Đề thi thử Sinh học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - THPT chuyên Khoa học tự nhiên (ĐHQGHN)

Đề thi thử tham khảo môn sinh học THPTQG năm 2025 của THPT chuyên Khoa học tự nhiên (ĐHQGHN) sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học

ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN 
KHOA HỌC TỰ NHIÊN


    KÌ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 – Lần 2
Môn: Sinh học
Thời gian làm bài: 50 phút 
 

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.  

Câu 1: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên 

A. kiểu gene của cơ thể. 

B. các allele của kiểu gene. 

C. các allele có hại trong quần thể. 

D. kiểu hình của cơ thể. 

Câu 2: Nhân tố nào sau đây là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa? 

A. Đột biến. 

B. Chọn lọc tự nhiên. 

C. Phiêu bạt di truyền. 

D. Dòng gene. 

Câu 3: Chim mỏ đỏ đậu trên lưng linh dương và giúp loại bỏ các loài côn trùng kí sinh như ve, bọ chét. Linh dương không chỉ được làm sạch mà còn được cảnh báo về sự xuất hiện của kẻ thù nhờ vào hành vi cảnh giác của chim mỏ đỏ. Mối quan hệ sinh thái giữa chim mỏ đỏ và linh dương là 

A. hợp tác. 

B. cộng sinh. 

C. hội sinh. 

D. ức chế. 

Câu 4: Bào quan nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide? 

A. Ribosome. 

B. Nhân tế bào. 

C. Lysosome. 

D. Bộ máy Golgi. 

Câu 5: Những phương pháp nào sau đây được sử dụng để tạo ra các các cá thể có kiểu gene giống nhau? 

I. Nhân giống vô tính bằng phương pháp nuôi cấy mô, tế bào. 

II. Lai phân tích. 

III. Nhân bản vô tính ở động vật. 

IV. Lai hữu tính. 

A. II, IV. 

B. I, III. 

C. I, IV. 

D. II, III. 

Câu 6: Ở thực vật, pha tối của quá trình quang hợp diễn ra ở 

A. chất nền của lục lạp. 

B. màng thylakoid của lục lạp. 

C. chất nền của ti thể. 

D. màng trong của ti thể. 

Câu 7: Nhìn chung, ở thực vật thân gỗ sống trên cạn, sự thoát hơi nước chủ yếu diễn 

ra qua 

A. mặt trên của lá. 

B. mặt dưới của lá. 

C. bề mặt của thân cây. 

D. bề mặt của rễ cây. 

Câu 8: Xác ướp của khủng long mỏ vịt Edomontosaurus được ướp xác tự nhiên từ cách đây 66 đến 68 triệu năm thuộc bằng chứng tiến hóa nào sau đây? 

A. Giải phẫu so sánh. 

B. Tế bào học. 

C. Sinh học phân tử. 

D.Hóa thạch. 

Câu 9: Cho các nhóm sinh vật sau: 

I. Giun đất.            II. Thực vật.          III. Vi sinh vật tự dưỡng.           IV. Nấm. 

Các nhóm sinh vật phân giải là 

A. I, IV. 

B. I, III. 

C. II, III. 

D. II, IV. 

Câu 10: Enzyme nào sau đây xúc tác cho quá trình phiên mã? 

A. Ligase. 

B. RNA polymerase. 

C. Amylase. 

D. DNA polymerase. 

Câu 11: Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây sai

A. Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. 

B. Mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống và mức độ sinh sản của quần thể. 

C. Mật độ cá thể của quần thể có thể thay đổi theo mùa, theo năm hoặc theo điều kiện của môi trường sống. 

D. Mật độ cá thể của quần thể càng cao thì khả năng sinh sản của quần thể càng tăng. Câu 12: Thể đột biến nào sau đây không phải là thể lệch bội? 

A. Thể một. 

B. Thể không. 

C.Thể tam bội. 

D. The ba. 

Câu 13: Một lưới thức ăn trong hệ sinh thái được mô tả như sau: các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim ăn côn trùng ăn sâu đục thân, sâu hại quả và côn trùng cánh cứng. Chim ăn côn trùng và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy 

A. nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt. 

B. chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 bậc dinh dưỡng. 

C. các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng cạnh tranh với nhau. 

D. chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3. Tech12h

Câu 14: Ở một loài động vật, cho phép lai            thu được F1. Biết rằng trong quá trình giảm phân tạo giao tử nếu có hoán vị gene thì sẽ xảy ra với tần số như nhau ở cả hai giới. Theo lí thuyết, nhận xét nào sau đây về F1sai? 

A. Có tối đa 10 kiểu gene ở thế hệ F1

B. Tỉ lệ cá thể mang hai tính trạng lặn không bao giờ thấp hơn 6,25%. 

C. Tỉ lệ cá thể mang một tính trạng trội không bao giờ vượt quá 37,5%. Tech12h

D. Tỉ lệ cá thể có kiểu gene dao động trong khoảng từ 0 đến 18,75%. 

Câu 15: ............................................

............................................

............................................

Câu 18: Mèo bình thường có tại không cong. Tuy nhiên, ở một quần thể có kích thước lớn người ta tìm thấy một con mèo đực duy nhất có tính trạng tai cong rất đẹp. Con đực này được lai với 20 con cái từ cùng quần thể. Sự phân li kiểu hình ở đời con của mỗi con cái trong các phép lai này đều là 1 con tai cong : 1 con tại bình thường. Biết một gene quy định một tính trạng và không xảy ra đột biến nhiễm sắc thể. Những phát biểu nào sau đây phù hợp với dữ liệu trên? 

I. Nhiều khả năng tính trạng tai cong là tính trạng trội và con đực tai cong có kiểu gene dị hợp tử. 

II. Sự xuất hiện con mèo tai cong đầu tiên trong quần thể có thể do di cư từ quần thể khác đến. 

III. Nhiều khả năng các con mèo cái trong quần thể đều có kiểu gene dị hợp. 

IV. Cho các cá thể tai cong ở đời con giao phối với nhau và quan sát kiểu hình ở thế hệ kế tiếp, ta có thể xác định chính xác tính trạng tai cong là trội hay lặn. 

A. I, II, IV. 

B. I, II, III. 

C. I, III, IV. 

D. II, III, IV. 

PHẦN 2. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai

Câu 19: Bệnh bạch tạng là do thiếu melanin trong các tế bào da, đặc biệt là các tế bào chân lông. Sự tổng hợp các sắc tố này qua hai phản ứng theo sơ đồ sau: 

Tech12h

Khi phân tích tế bào chân tóc của 2 cá thể A (nam) và B (nữ) đều bị bạch tạng người ta thấy đều có chất tiền thân P. Nhưng khi nhúng chân một số sợi tóc của A và B vào dung dịch có tyrosine thì tóc của B có màu đen melanin còn của A thì không. Biết rằng E1 và E2 lần lượt là sản phẩm sinh tổng hợp của các allele trội M, N nằm trên các NST khác nhau, các allele lặn đột biến tương ứng không tạo ra enzyme. 

a) Cá thể B có chứa cả enzyme E1 và E2 nên có khả năng biến đổi tyrosine thành melanin có màu đen. 

b) Nếu A và B kết hôn sinh ra con bị bạch tạng thì chứng tỏ người A có enzyme E2

c) Cá thể B không có enzyme E1 còn cá thể A không có enzyme E2

d) Nếu 2 người đều bị bạch tạng và có kiểu gene giống nhau thì vẫn có thể sinh ra con không bị bạch tạng. 

Câu 20: ............................................

............................................

............................................

Câu 21: Vùng đồng bằng sông Cửu Long của nước ta thường xuyên bị nhiễm mặn do nước biển dâng. Nhằm tìm kiếm các loài thực vật phù hợp cho sản xuất, các nhà khoa học đã tiến hành các thử nghiệm trên hai loài thực vật đầm lầy (loài A và loài B) ở vùng này. Để nghiên cứu ảnh hưởng của nước biển tới hai loài này, chúng được trồng trong các đầm nước từ ngọt đến mặn với hàm lượng muối khác nhau (các điều kiện sinh thái khác là như nhau). Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở sơ đồ bên. 

Tech12h

a) Loài A chịu mặn tốt hơn loài B. 

b) Trong cùng một độ mặn, loài B có sinh khối thấp hơn loài A. 

c) Trong tương lai, nếu nước biển dần dâng lên thì loài A sẽ trở nên phổ biến hơn loài B. 

d) Cả 2 loài A và B đều sinh trưởng tốt trong môi trường nước ngọt. 

Câu 22: Một cặp vợ chồng bình thường có ba người con, trong đó người con đầu lòng bị mắc một bệnh di truyền hiếm gặp do một gene có 4 allele nằm trên NST thường quy định, trong đó có 2 allele trội và 2 allele lặn. Biết rằng mỗi allele chỉ ở một trong hai trạng thái trội hoặc lặn; quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền và tần suất người bị bệnh trong quần thể là 1%. Người ta xác định được các allele của gene quy định kiểu hình bình thường và bị bệnh của 5 thành viên trong gia đình ở bảng sau: 

Bảng: Thống kê allele của các thành viên

 Allele

Bố 

Mẹ

Con đầu lòng

Con thứ 2

Con thứ ba

A1

Không 

Có 

Không 

A3

Có 

Không 

Không 

Có 

Không 

A3

Không 

Không 

Có 

A4

Không 

Không 

Không 

Có 

a) A1 và A3 là hai allele đột biến lặn gây bệnh. 

b) Avà A4 là 2 allele trội không gây bệnh. 

c) Trong quần thể, những người có kiểu gene A1A1, A1A3 và A3A3 đều mắc bệnh. 

d) Nếu người con thứ hai lớn lên kết hôn với người bình thường thì xác xuất họ sinh con bị bệnh hiếm gặp là 1/22. 

PHẦN 3. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời

Câu 23: Xét hai tính trạng ở ruồi giấm, mỗi tính trạng do một gene có hai allele quy định. Hai gene này nằm trên cùng một nhiễm sắc thể thường và cách nhau 17cM. Cho ruồi giấm thân xám, cánh cụt giao phối với ruồi giấm thân đen, cánh dài (P) thu được F1 gồm 100% ruồi giấm thân xám, cánh dài. Cho ruồi giấm F1 giao phối với nhau thu được F2. Theo lí thuyết, ở F2 có bao nhiêu loại kiểu gene quy định kiểu hình thân xám, cánh dài? 

(Đáp án: 3)

Câu 24: Ở một loài thực vật lưỡng bội tự thụ phấn, allele A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với allele a quy định quả vàng. Thế hệ xuất phát (P) ở một quần thể của loài này có 100% cây quả đỏ. Ở thế hệ F3 tỉ lệ kiểu hình là 13 cây quả đỏ : 7 cây quả vàng. Tính theo lí thuyết, ở thế hệ P, trong số các cây quả đỏ, cây có kiểu gene đồng hợp tử chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm? 

(Đáp án: 20)

Câu 25: Ở một loài động vật, gene quy định màu lông nằm trên NST thường, allele quy định lông nâu trội so với allele quy định lông đen. Cơ thể có kiểu gene đồng hợp trội bị rối loạn chuyển hoá sớm và chết trước khi sinh ra. Nếu cho hai con lông nâu giao phối với nhau thu được F1, cho tất cả các cá thể F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2. Theo lí thuyết, ở F2 các cá thể lông nâu chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm? 

(Đáp án: 50)

Câu 26: Ở một loài thực vật, xét hai gene quy định hai tính trạng. Nếu đem lại cây thuần chủng thân cao, quả vàng với cây thân thấp, quả đỏ thì thu được đời con gồm toàn cây thân cao, quả đỏ. Trong một phép lai, người ta cho giao phấn hai cây có kiểu hình thân cao, quả đỏ có cùng kiểu gene (P), thu được F1 có 4% cây thân cao, quả đỏ có kiểu gene đồng hợp trội. Biết rằng mọi diễn biến trong quá trình giảm phân tạo giao tử đực và cái là như nhau. Theo lí thuyết, khoảng cách giữa hai gene là bao nhiêu cM? 

Câu 27: Vi khuẩn E. coli là sinh vật có cấu tạo đơn bào. Trong mỗi tế bào vi khuẩn có 1 phân tử DNA mạch kép dạng vòng ở vùng nhân. Sau mỗi thế hệ sinh sản theo kiểu phân đôi, từ 1 tế bào vi khuẩn “mẹ” sẽ hình thành 2 tế bào vi khuẩn mới. Một bạn sinh viên đã thực hiện thí nghiệm về sự nhân đôi DNA như sau: 

- Nuôi vi khuẩn E. coli ở môi trường chứa nucleotide tiền chất được đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ nặng 15N qua một số thế hệ 

- Chuyển vi khuẩn chỉ chứa DNA mang 15N sang nuôi ở môi trường chỉ chứa đồng vị phóng xạ nhẹ 14N; 

- Sau một số thế hệ lại chuyển tất cả các vi khuẩn thu được sang nuôi ở môi trường chỉ chứa đồng vị phóng xạ nặng 15N. 

- Tách chiết và phân tích DNA vùng nhân của vi khuẩn sau mỗi thế hệ nuôi cấy. 

Kết quả phân tích DNA vùng nhân của vi khuẩn sau một số thế hệ được trình bày ở hình sau. 

Tech12h

Đồ thị nào thể hiện kết quả phân tích DNA thu được từ các tế bào vi khuẩn sau 4 thế hệ nuôi cấy ở môi trường chứa 14N và 1 thế hệ nuôi cấy ở môi trường chứa 15N sau đó? 

Câu 28: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay