Đề thi thử Sinh học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Nghệ An (2)

Đề thi thử tham khảo môn sinh học THPTQG năm 2025 của Sở GD&ĐT Nghệ An (2) sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN

ĐỀ CHÍNH THỨC

---------------------

(Đề thi có 05 trang)

KỲ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KẾT HỢP THI THỬ LỚP 12, NĂM HỌC 2024 – 2025 (Đợt 1)

Môn thi: Sinh học

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chọn một phương án. 

Câu 1. Các cây tre cùng loài mọc thành cụm, nhờ đó chịu đựng bão và hạn chế thoát hơi nước tốt hơn các cây tre sống riêng rẽ. Quan hệ giữa những cây tre này là: 

A. Hợp tác. 

B. Hỗ trợ cùng loài. 

C. Hội sinh. 

D. Cộng sinh. 

Câu 2. Oxygen được tạo ra trong quá trình quang hợp ở thực vật có nguồn gốc từ phân tử nào sau đây? 

A. CO2

B. C5H10O5.

C. C6H12O6

D. H2O. 

Câu 3. Đơn phân của RNA không chứa loại nitrogenous base nào sau đây? 

A.Thymine. 

B. Uracil. 

C. Adenine. 

D. Guanine. 

Câu 4. Nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể loại bỏ hoàn toàn 1 allele lặn có lợi ra khỏi quần thể? 

A. Phiêu bạt di truyền. 

B. Chọn lọc tự nhiên. 

C. Giao phối không ngẫu nhiên. 

D. Đột biến. 

Câu 5. Trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất, giai đoạn tiến hóa hóa học hình thành nên 

A. các loài động vật. 

B.các đại phân tử sinh học. 

C. các loài thực vật. 

D. tế bào nguyên thủy. 

Câu 6. Ở người, bệnh Z do allele a gây ra, allele A quy định không bị bệnh. Khảo sát bệnh này trong 2 quần thể người, thu được kết quả sau: 

Quần thể 1: 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1. 

Quần thể 2: 0,81AA + 0,18Aa + 0,01aa = 1. 

Một cặp vợ chồng đều bình thường, trong đó người chồng thuộc quần thể 1, người vợ thuộc quần thể 2. Xác suất sinh con đầu lòng bị bệnh của cặp vợ chồng này là 

A. 1/4. 

B. 2/33. 

C. 1/66. 

D. 1/132. 

Câu 7. Điện di trên gel agarose là kỹ thuật chủ yếu để tách các đoạn DNA có kích thước khác nhau, dưới tác động của điện trường, những đoạn DNA có kích thước bé di chuyển được xa hơn trên bản điện di. 

Ở người, mất điều hòa Friedreich là một bệnh di truyền gây tổn thương cho hệ thần kinh liên quan đến 1 gene FXN có 2 allele. Khi nghiên cứu về bệnh này ở gia đình người chồng (Nam) và gia đình người vợ (Yến), người ta đã thu thập các mẫu DNA mang gene FXN từ một số thành viên của gia đình, sau đó điện di trên gel agarose, kết quả thu được như hình dưới. 

Tech12h

Biết trong các gia đình trên chỉ có chị của Nam bị bệnh, không có các đột biến khác. Cho biết nhận định nào sau đây sai? 

A. Allele gây bệnh có kích thước lớn hơn allele quy định kiểu hình bình thường. 

B. Bệnh này do allele lặn nằm trên NST thường quy định. 

C. Xác suất cặp vợ chồng Nam và Yến sinh con đầu lòng bị bệnh bằng 1/9. 

D.Chị của Yến và bố của Nam có thể có kiểu gene giống nhau. 

Câu 8. Trường hợp nào sau đây là ví dụ điển hình của di truyền ngoài nhân? 

A. Bệnh LHON do đột biến DNA ty thể. 

B. Hội chứng Down do thừa 1 NST số 21. 

C. Bệnh máu khó đông do gene lặn trên NST giới tính X. 

D. Bệnh bạch tạng do gene lặn trên NST thường. 

Câu 9. Sự tương đồng về sơ đồ cấu tạo của tay người với chân trước của ngựa là ví dụ về bằng chứng tiến 

hóa nào sau đây? 

A. Sinh học tế bào. 

B. Sinh học phân tử. 

C. Giải phẫu so sánh. 

D. Hóa thạch. 

Câu 10. Trong quá trình giảm phân bình thường, hiện tượng các NST kép sắp xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào xảy ra ở kì nào? 

A. Kì sau II. 

B. Kì giữa I. 

C. Kì giữa II. 

D. Kì đầu I. 

Câu 11. Một người có số NST trong nhân tế bào sinh dưỡng bằng 47, trong đó NST giới tính là XXY. Người này mắc hội chứng nào sau đây? 

A. Down. 

B. Siêu nữ. 

C. Klinefelter. 

D. Turner. 

Câu 12. Động vật nào sau đây trao đổi khí qua phổi? 

A. Cá voi. 

B. Cá chép. 

C. Châu chấu. 

D. Cua. 

Câu 13. Chim sẻ sống ở môi trường 

A. đất. 

B. nước. 

C. sinh vật. 

D. trên cạn.  

Câu 14. Theo sơ đồ cây phát sinh sự sống ở hình sau, nhóm vi khuẩn có tổ tiên chung gần nhất với nhóm sinh vật nào sau đây? 

Tech12h

A. Thực vật. 

B. Nám. 

C. Động vật. 

D. Vi sinh vật cổ. 

Câu 15. ............................................

............................................

............................................

Câu 18. Một nông dân trồng hai giống lúa khác nhau trên cùng một cánh đồng, áp dụng chế độ chăm sóc giống hệt nhau (phân bón, nước tưới, ánh sáng...). Kết quả thu được như sau: 

Giống A: Năng suất 8 tấn/ha; Giống B: Năng suất 5 tấn/ha. 

Nhận định nào sau đây đúng? 

A. Năng suất phụ thuộc hoàn toàn vào biện pháp kỹ thuật. 

B. Giống là yếu tố chính quyết định năng suất. 

C. Biện pháp kỹ thuật có thể thay đổi kiểu gene của giống để tăng năng suất. 

D. Hai giống lúa có kiểu hình khác nhau là do môi trường tác động khác nhau. 

PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai

Câu 1. Cơ chế điều hoà biểu hiện gene của operon lac ở vi khuẩn E. coli được thể hiện trong sơ đồ sau: 

Tech12h

Kiểu gene của vi khuẩn kiểu dại kí hiệu là: I+P+O+Z+Y+A+. Khi phân tích DNA của các chủng vi khuẩn: lacZ-, lacY-, lacI- (các đột biến mất chức năng), lacIS (lacIS mã hóa lacIS là chất ức chế có thể bám vào operator nhưng không thể bám vào chất cảm ứng), hoặc lacOc(operator của operon lac đột biến làm cho lacI, lacIS không thể bám vào Oc). 

a) Hình trên thể hiện cơ chế điều hoà biểu hiện gene của chủng vi khuẩn có kiểu gene là I-P+O+Z+Y+A+

b) Chủng vi khuẩn I+P+OcZ+Y+A+ biểu hiện các gene lacZ, lacY, lacA ngay cả khi không có lactose. 

c) Các chủng vi khuẩn: I+P+O+Z-Y+A+ và I+P+O+Z+Y-A+ đều có khả năng phân giải lactose.  

d)Chủng vi khuẩn ISP+O+Z+Y+A+ không tổng hợp enzyme phân giải lactose ngay cả khi có lactose trong môi trường. 

Câu 2. Loài hoa Salpiglossis sinuata có nhiều màu sắc khác nhau. Cho biết allele A1 quy định hoa đỏ, allele A2 quy định hoa tím, allele a quy định hoa xanh; sự có mặt của A1 và A2 trong kiểu gene cho màu vàng. Màu hoa chỉ biểu hiện khi có allele B, các kiểu gene có bb đều cho hoa trắng; các gene thuộc các NST khác nhau. 

Một số phép lai được thực hiện giữa các dòng bố mẹ thuần chủng để tạo ra thế hệ F1, sau đó các cây F1 này được tự thụ phấn để tạo ra thế hệ F2

 P

Kiểu hình F1

Kiểu hình F2

(1) Cây hoa đỏ × Cây hoa xanh

100% cây hoa đỏ

102 cây hoa đỏ, 33 cây hoa xanh

(2) Cây hoa tím × Cây hoa xanh

100% cây hoa tím

149 cây hoa tím,51 cây hoa xanh

(3) Cây hoa tím × Cây hoa đỏ

100% cây hoa vàng

84 cây hoa vàng, 43 cây hoa đỏ, 41 cây hoa tím

(4) Cây hoa đỏ × Cây hoa trắng

100% cây hoa đỏ

133 cây hoa đỏ, 58 cây hoa trắng, 43 cây hoa xanh

(5) Cây hoa xanh × Cây hoa trắng

100% cây hoa tím

183 cây hoa tím, 81 cây hoa trắng, 59 cây hoa xanh

a) Phép lai (1), (2) và (3) đều tạo ra F2 có 3 loại kiểu gene.  

b) Ở F2 của phép lai (4), cây hoa trắng có các loại kiểu gene là: A1A1bb, A1abb, aabb. 

c) F2 của phép lai (4) và F2 của phép lai (5) có số loại kiểu gene bằng nhau. 

d) Có tối đa 5 loại kiểu gene quy định cây hoa trắng. 

Câu 3. ............................................

............................................

............................................

Câu 4. Bảng dưới đây là danh sách một số loài thú tại khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An được đưa vào sách đỏ IUCN năm 2013. 

TT

Tên Việt Nam

IUCN

2013

TT

Tên Việt Nam

IUCN

2013

1

Bò tót

VU

9

Rái cá lông mượt

VU

2

Sơn dương

VU

10

Gấu ngựa

VU

3

Sao la

CR

11

Cầy văn

VU

4

Mang lớn

EN

12

Tê tê vàng

EN

5

Nai 

VU

13

Khỉ mặt đỏ

VU

6

Chó sói lửa

EN

14

Khỉ đuôi lợn

VU

7

Mèo gấm

VU

15

Voọc xám

EN

8

Cầy mực

VU

16

Vượn đen má trắng

EN

 Ghi chú: 

CR (Critically endangered) - Cực kỳ nguy cấp: Nguy cơ tuyệt chủng vô cùng cao trong tự nhiên. 

EN (Endangered) - Nguy cấp: Nguy cơ tuyệt chủng cao trong tự nhiên. 

VU (Vulnerable) - Sắp nguy cấp: Nguy cơ trở thành loài bị đe dọa tuyệt chủng. 

a) Có 10 loài nguy cơ trở thành loài bị đe dọa tuyệt chủng. 

b) Tất cả các loài trong bộ Linh trưởng (Khỉ mặt đỏ, Voọc xám, Vượn đen má trắng) đều có nguy cơ tuyệt chủng cao trong tự nhiên. 

c) Việc tiêu diệt các loài ăn thịt như chó sói lửa, mèo gấm sẽ giúp bảo tồn các loài thú khác và tạo ra cân bằng hệ sinh thái. 

d) Trong các loài: Mang lớn, Sao la, Nai; thứ tự các loài được ưu tiên bảo tồn theo mức giảm dần là Sao la → Mang lớn → Nai. 

PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời

Câu 1. Sơ đồ sau mô tả con đường chuyển hóa phenylalanine liên quan đến 2 bệnh chuyển hóa di truyền ở người, gồm bệnh PKU và bệnh AKU: 

Phenylalanine Tech12h Tyrosine → p-HPPA → Homogentistic acidTech12hMaleyacetoacetic acid

(1): enzyme phenylalanine hydroxylase; (2): enzyme homogentisate 1,2-dioxygenase

Cho biết: Allele A mã hoá (1), allele B mã hoá (2); các allele a và b không mã hoá enzyme. Nếu tích tụ nhiều phenylalanine sẽ gây bệnh PKU (Phenylketonuria); nếu tích tụ nhiều homogentistic acid sẽ gây bệnh AKU (Alkaptonuria), homogentistic acid chỉ được tạo ra từ con đường chuyển hóa trên. 

A, a, B, b thuộc các NST thường khác nhau. Bố mẹ dị hợp 2 cặp gene; xác suất sinh 1 con chỉ bị bệnh PKU mà không bị bệnh AKU bằng bao nhiêu? (kết quả làm tròn đến 2 chữ số thập phân sau dấu phẩy). 

(Đáp án: 0,25)

Câu 2. Cho các biện pháp sau: 

(1) Tăng cường sử dụng các nhiên liệu hóa thạch, các nguồn năng lượng tái tạo. 

(2) Thành lập và nâng cao hiệu quả quản lí các khu bảo tồn để bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái. 

(3) Không khai thác và tiêu thụ các tài nguyên sinh vật trong tự nhiên. 

(4) Hợp tác quốc tế để bảo vệ các loài sinh vật, các hệ sinh thái. 

Hãy viết liền các số theo thứ tự từ nhỏ đến lớn tương ứng các biện pháp bảo vệ sinh quyển và tài nguyên sinh học. 

(Đáp án: 24)

Câu 3. Loài bông trồng ở Mĩ (Gossypium hirsutum) có bộ NST 2n = 52 (gồm 26 NST lớn và 26 NST nhỏ) được hình thành từ loài bông châu Âu (2n = 26 NST lớn) và loài bông hoang dại ở Mĩ (2n = 26 NST nhỏ). Có một số nhận định về quá trình hình thành loài bông trồng ở Mĩ như sau: 

(1) Con lai sau đa bội hóa thích nghi tốt và phát triển thành quần thể loài Gossypium hirsutum

(2) Con lai được ngẫu nhiên đa bội hóa (gấp đôi số NST). 

(3) Tất cả các con lai sinh ra thích nghi kém, bất thụ và bị tiêu diệt. 

(4) Lai ngẫu nhiên giữa loài bông châu Âu và loài bông hoang dại ở Mĩ với nhau tạo con lai. 

Sắp xếp các nhận định đúng theo quá trình tiến hóa hình thành loài trên. 

Câu 4. Ở một loài thực vật, allele B quy định hạt có khả năng nảy mầm trên đất bị nhiễm mặn, allele b quy định hạt không có khả năng này. Từ một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thu được tổng số 2000 hạt. Đem gieo các hạt này trên một vùng đất bị nhiễm mặn thì thấy có 1920 hạt nảy mầm. Trong số các hạt nảy mầm, hạt có kiểu gene đồng hợp chiếm bao nhiêu phần trăm (%)? (kết quả làm tròn đến 1 chữ số thập phân sau dấu phẩy). 

Câu 5. ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay