Đề thi thử Sinh học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - THPT Triệu Sơn 3 (Thanh Hoá)
Đề thi thử tham khảo môn sinh học THPTQG năm 2025 của THPT Triệu Sơn 3 (Thanh Hoá) sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học
SỞ GD&ĐT THANH HOÁ TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 3 (ĐỀ CHÍNH THỨC) MÃ ĐỀ 121 | ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LẦN 1 NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút; (Đề gồm có 28 câu; 4 trang) |
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền ở người, trong đó có một trong hai bệnh do gene nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định, mỗi gene gồm có 2 allele và trội lặn hoàn toàn.
Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Có thể xác định được kiểu gene của bao nhiêu người trong phả hệ về cả 2 tính trạng được xét?
A. 7.
B. 6.
C. 4.
D. 5.
Câu 2: Ở ruồi giấm A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với a mắt trắng, gene thuộc vùng không tương đồng trên X. Phép lai nào sau đây cho cho đời con có cả mắt đỏ và mắt trắng?
A. XAXA × XAY.
B. XaXa × XaY.
C. XAXa × XAY.
D. XAXA × XaY.
Câu 3: Khi xét về cấu tạo và cơ chế điều hòa hoạt động của gene theo mô hình Operon -Lac, kết luận nào sau đây là sai?
A. Cấu tạo Operon Lạc gồm vùng khởi động (P), vùng vận hành (O) và gene điều hòa (Lac I).
B. Các gene cấu trúc Z, Y, A phiên mã 1 lần tạo thành 1phân tử mRNA.
C. Gene điều hòa phiên mã, dịch mã tạo protein ức chế.
D. Vùng vận hành là nơi tương tác với prôtêin ức chế.
Câu 4: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hoá là
A. Thường biến.
B. Biến dị tổ hợp.
C. Đột biến.
D. Biến dị cá thể.
Câu 5: Đối tượng nghiên cứu di truyền của Gregor Mendel là
A. Cây hoa phấn.
B. Đậu Hà Lan.
C. Cây hoa cẩm tú cầu.
D. Ruồi giấm.
Câu 6: Ở sinh vật nhân thực, amino acid Loxin được mã hóa bởi các codon 5’CUU3’, 5’CUC3’, 5’CUG3’, 5’CUA3’. Ví dụ trên thể hiện đặc điểm nào sau đây của mã di truyền?
A. Tính thoái hóa.
B. Tính phổ biến.
C. Tính liên tục.
D. Tính đặc hiệu.
Câu 7: Cơ thể có kiểu gene nào sau đây được gọi là thể đồng hợp tử về cả hai cặp gene đang xét?
A. AaBb.
B. AAbb.
C. AaBB.
D. AABb.
Câu 8: Ở ruồi giấm, bộ NST lưỡng bội 2n = 8. Số nhóm gene liên kết của loài này là
A. 8.
B. 2.
C. 6.
D. 4.
Câu 9: Hình ảnh sau mô tả tác động của nhân tố tiến hóa nào?
A. Phiêu bạt di truyền.
B. Chọnn lọc tự nhiên.
C. Dòng gene.
D. Đột biến.
Câu 10: Động vật nào sau đây hô hấp bằng mang?
A. Ếch đồng.
B. Cá chép.
C. Vịt trời.
D. Thằn lằn.
Câu 11: Đồ thị trên mô tả sự biến động tần số allele, tần số kiểu gene (gene quy định một tính trạng có 2 allele là A và a, allele trội là trội hoàn toàn, thuộc NST thường) qua các thế hệ của một quần thể sinh vật trong điều kiện không có đột biến, khả năng sống của các kiểu gene là như nhau, các cá thể có khả năng sinh sản như nhau và quần thể được cách li với các quần thể khác. Các đường I, II, III, a, b là biểu thị cho tần số kiểu gene, allele qua các thế hệ.
Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
(1) Đường cong [I] biểu thị tỉ lệ kiểu gene Aa qua các thế hệ.
(2) Đường cong [a] và [b] biểu thị cho tần số allele qua các thế hệ.
(3) Đây là quần thể tự phối.
(4) F1, F2 quần thể có tỉ lệ kiểu hình trội là 84%.
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 12: Cho các dòng thuần chủng có kiểu gene như sau: (I): AAbb; (II): aaBB; (III): AABB; (IV): aabb. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra đời con có ưu thế lai cao nhất?
A. Dòng (II) × dòng (IV).
B. Dòng (I) × dòng (II).
C. Dòng (II) × dòng (III).
D. Dòng (I) × dòng (III).
Câu 13:............................................
............................................
............................................
Câu 16: Hình dưới mô tả ba kiểu phân bố cá thể của quần thể trong môi trường thuộc ba loài giả định trong diện tích như nhau là 10m2. Số lượng cá thể của kiểu phân bố thể hiện hiệu quả nhóm là
bao nhiêu?
A. 8.
B. 16.
C. 10.
D. 9.
Câu 17: Ví dụ nào sau đây minh họa cho một quần thể sinh vật?
A. Tập hợp Voọc mũi hếch ở rừng Khau Ca (Hà Giang).
B. Tập hợp các cây ở các rừng ngập mặn (Quảng Ninh).
C. Tập hợp bướm ở Khu bảo tồn thiên nhiên Phủ Hoạt (Nghệ An).
D. Tập hợp chim ở Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp).
Câu 18: Ba loài ếch: Rana pipiens, Rana clamitans và Rana sylvatica cùng sống trong một cái ao tuy nhiên chúng không giao phối với nhau vì các loài ếch này có tiếng kêu khác nhau. Đây là ví dụ về loại cách li nào sau đây?
A. Cách li trước hợp tử, cách li tập tính.
B. Cách li sau hợp tử, cách li tập tính.
C. Cách li sau hợp tử, cách li sinh thái.
D. Cách li trước hợp tử, cách li cơ học.
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG / SAI
Câu 1: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do sự tương tác giữa các sản phẩm của hai cặp gene A, a và B, b phân li độc lập quy định. Gene A và gene B tác động đến sự hình thành màu sắc hoa theo sơ đồ:
Các allele a và b không có chức năng trên. Lai các cây hoa màu hồng thuần chủng với nhau thu được F1 toàn cây có hoa màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến, sức sống của các giao tử và các cá thể như nhau. Theo lí thuyết, mỗi nhận định sau là đúng hay sai?
a) Có tối đa 4 loại kiểu gene quy định kiểu hình hoa đỏ trong quần thể.
b) Ở F2, cây hoa màu trắng chiếm tỉ lệ 6,25%.
c) Tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
d) Trong số các cây hoa màu hồng F2, cây đồng hợp chiếm tỉ lệ là 50%.
Câu 2: Giả sử lưới thức ăn trong 1 hệ sinh thái được mô tả ở hình bên. Theo lí thuyết, mỗi nhận định sau là đúng hay sai về lưới thức ăn này?
a) Cóc thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc bậc dinh dưỡng cấp 4.
b) Sâu hại lúa và châu chấu đều là sinh vật tiêu thụ bậc 2.
c) Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 mắt xích.
d) Rắn hổ mang tham gia tối đa vào 3 chuỗi thức ăn.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................
Câu 4: Hình sau đây mô tả những cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử. Mỗi kết luận sau là đúng hay sai?
a) Cả bốn quá trình nhân đôi, phiên mã, phiên mã ngược, dịch mã đều diễn ra theo NTBS.
b) Cả ba phân tử [1], [2], [3] đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
c) [1] là phân tử DNA, [2] là tRNA và [3] là chuỗi polipeptide.
d) Nếu [1] đột biến thì [3] sẽ biến đổi cấu trúc, chức năng.
PHẦN III. TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN
Câu 1: Một gene có tỷ lệ tương ứng các nucleotide ở các mạch đơn thể hiện ở bảng dưới đây. Biết tổng tỷ lệ các loại nucleotide ở mỗi mạch đơn là 1,00. Dấu - thể hiện chưa xác định được số liệu:
A | T | G | C | |
Mạch 1 | 0,14 | 0,26 | - | - |
Mạch 2 | - | - | 0,25 | - |
Nếu mạch 1 là mạch gốc của gene thì khi gene này phiên mã 1 lần cần các nucletotide tự do, trong đó số nulceotide loại G chiếm tỉ lệ bao nhiêu? (Để đáp án dưới dạng số thập phân, lấy sau dấu phẩy 2 số)
(Đáp án: 0,25)
Câu 2: Các hình dưới đây mô tả sự thay đổi hàm lượng DNA trong tế bào của một cơ thể động vật lưỡng bội ở các pha khác nhau của chu kì tế bào.
Hình số mấy mô tả pha S ở kì trung gian?
(Đáp án: 4)
Câu 3: Cho các thông tin ở bảng dưới đây:
Loài | Lúa | Chuột | Rắn | Diều hâu |
Năng suất sinh học (Calo) | 2,2 × 106 | 1,4 × 104 | 1,25 × 103 | 0,5 × 102 |
Hiệu suất sinh thái giữa sinh vật tiêu thụ bậc 3 với sinh vật tiêu thụ bậc 2 là bao nhiêu phần trăm (%)?
(Đáp án: 4)
Câu 4: Hình ảnh sau mô tả quy trình tạo giống bằng công nghệ DNA tái tổ hợp, trong quy trình này để tạo DNA tái tổ hợp cần sử dụng bao nhiêu loại enzyme cắt giới hạn restriction endunuclease?
Câu 5: ............................................
............................................
............................................