Đề thi thử Sinh học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 13
Bộ đề thi thử tham khảo môn sinh học THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học
ĐỀ SỐ 13 – ĐỀ THI THAM KHẢO
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: SINH HỌC
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Hình 1 dưới đây mô tả hình thái các cặp nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n = 8) ở ruồi giấm bình thường.
Cặp nhiễm sắc thể giới tính ở ruồi giấm theo mô tả của hình trên là
A. cặp NST số IV
B. cặp NST số I
C. cặp NST số II
D. cặp NST số III
Câu 2: Tác nhân gây đột biến gene nào sau đây là tác nhân hóa học?
A. Virus
B. Tia phóng xạ
C. 5- bromouracil
D. Tia tử ngoại
Câu 3: Một phân tử glucôzơ bị oxi hóa hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng hai quá trình này chỉ tạo ra một vài phân tử ATP. Phần mang năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ trong đường phân và chu trình Crep ở đâu?
A. Trong phân tử CO2 được thải ra từ quá trình này
B. Mất dưới dạng nhiệt
C. Trong NADH và FADH2
D. Trong O2
Câu 4: Bạn An trồng cây rong đuôi chó trong bể cá cảnh, loại cây này hấp thụ nước qua bộ phận nào sau đây?
A. Thân
B. Lá
C. Bề mặt cơ thể
D. Lông hút của rễ
Câu 5. Trong cơ thể thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là thành phần của protein?
A. Zn
B.Cl
C. Mg
D. N
Câu 6: Một bé trai lớn lên trong trại trẻ mồ côi và được một cặp vợ chồng già (có con gái và con rể đã chết trong một tai nạn) nhận là cháu ngoại. Một người phụ nữ khác cũng nhận đứa trẻ là con đã bỏ rơi trước đây của mình nên muốn nhận lại con. Phương pháp nào sau đây giúp xác định được huyết thống của đứa trẻ trong trường hợp này?
A. Đối chiếu nhóm máu của các thành viên.
B. Lấy tế bào hồng cầu của người ông, người phụ nữ đơn thân và bé trai để xét nghiệm DNA
C. Đối chiếu cấu trúc NST giới tính Y của người ông với bé trai
D. Thử DNA ti thể của hai người phụ nữ với DNA ti thể của bé trai
Dùng thông tin sau để trả lời câu 7 và câu 8: Ở quần đảo Galapagos thuộc vùng Trung Mỹ, loài chim sė Geospiza fortis có kích thước mỏ đa dạng và phù hợp với các loại hạt cây mà chúng ăn: chim sẻ có mỏ nhỏ thường ăn hạt nhỏ, mềm; chim sẻ có mỏ lớn hơn thường ăn hạt to, cứng. Trong một nghiên cứu kích thước mỏ trung bình của quần thể chim sẻ đo được năm 1976 là 9,4 mm. Năm 1977, một đợt hạn hán kéo dài làm phần lớn các cây hạt nhỏ, mềm bị chết do chịu hạn kém. Kéo theo đó là 80% chim sẻ bị chết, chủ yếu là chim sẻ có mỏ nhỏ ăn hạt nhỏ mềm. Đến năm 1978, quần thể chim sẻ này có kích thước trung bình là 10,2mm.
Câu 7: Theo thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại, quá trình này dẫn tới hiện tượng nào sau đây?
A. Tạo ra các kiểu gene thích nghi
B. Tạo ra các allele mới
C. Hình thành các kiểu hình mới
D. Hình thành quần thể thích nghi
Câu 8: Quần thể này đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào?
A. Đột biến
B. Chọn lọc tự nhiên
C. Dòng gene
D. Giao phối không ngẫu nhiên
Câu 9: Một quần thể côn trùng được phun bằng một loại thuốc trừ sâu mới. Trong lần phun đầu tiên, đa số các con côn trùng đều chết nhưng vẫn còn một số cá thể sống sót. Ở thế hệ tiếp theo, nhiều cá thể côn trùng không bị ảnh hưởng đến sức sống khi phun thuốc trừ sâu. Nhận định nào sau đây đúng khi giải thích hiện tượng trên?
A. Thuốc trừ sâu gây ra đột biến dẫn đến sự kháng thuốc ở côn trùng và di truyền cho thế hệ sau
B. Một số côn trùng trong quần thể đầu tiên đã có khả năng kháng thuốc và di truyền cho thế hệ sau
C. Côn trùng đã kịp thời biến đổi để thích nghi với môi trường chứa thuốc trừ sâu
D. Chọn lọc tự nhiên đã tạo ra thế hệ côn trùng kháng thuốc trừ sâu trong quần thể
Câu 10: Dấu hiệu đánh dấu sự hình thành loài mới là
A. cách li địa lí
B. cách li sinh sản
C. cách li sinh thái
D. cách li mùa vụ
Câu 11: Một ao nuôi có diện tích 500m² và độ sâu khoảng 2m người ta thả vào đó 1200 con cá tra giống có chiều dài khoảng 10-14cm. Kích thước quần thể cá tra trong ao này là
A. 500m²
B. 1000m³
C. 1200 con
D. 10-14cm
Câu 12: Trong một quần xã sinh vật nhóm loài nào sau đây thường đóng vai trò là loài chủ chốt?
A. Động vật ăn thịt bậc cao
B. Thực vật
C. Động vật ăn thực vật
D. Sinh vật phân giải
Câu 13: Trong công nghệ gene, loại enzyme nào sau đây được sử dụng để mở vòng plasmid?
A. Endonuclease hạn chế
B. dây chằng
C. ADN polymerase
D. Polymerase ARN
Câu 14. Nhận định nào sau đây không đúng về chọn lọc tự nhiên?
A. Chọn lọc tự nhiên làm tăng dần tần số cá thể mang đặc điểm thích nghi qua các thế hệ
B. Khi môi trường sống thay đổi hoặc sinh vật di chuyển đến môi trường mới thì chọn lọc tự nhiên có thể làm xuất hiện loài mới
C. Chọn lọc tự nhiên xảy ra qua sự tương tác giữa sinh vật và môi trường có thể dẫn đến sự tiến hoá của cá thể sinh vật.
D. Chọn lọc tự nhiên có thể làm khuếch đại hoặc tiêu giảm các đặc điểm di truyền của sinh vật
Câu 15. ............................................
............................................
............................................
Câu 18. Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa quần thể vật ăn thịt và quần thể con mồi, nhận định nào sau đây đúng?
A. Số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt luôn nhiều hơn số lượng cá thể của quần thể con mồi
B. Số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt ổn định, còn số lượng cá thể của quần thể con mồi luôn biến đổi
C. Nếu cả 2 quần thể đều biến động theo chu kì, thì quần thể vật ăn thịt luôn biến động trước
D. Sự biến động số lượng cá thể của quần thể con mồi đã kéo theo sự biến động số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt
PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1. Khi quan sát quá trình phân bào của một tế bào sinh dưỡng ở một loài sinh vật, một học sinh đã vẽ lại hình 6 sau:
a. Các giai đoạn đã diễn ra theo thứ tự (a)(b)(c)→(e)→(d).
b. Để gây đột biến tạo tế bào đa bội người ta xử lý hóa chất ở giai đoạn (c).
c. Nếu mọi hoạt động của tế bào bình thường thì ở (c) có tổng số 8 NST kép.
d. Ở (b) có tổng số 8 phân tử DNA mạch kép, dạng thẳng.
Câu 2. Ở một loài thực vật, locus gene quy định màu sắc quả gồm 2 allele, allele A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với allele a quy định quả vàng. Cho cây (P) có kiểu gene dị hợp Aa tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gene này không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Mỗi dự đoán về kiểu hình trên mỗi cây F₁ dưới đây đúng hay sai?
a. Trên mỗi cây F₁ có hai loại quả, trong đó có 75% số quả đỏ và 25% số quả vàng.
b. Trên mỗi cây F₁ có hai loại quả, trong đó có 50% số quả đỏ và 50% số quả vàng.
c. Các cây F₁ có ba loại kiểu hình, trong đó có 25% số cây quả vàng, 25% số cây quả đỏ và 50% số cây có cả quả đỏ và quả vàng.
d. Trên mỗi cây F₁ chỉ có một loại quả, quả đỏ hoặc quả vàng.
Câu 3. ............................................
............................................
............................................
Câu 4. Trong quần xã sinh vật có các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hồ, vi khuẩn gây bệnh ở thỏ và sâu ăn cỏ. Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trên, các nhận định sau đây đúng hay sai?
a. Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.
b. Mèo rừng thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể thỏ.
c. Số lượng mèo rừng tăng lên do số lượng hươu tăng lên.
d. Sâu ăn cỏ, thỏ và hươu là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.
PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Câu 1: Bò được chuyển gene sản xuất r-protein của người, gene này được biểu hiện ở tuyến sữa, có thể cho sản phẩm với số lượng lớn và được dùng để chế biến sản xuất ra protein C chữa bệnh máu vón cục gây tắc mạch ở người. Tạo bỏ chuyển gene được thực hiện dựa trên nguyên lí chung tạo sinh vật biến đổi gene. Cho các bước chính trong quy trình tạo bỏ chuyển gene sau đây
1. Thụ tinh in vitro (trong ống nghiệm).
2. Cấy phôi vào ống dẫn trứng của con bò mẹ.
3. Tiêm gene sản xuất r-protein của người vào hợp tử.
4. Cho hợp tử phát triển thành phôi.
Hãy viết liên tục thứ tự các bước theo trình tự đúng của quy trình tạo bỏ chuyển gene bằng phương pháp vi tiêm.
Câu 2. Một phân tử nucleic acid mạch kép có tỉ lệ từng loại nitrogenous base của từng mạch được thể hiện ở bảng 2 (dấu “-” thể hiện chưa xác định số liệu). Biết rằng tổng tỉ lệ 4 loại nitrogenous base trên mỗi mạch đơn là 1,00. Theo lí thuyết, cytosine (C) ở mạch 2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Câu 3. Ở ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Có thể phát hiện được tối đa bao nhiêu nhóm gene liên kết ở loài này?
Câu 4. Trong quy luật di truyền phân li độc lập, với các gene trội lặn hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi 3 cặp tính trạng tương phản thì số loại kiểu gene khác nhau ở F2 là bao nhiêu?
Câu 5. ............................................
............................................
............................................
Câu 6: Một trong những sự cố nghiêm trọng nhất cho hệ sinh thái biển là các tai nạn hàng hải, khai mỏ làm tràn dầu trên bề mặt biển. Ngày 20/4/2010 dàn khoan dầu của hãng BP- Anh bất ngờ bị phát nổ làm hơn 11 công nhân bị thương và 750000 tấn dầu loang ra hơn 9000 km² trên biển. Sự cố này đã gây ra bao nhiêu ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển?
(1) Tràn dầu thường gây ra tử vong cho các sinh vật biển như cá, cua, hải cẩu, chim cánh cụt,... làm ô nhiễm môi trường nước biển và không khí.
(2) Gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu du lịch biển ở các vùng bị tràn dầu.
(3) Gây thất thoát tài nguyên dầu.
(4) Gây xói mòn bờ biên.
(5) Ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi ăn phải các động vật biến nhiễm dầu.