Đề thi thử Sinh học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Nghệ An (2)
Đề thi thử tham khảo môn sinh học THPTQG năm 2025 của Nghệ An (2) sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN LIÊN TRƯỜNG THPT (Đề thi có 05 trang) | KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 Môn thi: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
Họ và tên:…………………………………. Số báo danh:…………… Mã đề 5101
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Trong cơ chế di truyền cấp phân tử, enzyme làm nhiệm vụ tháo xoắn DNA
là
A. RNA polymerase.
B. restrictase.
C. ligase.
D. DNA polymerase.
Câu 2: Giống cừu tổng hợp được huyết thanh và alpha -1- antitrypsin (một loại protein có chức năng bảo vệ phổi khỏi sự tác động của enzyme) ở người chữa bệnh khí thủng phổi (emphysema) được tạo ra nhờ ứng dụng
A. cấy truyền phôi.
B. công nghệ gene.
C. nhân bản vô tính.
D. lai xa và đa bội hóa.
Câu 3: Hoa đỗ quyên trên vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có khoảng 150 cây/quần thể. Số liệu này minh hoạ đặc trưng nào sau đây của quần thể?
A. Kiểu phân bố.
B. Tỉ lệ giới tính.
C. Mật độ cá thể.
D. Kích thước quần thể.
Câu 4: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?
A. Vật kí sinh.
B. Hỗ trợ cùng loài.
C. Độ ẩm.
D. Vật ăn thịt.
Câu 5: Cá chép (A) có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là 2 °C đến 44 °C. Cá rô phi (B) có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là 5,6 °C đến 42 °C. Sơ đồ nào dưới đây mô tả đúng sự phân bố của hai loài cá trên theo nhiệt độ?
A. Hình III
B. Hình II.
C. Hình I.
D. Hình IV.
Câu 6: Theo quan niệm của Darwin, sự hình thành màu xanh lục của loài sâu ăn lá
là kết quả của quá trình
A. giao phối không ngẫu nhiên.
B. đột biến gene.
C. phiêu bạt di truyền.
D. chọn lọc tự nhiên.
Câu 7: Cấu trúc nào sau đây ở rễ cây xoài có vai trò kiểm soát lượng chất khoáng đi vào mạch gỗ của cây?
A. Biểu bì rễ.
B. Mạch rây.
C. Lông hút.
D. Dai Caspary.
Câu 8: Ở cà chua, gene SIKLUH được xác định giúp làm tăng kích thước quả thông qua kích thích các tế bào phân chia. Để giúp tăng năng suất cho các loại cây ăn quả khác, kĩ thuật nào sau đây phù hợp nhất?
A. Nhân bản vô tính giống cây cà chua mang gene SIKLUH để tạo hàng loạt cây cà chua có năng suất cao.
B. Sử dụng liệu pháp gene giúp chỉnh sửa một số gene trong các cây ăn quả khác để biến những gene này thành gene SIKLUH.
C. Chuyển gene SIKLUH vào các giống cây ăn quả khác bằng công nghệ DNA tái tổ hợp.
D. Lại giữa giống cây cà chua với các giống cây ăn quả khác nhằm chuyển gene SIKLUH sang các giống cây ăn quả.
Câu 9: Xác côn trùng trong hổ phách được phát hiện có từ đại Cổ sinh thuộc bằng chứng tiến hóa nào sau đây?
A. Tế bào học.
B. Giải phẫu so sánh.
C. Sinh học phân tử.
D. Hóa thạch.
Câu 10: So sánh hệ gene của người với một số loài khác, người ta thu được kết quả thể hiện trong bảng sau:
Tỉ lệ % giống nhau về hệ gene với người | |||||||
Mèo | Gà | Bò | Tinh tinh | Chuột | Chuối | Ruồi quả | |
Người | 90% | 60% | 98% | 85% | 60% | 61% |
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tỉ lệ giống nhau về hệ gene chứng tỏ các loài có chung nguồn gốc.
B. Tinh tinh là loài có họ hàng gần với người nhất.
C. Sự khác biệt hệ gene giữa mèo với người ít hơn chuột với người.
D. Hệ gene của gà và chuối hầu như không khác nhau.
Câu 11: Hình bên mô tả thí nghiệm về quá trình quang hợp của bèo Elodea (bèo Mỹ). Khi kết Ống chứa thúc thí nghiệm, nồng độ khí nào sau đây trong ống nghiệm là cao nhất?
A. O2.
B. SO2.
C. CH4.
D. CO2.
Câu 12: Đồ thị hình bên mô tả sự thay đổi hàm lượng DNA trong nhân một tế bào mô phân sinh của cơ thể thực vật lưỡng bội ở các pha của chu kì tế bào. Giai đoạn B trong đồ thị tương ứng với
A. kì đầu.
B. pha G1.
C. kì giữa.
D. pha S.
Câu 13 [846539]: Ở ruồi giấm, xét 2 cặp gene B, b và V, v trên cùng 1 cặp NST. Cách viết kiểu gene nào sau đây đúng?
A.
B.
C.
D.
Câu 14 [846542]: Hình sau mô tả các thành phần cấu trúc của nucleic acid, trong đó (1) là đường pentose, (2) là nhóm phosphate, từ (3) đến (7) là các nitrogeneous base.
Đơn phân của RNA không có thành phần số
A. (7).
B. (4).
C. (1).
D. (2).
Câu 15: Đồ thị hình bên mô tả sự tăng trưởng kích thước một quần thể thỏ trong môi trường bị giới hạn. Tốc độ tăng trưởng của quần thể đạt giá trị lớn nhất ở khoảng nào trong đồ thị này?
A. Khoảng III.
B. Khoảng II.
C. Khoảng I.
D. Khoảng IV.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
Câu 18. Gene mã hoá các yếu tố đông máu có thể nằm ở vùng nào của NST X?
A. 7.
B. 9.
C. 8.
D. 10.
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Chuột chân trắng Peromyscus leucopus là vật chủ mang virus Hanta. Nếu hít phải không khí có nhiễm chất thải của loài chuột này, con người có thể mắc hội chứng phổi Hantavirus. Đây là hội chứng có thể gây tử vong cho người với các triệu chứng: sốt, ho, đau cơ, nhức đầu, thở dốc, hôn mê do suy hô hấp cấp. Các hình bên mô tả sự thay đổi của một số yếu tố môi trường và mật độ chuột chân trắng từ năm 1989 đến năm 1993 ở vùng Tây Nam Hoa Kỳ.
a) Khó có thể dự đoán trước sự bùng phát của hội chứng phổi Hantavirus.
b) Sinh khối thực vật phụ thuộc nhiều vào lượng mưa mùa xuân.
c) Từ năm 1989 – 1993, quần thể chuột chân trắng biến động không theo chu kì.
d) Tăng cường nuôi mèo là biện pháp hữu hiệu giúp phòng chống hội chứng phổi
Hantavirus.
Câu 2: Quá trình tổng hợp amino acid trong tế bào nấm men diễn ra thông qua con đường trao đổi chất, trong đó mỗi bước phản ứng thường do các enzyme khác nhau xúc tác và mỗi enzyme lại thường được mã hóa bởi các gene khác nhau. Do đó, con đường tổng hợp một loại amino acid quan trọng nào đó có thể bị dừng lại khi gene mã hóa một enzyme tham gia chuỗi phản ứng bị đột biến mất chức năng. Chủng nấm men đột biến vì thế cũng sẽ không phát triển nếu môi trường thiếu 1 loại amino acid quan trọng nào đó. Một nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm để xác định khả năng phát triển của nấm men trên các môi trường có các loại amino acid khác nhau. Ông tiến hành nuôi hai chủng nấm men đơn bội mang đột biến khác nhau (ĐB1 và ĐB2), mỗi chủng có một đột biến gene lặn gây mất chức năng enzyme tương ứng và một chủng đơn bội bình thường (kiểu dại – KD) làm đối chứng. Kết quả thí nghiệm được thể hiện trong bảng sau:
Môi trường thí nghiệm | KD | ĐB1 | ĐB2 |
Đầy đủ các loại amino acid | + | + | + |
Không có amino acid | + | - | - |
Đầy đủ các loại amino acid ngoại trừ methionine | + | - | + |
Đầy đủ các loại amino acid ngoại trừ leucine | + | + | - |
+: Sinh trường -: Không sinh trưởng
a) Việc nuôi trong môi trường đầy đủ các loại amino acid nhằm kiểm tra khả năng sinh trưởng của các chủng thí nghiệm.
b) Chủng ĐB1 xảy ra đột biến ở gene mã hóa enzyme tham gia tổng hợp leucine.
c) Khi nuôi chung hai chủng ĐB1 và ĐB2 trong môi trường không có methionine thì cả 2 chủng có thể sinh trưởng bình thường.
d) Leucine và methionine lần lượt là amino acid không thay thế của các chủng ĐB1 và ĐB2
Câu 3: ............................................
............................................
............................................
Câu 4: Bảng dưới đây cho biết khả năng làm việc của tim ở người bình thường và người luyện tập thể thao lâu năm:
Các chỉ số | Trạng thái | Người bình thường | Người luyện tập thể thao |
Nhịp tim | Lúc nghỉ ngơi | 75 | 60 |
Lúc năng động nặng | 100 | 65 | |
Lượng máu tâm thất trái bơm được (ml/lần) | Lúc nghỉ ngơi | 60 | 75 |
Lúc năng động nặng | 75 | 190 |
Để so sánh hiệu quả làm việc của tim, người ta dựa vào cung lượng tim (Q), chỉ số này được tính bằng công thức:
Q (Cung lượng tim) = Số nhịp tim trong 1 phút (f) × Lượng máu tâm thất trái bơm được mỗi nhịp (Qs).
a) Khi lao động nặng, tim của người luyện tập thể thao lâu năm làm việc hiệu quả hơn so với tim người bình thường khoảng 60,7%.
b) Ở trạng thái nghỉ ngơi, tim của người bình thường làm việc nhiều hơn tim của người luyện tập thể thao.
c) Việc luyện tập thể thao lâu năm giúp tăng cường cung lượng tim khi ở trạng thái nghỉ ngơi.
d) Để gia tăng cung lượng tim tức thời đáp ứng cho hoạt động mạnh, người bình thường gia tăng chỉ số f còn người tập thể thao hướng đến việc tăng chỉ số Qs.
Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 1: Ở ruồi giấm (Drosophila melanogaster), mắt dẹt là kiểu hình đột biến do allele B quy định, trội hoàn toàn so với mắt bình thường (mắt kiểu dại) được quy định bởi allele B*; ngoài ra, có một locus gene quy định sự phát triển phôi, trong đó allele I quy định phôi phát triển bình thường trội hoàn toàn so với I làm phôi chết sớm. Hai locus này liên kết với nhau ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Thực hiện một phép lai được mô tả như hình bên.
Nếu không có đột biến xảy ra, với dự kiến đời con có 300 cá thể thì tổng số cá thể đực mắt dẹt và cái mắt dại là bao nhiêu?
(Đáp án: 80)
Câu 2: Hình sau mô tả cấu trúc của operon lac và gene điều hoà ở vi khuẩn E. coli
theo Monod và Jacob.
Trong môi trường không có lactose, vùng số mấy bị đột biến mất chức năng thì nhóm gene cấu trúc vẫn có thể tiến hành phiên mã?
(Đáp án: 2)
Câu 3: Xét bốn quần thể thực vật ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Tần số tương đối của một trong hai allele ở một gene được biểu diễn trong hình bên. Nếu mức độ thích nghi của quần thể tương quan thuận với tần số dị hợp tử (dị hợp tử càng nhiều khả năng thích nghi càng cao), thì quần thể nào có mức độ thích nghi cao nhất?
(Đáp án: 4)
Câu 4: Hai loài ếch báo Rana berlandieri và R. sphenocephala thường có mùa sinh sản không trùng nhau khi chúng sống trong cùng một khu vực, khi sống tách biệt thì cả hai loài đều sinh sản vào mùa xuân và mùa thu. Tại khu vực sống gần nhau của 2 loài có một ao nước mới hình thành tạo điều kiện cho các cá thể 2 loài này gặp gỡ nhau, các nhà khoa học đã phát hiện có sự xuất hiện của con lai khác loài. Khi nghiên cứu tỉ lệ con non sống sót theo từng giai đoạn trong ao, các nhà khoa học đã thu được kết quả thể hiện trong hình sau:
Có bao nhiêu nhận định sau đây phù hợp với nghiên cứu trên? Hãy viết liền các số tương ứng với các nhận định đúng theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
1. Tỷ lệ con lai có xu hướng giảm dần ở các giai đoạn phát triển.
2. Cơ chế cách li sinh sản của 2 loài này là cách li sau hợp tử.
3. Khi 2 loài sống chung trong cùng một khu vực thì chúng thường không giao phối với
nhau.
4. Tỉ lệ con lai khác loài có xu hướng giảm dần qua các giai đoạn chứng tỏ có sự cách li sinh sản giữa 2 loài.
Dùng thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6
Trong hệ sinh thái hồ Erie, phía bắc tỉnh Ontario (Canada), mối quan hệ về dinh dưỡng của các loài được mô tả qua lưới thức ăn như hình bên.
Cá bống tròn (Neogobius melanostomus) không phải loài bản địa của hồ và được du nhập vô tình vào hệ sinh thái hồ những năm 1990. Cá bống tròn ăn côn trùng, giun, ngao và trứng của nhiều loài cá bản địa. Sau khi du nhập, số lượng cá bống tròn tăng lên nhanh chóng.
Câu 5: ............................................
............................................
............................................