, đánh bắt cá dảnh vào tháng 1 − 2.
d) Quần thể cá dảnh có sự biến động về số lượng cá thể theo chu kì.
Câu 3. ............................................
............................................
............................................
Câu 4. Hình 4.1 mô phỏng giải phẫu tim và mạch ở người bình thường với các vị trí mô tả được đánh số từ (1) tới (9). Hình 4.2 biểu thị giá trị áp lực tâm thất trái ghi được ở trạng thái nghỉ ngơi của 3 người: người bình thường, người I và người II.
![]() | ![]() |
Hình 4.1 | Hình 4.2 |
Quan sát hình 4.1 và phân tích hình 4.2 để xác định nhận định dưới đây về các thông tin từ hai hình trên là đúng hay sai?
a) Người II trong hình 1.2 có thể bị tật hở van hai lá (van nhĩ thất trái) giữa (4) và (5).
b) Các vị trí (2), (3), (5), (6) lần lượt là tâm thất phải, động mạch phổi, tâm thất trái, động mạch chủ.
c) Khi tâm thất co, máu trong vị trí (3) và (6) đều là máu giàu oxygene đi nuôi cơ thể.
d) Người I trong hình 1.2 có thể bị bệnh huyết áp cao.
PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Nhà sinh vật học Z. J. Fletcher từ Trường Đại học Sydney, Australia cho rằng nếu cầu gai là nhân tố sinh học giới hạn sự phân bố của rong biển, thì sẽ có rất nhiều rong biển xâm chiếm nơi mà người ta đã loại bỏ hết cầu gai. Để phân biệt ảnh hưởng của cầu gai với ảnh hưởng của các sinh vật khác, người ta đã làm thí nghiệm ở vùng sống của rong biển: loại bỏ cả cầu gai và ốc nón ra khỏi vùng sống của rong biển; một vùng khác chỉ loại bỏ cầu gai và để lại ốc nón; vùng khác chỉ loại bỏ ốc nón, và vùng còn lại là đối chứng có cả cầu gai và ốc nón. Kết quả nghiên cứu thể hiện ở hình bên dưới.

1. Sự có mặt của loài cầu gai và ốc nón đã ức chế sự phát triển và sinh trưởng của rong biển.
2. Khi chỉ có ốc nón và rong biển, quần thể rong biển phục hồi ở mức độ khá cao.
3. Ốc nón là yếu tố sinh học ức chế chủ yếu đến sự phát triển của rong biển.
4. Khi chỉ loại bỏ ốc nón kết quả giống như thí nghiệm chỉ loại bỏ cầu gai.
Điền thứ tự từ lớn đến nhỏ những nhận định đúng về trên.
(Đáp án: 21)
Câu 2. Xét một gene có 3 allele A1, A2, a nằm trên nhiễm sắc thể thường ở một loài gia súc; trong đó A1, A2 là 2 allele đồng trội. Cho biết các allele trội quy định năng suất cao, allele lặn a quy định năng suất ở mức trung bình, ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở con lai của bố mẹ thuần chủng. Một quần thể khởi đầu (P) có thành phần kiểu gene là: P: 0,14A1A1 + 0,24A1a + 0,08A2A2 + 0,16A2a + 0,28A1A2 + 0,10aa = 1.
Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, hãy xác định tỉ lệ các cá thể được chọn để đưa vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Câu 3. ............................................
............................................
............................................
Câu 5. Ở người, allele A quy định có kháng nguyên Xg trên bề mặt hồng cầu là trội hoàn toàn so với allele a quy định không có kháng nguyên Xg; allele B quy định da bình thường là trội hoàn toàn so với allele b quy định bệnh da vảy. Hai gene này cùng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X và cách nhau 10 cM. Trong quần thể có tối đa bao nhiêu loại kiểu gene về hai tính trạng này?
Câu 6. Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8, số lượng NST đơn trong tế bào sinh dưỡng của thể ba khi đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là