Đề thi thử Sinh học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 2
Bộ đề thi thử tham khảo môn sinh học THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học
ĐỀ SỐ 2 – ĐỀ THI THAM KHẢO
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: SINH HỌC
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Thành phần cấu tạo chỉ có ở tế bào thực vật, không có ở tế bào động vật là
A. không bào, lục lạp
B. lục lạp, ti thể
C. thành tế bào, lục lạp
D. thành tế bào, không bào
Câu 2. Vi sinh vật hoá tự dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn carbon chủ yếu từ
A. ánh sáng và CO2
B. ánh sáng và chất hữu cơ
C. chất vô cơ và CO2
D. chất hữu cơ
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây về cảm ứng ở động vật khác với cảm ứng ở thực vật?
A. Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn và khó nhận thấy hơn cảm ứng ở thực vật
B. Hình thức phản ứng ở động vật đa dạng hơn nhưng kém chính xác hơn ở thực vật
C. Hình thức cảm ứng ở động vật nhẹ nhàng và yếu ớt hơn ở thực vật
D. Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh, dễ nhận thấy hơn ở thực vật
Câu 4. Nghiên cứu vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng đối với sự sinh trưởng của một loài thực vật thân thảo trên cạn. Sau 20 ngày theo dõi thí nghiệm, người ta thu được số liệu trong bảng sau:
Sự hấp thụ ion nào sau đây bị ảnh hưởng mạnh khi lượng ATP do tế bào lông hút tạo ra giảm dưới tác động điều kiện môi trường?
A. Ion Mg2+ và NO3-
B. Ion Fe3+ và Mg2+
C. Ion K+ và Fe3+
D. Ion K+ và NO3-
Câu 5. Trong thực tiễn sản xuất, biện pháp nào sau đây được sử dụng để điều khiển giới tính trong sản xuất cá rô phi đơn tính?
A. Trộn hormone vào thức ăn
B. Tăng số lượng cá giống
C. Giảm sự cạnh tranh
D. Tăng tốc độ sinh trưởng của cá
Câu 6. Loại nucleotide nào sau đây chỉ tham gia cấu trúc phân tử RNA?
A.Adenin
B. Guanin
C.Uracil
D. Thymin
Câu 7. Trong quá trình tách chiết DNA từ tế bào sinh vật, mẫu vật được nghiền, lọc, sau đó dịch lọc được bổ sung ethanol 90° nhằm mục đích nào sau đây?
A. Làm sạch mẫu vật
B. Kết tủa DNA trong nhân tế bào
C. Làm sạch DNA
D. Phá vỡ tế bào
Câu 8. Sơ đồ ở hình bên mô tả quá trình nào sau đây?
A. Phiên mã để tổng hợp mRNA
C. Tổng hợp chuỗi polypeptide
B. Tái bản tạo DNA
D. Phiên mã ngược tạo cDNA
Câu 9. Vi khuẩn Streptococcus mutans tạo màng sinh học trên bề mặt răng, gây sâu răng. Nghiên cứu chất điều hoà cảm ứng mật độ ở vi khuẩn, ức chế hình thành màng sinh học có thể kiểm soát bệnh sâu răng ở người. Biện pháp này dựa trên cơ sở nào sau đây?
A. Sử dụng loại vi khuẩn đối kháng với vi khuẩn gây sâu răng
B. Nghiên cứu chất kháng vi khuẩn
C. Điều hoà biểu hiện gene ở sinh vật nhân sơ
D. Sử dụng chất phá vỡ màng sinh học
Câu 10. Tạo vector tái tổ hợp mang các vùng điều hoà được biến đổi để tăng cường phiên mã, dịch mã đã được ứng dụng để cải tiến hiệu quả sản xuất protein tái tổ hợp. Cơ sở của biện pháp này là
A. quá trình biểu hiện gene
B. quá trình tái bản DNA
C. gây đột biến gene vùng điều hoà
D. bổ sung chất ức chế quá trình tổng hợp protein
Câu 11. Xuất phát từ nhu cầu cần có những giống lúa thơm chất lượng cao, ngắn ngày nhằm mở rộng vùng chuyên canh lúa ở những vùng ngập lũ, nghiên cứu đã lựa chọn sử dụng một giống lúa Amaroo nhập nội từ châu Úc có thời gian sinh trưởng ngắn (70 - 75 ngày) và thấp cây (70-80 cm) và một giống lúa thơm đang trồng phổ biến là Jasmine85-B3. Biện pháp tạo giống lúa mới này được thực hiện dựa trên phương pháp nào sau đây?
(Nguồn: Nguyễn Phúc Hảo, Võ Công Thành, Trần Ngọc Quý, Phạm Văn Phượng, "Lai tạo và tuyển chọn giống lúa ngắn ngày theo hướng năng suất cao, phẩm chất tốt" tại Trường Đại học Cần Thơ, Tạp chí Khoa học 2009:11 98-108 Trường Đại học Cần Thơ)
A. Lại xã
B. Lai hữu tính
C. Đa bội hoá
D. Tạo dòng thuần
Câu 12. Liệu pháp gene là phương pháp sử dụng gene để điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh tật. Hình dưới đây thể hiện nguyên lí nào trong liệu pháp gene?
A. Đưa gene gây chết vào tế bào
B. Đưa gene ức chế vào tế bào
C. Đưa gene lành vào tế bào
D. Đưa gene chỉnh sửa vào tế bào
Câu 13. Bằng chứng tiến hoá nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?
A. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào
B. Xương tay của người có cấu trúc tương đồng với xương chỉ trước ở thú
C. Protein của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại amino acid
D. Xác sinh vật sống ở các thời đại trước được bảo quản trong lớp hổ phách
Câu 14. Hình dưới đây thể hiện hình thái và giải phẫu của chi trước hoặc cánh ở một số động vật. Nhận định nào sau đây đúng khi so sánh cấu trúc chi trước và cánh ở các loài động vật này?
A. Đây là bằng chứng phân tử chứng minh nguồn gốc chung của các loài động vật này
B. Chỉ trước, cánh của các loài động vật này là cơ quan tương tự
C. Cấu tạo chi trước, cánh là các cơ quan bị thoái hoá
D. Các loài động vật này có sự tương đồng trong cấu trúc chi trước, cánh
Câu 15. ............................................
............................................
............................................
Câu 18. Trong giai đoạn cây lạc ra hoa, tạo quả cần điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ đầy đủ, dinh dưỡng nhiều,... nếu một nhân tố sinh thái thay đổi không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của lạc, đó là quy luật tác động nào sau đây?
A. Quy luật tác động không đồng đều của nhân tố sinh thái
B. Quy luật tác động tổng hợp của nhân tố sinh thái
C. Quy luật tác động của nhân tố vô sinh của nhân tố sinh thái
D. Quy luật tác động qua lại của nhân tố sinh thái
PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1. Thí nghiệm được thực hiện trên đất canh tác 2 vụ lúa ở vụ Mùa 2017 tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Các giống lúa tham gia thí nghiệm gồm HDT8, Kim Cương 111, Thiên ưu 8 và Bắc thơm 7. Kết quả thí nghiệm cho thấy các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 103 đến 110 ngày, trong đó giống Kim cương 111 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (chỉ 103 ngày). Sự tích luỹ chất khô của giống Thiên ưu 8 cao nhất trong tất cả các thời kì theo dõi. Sâu bệnh hại gồm sâu đục thân, rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn và khô vằn, song bị nhiễm nhẹ với bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, đốm nâu, bị hại nhẹ bởi sâu cuốn lá. Kết quả năng suất của các giống lúa được thể hiện trong bảng sau:
Bảng năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa trong thí nghiệm
(Nguồn: Nguyễn Tuấn Điệp, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa thuần mới trong vụ mùa tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(101)/2019)
Mỗi nhận định sau đúng hay sai:
a. Thời gian sinh trưởng của giống lúa HDT8 là ngắn nhất.
b. Sự tích luỹ chất khô của giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn sẽ cao hơn giống lúa có thời gian sinh trưởng dài.
c. Số bông/m² và sự tích luỹ chất khô có ảnh hưởng đến năng suất lúa.
d. Để thu được năng suất lúa cao, nên lựa chọn giống lúa HDT8 có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, có số bông/m² cao.
Câu 2. Endoglucanase là một loại enzyme quan trọng tham gia vào quá trình thuỷ phân cellulose và có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp. Gene EG9 có kích thước 1398 cặp base được khai thác từ dữ liệu giải trình tự DNA của vi khuẩn trong mùn xung quanh khu nấm mục trắng thuỷ phân gỗ. Đầu 5 của gene có 126 nucleotide tận cùng mã hoá cho tín hiệu tiết ở vi khuẩn gram âm và 1269 nucleotide tiếp theo mã hoá endoglucanase GH8. Trong nghiên cứu này, gene EG9 (không chứa trình tự mã hoá tín hiệu tiết) đã được tối ưu mã bộ ba cho biểu hiện gene ở E. coli. Qua khảo sát 5 chủng E. coli biểu hiện bao gồm chủng 1, 2, 3, 4, 5. Enzyme EG9 biểu hiện tốt nhất trong chủng 1 và chủng 5. Tuy nhiên, ở nhiệt độ nuôi cấy 30° C, chủng 1 là chủng có khả năng biểu hiện EG9 tốt nhất. Sau khi giảm nhiệt độ nuôi cấy xuống 25 °C, 50% EG9 đã được biểu hiện và có hoạt tính thuỷ phân tốt. Kết quả này mang lại tiềm năng lớn cho việc sản xuất EG9 tái tổ hợp phục vụ nghiên cứu tính chất của enzyme.
(Nguồn: Đỗ Thị Huyền 1,2, Lê Thu Hoài 1,3, Nguyễn Hải Đăng 1, Nguyễn Thị Quý 1, Trương Nam Hải, Nghiên cứu biểu hiện gen eg9 mã hoá endoglucanase GH8 có nguồn gốc từ dữ liệu giải trình tự DNA đa hệ gen của vi khuẩn trong mùn xung quanh nấm mục trắng thuỷ phân gỗ trong tế bào Escherichia coli, Tạp chí Công nghệ Sinh học 19(4): 645-650, 2021)
Mỗi nhận định sau là đúng hay sai:
a. Chức năng của enzyme endoglucanase là thuỷ phân thành tế bào thực vật.
b. Tín hiệu tiết enzyme endoglucanase được mã hoá ở đầu 3 của gene EG9.
c. Vi khuẩn có biểu hiện gene EG9 có khả năng làm mục gỗ.
d. Sử dụng chủng vi khuẩn E. coli số 1 ở 25 °C sẽ cho khả năng biểu hiện gene EG9 tốt nhất, có hoạt tính thuỷ phân tốt.
Câu 3. Khiếm thính là hiện tượng giảm một phần hay toàn bộ khả năng cảm nhận về âm thanh gây ra bởi môi trường hoặc sai hỏng gene. Khoảng 50% trường hợp là khiếm thính di truyền do gene gây ra, trong đó khiếm thính di truyền không hội chứng chiếm tới 70%. Hiện nay có hơn 160 gene được xác định là có liên quan đến khiếm thính di truyền khống hội chứng, trong đó gene GJB2 nằm trên nhiễm sắc thể 13 là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh. Nghiên cứu xác định đột biến trong gene GJB2 ở một gia đình người Việt Nam có hai con mắc bệnh khiếm thính không hội chứng. Sau khi so sánh trình tự gene thu được với trình tự gene công bố trên ngân hàng dữ liệu gene quốc tế GenBank, đột biến đồng hợp tử c.235 delC đã được tìm thấy ở cả hai bệnh nhi; trong khi cả bố và mẹ hai bệnh nhi này đều mang đột biến dị hợp tử c.235delc. Đây là đột biến di truyền gây bệnh, làm thay đổi khung dịch mã tạo ra một chuỗi polypeptide ngắn hơn gây mất chức năng của protein.
(Nguồn: Nguyễn Thuỳ Dương, Phi Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Xuân, Huỳnh Thị Thu Huệ, Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Đăng Tôn, Nguyễn Tuyết Xương, Xác định đột biến gene GJB2 ở một gia đình bệnh nhân có hai con bị khiếm thính, Bệnh viện Nhi trung ương)
Mỗi nhận định sau là đúng hay sai:
a. Bệnh khiếm thính do đột biến gene GJB2 trên NST giới tính X.
b. Đột biến gene GJB2 trội gây bệnh khiếm thính di truyền.
c. Đột biến gene GJB2 làm giảm số lượng amino acid được tổng hợp trong quá trình dịch mã.
d. Kết quả của nghiên cứu có ý nghĩa lớn trong công tác tư vấn di truyền về bệnh khiếm thính do di truyền.
Câu 4. ............................................
............................................
.........................................…
PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Câu 1. Cho các kì phân bào trong quá trình giảm phân: kì trung gian, kì đầu I, kì giữa II, kì sau I, kì cuối II. Có bao nhiêu kì trong đó thuộc giai đoạn phân chia nhân?
Câu 2. Cho đoạn thông tin di truyền sau: 5'AUGGUUAUCGCC3'. Có bao nhiêu bộ mã di truyền được đọc theo chiều từ 5 – 3 ?
Câu 3. Hình bên dưới thể hiện sơ đồ công nghệ DNA tái tổ hợp, có bao nhiêu loại enzyme giới hạn tham gia cắt DNA ngoại lai và vector?
Câu 4. Cho các ứng dụng di truyền sau: phân tích đột biến gene ti thể; áp dụng quy trình kĩ thuật, chăm sóc ở cây trồng; điều chỉnh lượng sản phẩm trong sản xuất protein tái tổ hợp, thiết kế vector chuyển gene mã hoá protein điều hoà. Có bao nhiêu ứng dụng dựa trên cơ chế điều hoà biểu hiện gene?
Câu 5. ............................................
............................................
............................................
Câu 6. Cây mít, nhãn, lúa, ngô,... thường sống ở nơi có cường độ ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao. Cho các đặc điểm thích nghi sau: phiến lá mỏng, ít khí khổng, vỏ dày, tầng bần phát triển, lá có lớp cuticle dày. Có bao nhiêu đặc điểm trong đó phù hợp với các loài cây trồng trên?