Đề thi thử Sinh học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 17
Bộ đề thi thử tham khảo môn sinh học THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học
ĐỀ SỐ 17 – ĐỀ THI THAM KHẢO
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: SINH HỌC
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Con mối mới nở “liếm” hậu môn đồng loại để tự cấy trùng roi Trichomonas. Trùng roi có enzyme phân giải được cellulose ở gỗ mà mối ăn. Quan hệ giữa mối và trùng roi là quan hệ
A. kí sinh
B. cộng sinh
C. hợp tác
D. hội sinh
Câu 2: Bảng 1 mô tả ổ sinh thái của các loài chim trên tán cây rừng lá rụng ôn đới. Xét các phát biểu dưới đây, phát biểu nào Sai?
A. Chim sẻ đầu đỏ và chim đớp ruồi có ổ sinh thái trùng nhau
B. Chim gõ kiến và chim sẻ ấp lò có thể có chung nơi ở
C. Sự phân chia ổ sinh thái của các loài chim trên giúp chúng giảm cạnh tranh giữa các loài với nhau
D. Sự khác nhau về ổ sinh thái trên là do khác nhau ổ sinh thái dinh dưỡng hoặc do canh trạnh khác loài
Câu 3: Quá trình nào dưới đây không nằm trong các giai đoạn của quá trình quang hợp ở thực vật?
A. Tổng hợp AТР
B. Khử NADP+ thành NADPH
C. Cố định CO2
D. Oxy hóa pyruvate
Câu 4: Trong quá trình tách chiết DNA, nước rửa chén hay chất tẩy rửa có tác dụng
A. phá vỡ cấu trúc màng tế bào
B. phá vỡ các liên kết của DNA với protein histone
C. kết tụ DNA lại với nhau
D. giúp tăng hoạt tính enzyme tách chiết
Câu 5. Nhúng một chiếc lá xanh tươi vào một cốc nước ẩm. Quan sát cẩn thận xem bọt khí xuất hiện ở đâu trên bề mặt lá. Mục đích của thí nghiệm này là tìm hiểu
A. bề mặt nào của lá có nhiều khí khổng hơn
B. quá trình thoát hơi nước diễn ra ở lá cây
C. sự vận chuyển nước qua lá cây
D. sự hấp thu không khí bên ngoài ở lá cây
Câu 6: Ở người, quá trình tổng hợp protein sữa của người mẹ để nuôi con được thực hiện từ lúc người mẹ bắt đầu mang thai. Các gene mang thông tin về cấu trúc của protein sữa sẽ tiến hành phiên mã để tổng hợp mRNA và dự trữ mRNA trong tế bào. Sau đó, khi người mẹ sinh con thì kho dự trữ mRNA được huy động để đồng loạt dịch mã nhằm tạo ra lượng lớn protein sữa để nuôi con. Quá trình tạo ra lượng lớn mRNA như trên là điều hòa hoạt động gene ở cấp độ nào sau đây?
A. Sau phiên mã
B. Sau dịch mã
C. Trước phiên mã
D. Phiên mã
Câu 7: Di truyền học người là nghành nghiên cứu khoa học về sự di truyền và biến dị ở người bao gồm: cấu trúc và chức năng
A. nhiễm sắc thể và gene người
B. của protein và gene người
C. của phân tử DNA và protein được quy định tương ứng
D. của phân tử DNA và gene người
Câu 8: Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về thường biến?
I. Chim hồng hạc sống ở vùng có nhiều tôm thì có bộ lông rất đỏ
II. Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng lại biểu hiện những kiểu hình khác nhau tùy thuộc vào độ pH của đất trồng
III. Con tắc kè hoa thay đổi màu sắc của thân phụ thuộc vào điều kiện môi trường nó sinh sống
IV. Loài cáo tuyết ở Bắc Cực có bộ lông trắng vào mùa đông, nhưng khi tuyết tan thì có màu nâu
V. Ở người khi thiếu melanin xuất hiện bạch tạng trên da
VI. Người bị hội chứng đao thường thấp bé, má phệ, khe mắt xếch,...
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 9: Người ta đã sử dụng biện pháp nào sau đây để phát hiện sớm bệnh phenylketonuria (PKU)?
A. Sinh thiết tua nhau thai để lấy tế bào phôi cho phân tích protein
B. Sinh thiết tua nhau thai để lấy tế bào phôi cho phân tích gene PAH
C. Chọc dò dịch ối để lấy tế bào phôi cho phân tích nhiễm sắc thể thường
D. Chọc dò dịch ối để lấy tế bào phôi cho phân tích nhiễm sắc thể giới tính X
Câu 10: Để tạo các giống cây trồng lấy thân, lá, rễ có năng suất cao trong chọn giống, người ta thường sử dụng phương pháp gây đột biến
A. đa bội
B. mất đoạn
C. dị bội
D. chuyển đoạn
Câu 11: Vùng mã hóa của allele Y ở vi khuẩn E.coli có trình tự nucleotide ở mạch bổ sung như sau: 5' ATG GCG CAA GAG CAG AAG CGT GGT ACG GGC TTG GAT AGC GAC... GGA CAG TAA 3'
Người ta tìm thấy 4 allele khác nhau phát sinh do đột biến xảy ra ở vùng mã hóa của allele này, cụ thể:
Allele 1: Nucleotide C tại vị trí 13 bị thay thế bởi T.
Allele 2: Nucleotide A tại vị trí 16 bị thay thế bởi T.
Allele 3: Nucleotide T tại vị trí 31 bị thay thế bởi A.
Allele 4: Thêm 1 nucleotide loại T giữa vị trí 36 và 37.
Biết bộ ba thứ nhất AUG ở đầu 5' làm nhiệm vụ khởi đầu cho quá trình dịch mã. Phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Chuỗi polypeptide có chức năng sinh học do allele 3 tổng hợp có 162 amino acid
B. Allele 2 và allele 4 sẽ tạo ra chuỗi polypeptide có số lượng amino acid như nhau
C. Allele Y có thể tạo ra nhiều chuỗi polypeptide có trình tự amino acid khác nhau
D. Allele 1 sẽ tạo ra phân tử mRNA ngắn hơn phân tử mRNA của allele Y do xuất hiện mã kết thúc sớm
Câu 12: Trong quá trình sinh trưởng của cây, nhiệt độ có tác động mạnh nhất đến giai đoạn
A. ra hoa
B. nảy mầm
C. cây con
D. tạo quả
Câu 13: Cho chuỗi thức ăn sau: Lá cây → Sâu ăn lá cây → Chim ăn sâu thụ bậc 2 là sinh vật nào sau đây? - Rắn - Đại bàng. Sinh vật tiêu
A. Sâu ăn lá cây
B. Rắn
C. Đại bàng
D. Chim ăn sâu
Câu 14: Hãy lựa chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau?
A. Độ đa dạng của quần xã thể hiện bởi mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã
B. Số lượng cá thể trong quần xã thay đổi theo những thay đổi của điều kiện ngoại cảnh
C. Số lượng loài trong quân xã được đánh giá qua chỉ số về độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp
D. Quần xã có cấu trúc không ổn định, thường xuyên thay trong điều kiện ngoại cảnh tương đối ổn định.
Câu 15: ............................................
............................................
............................................
Câu 18. Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, khi trồng lúa giống HD11, mật độ cấy 40 khóm/m² sẽ cho năng suất tốt nhất. Biện pháp này được ứng dụng dựa trên cơ sở nào sau đây?
(Nguồn: Viện Cây lương thực và cây thực phẩm, https://fcri.com.vn/sanpham/giong-lua-hd11/)
A. Mật độ cá thể có thể áp dụng chung cho các giống cây
B. Trồng cây với mật độ cao để tiết kiệm diện tích canh tác
C. Mật độ cá thể của quần thể phù hợp giúp tăng hiệu quả sản xuất
D. Trồng cây với mật độ thấp để tiết kiệm chi phí
PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1. Phương pháp IVF “thụ tinh trong ống nghiệm” ở Việt Nam đã mất hơn 10 năm để chuẩn bị do hạn chế về cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân lực chuyên môn. Đến ngày 30/4/1998, đánh dấu mốc quan trọng cho IVF Việt Nam, 3 em bé IVF đầu tiên của Việt Nam được chào đời. Hình 4 mô tả khái quát về một số bước có trong phương pháp trên. Ngoài ra, phương pháp IVF còn phân tích được một đoạn gene trong nhân (có chứa triplet thứ nhất ở đầu 3' quy định mã mở đầu) và một phân tử mRNA trong ti thể của phôi sau khi thụ tinh.
a) Với đoạn gene trong nhân, mạch 3' AGTATACATGCTAGCGTA 5' là mạch mã gốc.
b) Để xuất hiện mã kết thúc trên phân tử mARN trong ti thể thì kí hiệu trên hình là nucleotide loại U.
c) Sau bước 2 của phương pháp IVF “thụ tinh trong ống nghiệm”, vật chất di truyền trong ti thể và nhân có một nửa là từ bố và một nửa là từ mẹ.
d) Phân tử mRNA trong ti thể có hai bộ ba 5'AUG 3' nên sau khi tham gia dịch mã sẽ tạo ra hai loại chuỗi polypeptide khác nhau.
Câu 2. Khi nghiên cứu về mối quan hệ cạnh tranh giữa 2 loài chim (M) và (N) người ta phát hiện ra tỷ lệ sống sót khi xảy ra cạnh tranh của 2 loài này phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm của môi trường được chia thành 3 vùng điều kiện (I), (II) và (III) như Bảng 3 và Hình 5. Giả sử trong quá trình nghiên cứu điều kiện về thức ăn, nước uống và các điều kiện ngoại cảnh khác không ảnh hưởng đến chúng.
Biết rằng, những vùng điều kiện có tỷ lệ sống sót từ 70% trở lên đều là những vùng thuận lợi để loài sinh trưởng, sinh sản và phát triển; khoảng cách giữa các đường thẳng nét đứt (......) nhận định sau đây là Đúng hay Sai về hai loài chim này? là 2,5 đơn vị. Mỗi
a) Mối quan hệ giữa hai loài chim này dẫn đến kìm hãm sự phát triển của nhau.
b) Nhiệt độ và độ ẩm càng cao thì tỷ lệ sống sót của loài (M) càng giảm.
c) Vùng thuận lợi cho sự sinh trưởng, sinh sản và phát triên của loài (M) rộng hơn loài (N).
d) Trong khoảng nhiệt độ từ 10°C đến 12,5°C và độ ẩm từ 17,5% đến 20%, loài (N) có khả năng cạnh tranh mạnh hơn loài (M).
Câu 3. ............................................
............................................
............................................
Câu 4. Ở hai loài cá cùng chi, các con cái có xu hướng chọn bạn tình dựa vào màu sắc của con đực ở thời kì sinh sản. Màu sắc trên lưng cá và hình thức sinh sản của hai loài cá (M và N) được mô tả như Bảng 4.
a) Sự hình thành loài mới như mô tả trên theo con đường cách li cơ học.
b) Sự khác nhau về sự lựa chọn kiểu hình để giao phối của hai loài cá trên đã dẫn đến cách li sinh sản giữa hai loài.
c) Trong điều kiện không chiếu sáng, trên lưng của cả hai loài cá chỉ xuất hiện duy nhất một màu đen dẫn đến sự nhầm lẫn trong lựa chọn kiểu hình để giao phối của cả hai loài nên hai loài có thể giao phối với nhau.
d) Trong điều kiện không chiếu sáng, nếu không có sự hình thành con lai hữu thụ giữa hai loài thì có thể kết luân hai loài này đã cách li sinh sản.
PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Câu 1. Cho các thành phần sau: (1) ruột, (2) tim, (3) phổi, (4) miệng, (5) thanh quản, (6) dạ dày, (7) thực quản, (8) đại não. Hãy viết liền các số theo thứ tự chiều di chuyển của thức ăn trong ống tiêu hóa của cơ thể động vật?
Câu 2. Các cây hoa phấn (Cây bốn giờ - Four o'clock plants (Mirabilis jalapa)) có các đốm lá xanh và trắng xen kẽ. Tiến hành một số phép lai và thu được đời con lai có các kiểu hình như Bảng 5.
Kiểu hình của nhánh cây mang bầu nhụy | Kiểu hình của nhánh cây mang hạt phấn | Kiểu hình của cây con |
Trắng | Trắng | Trắng |
Trắng | Xanh | Trắng |
Trắng | Đốm | Trắng |
Xanh | Trắng | Xanh |
Xanh | Xanh | Xanh |
Xanh | Đốm | Xanh |
Đốm | Trắng | Trắng, xanh hoặc đốm |
Đốm | Xanh | Trắng, xanh hoặc đốm |
Đốm | Đốm | Trắng, xanh hoặc đốm |
Qua kết quả bảng 5 có 4 học sinh vận dụng kiến thức về các quy luật di truyền phân tích và đưa ra giả thiết quy luật di truyền chi phối tính trạng trên như sau:
Học sinh 1: Quy luật di truyền phân li độc lập của hai gene khác
Học sinh 2: Di truyền theo tế bào chất.
Học sinh 3: Tương tác bổ sung giữa hai gene khác nhau.
Học sinh 4: Quy luật phân li của một gene đa allele.
Hãy cho biết giả thuyết của học sinh số mấy đúng?
Câu 3: Cây phát sinh cho thấy quan hệ di truyền giữa loài Người và các loài linh trưởng gồm: (1) Đười ươi, (2) Tinh tinh, (3) Gorilla; được vẽ dựa trên các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể như Hình 7.
Dựa vào thông tin trên và Hình 7, hãy viết liền các số thể hiện mối quan hệ nguồn gốc giữa các loài linh trưởng với người theo thứ tự từ quan hệ xa đến gần gũi về nguồn gốc.
Câu 4. Ở một loài thực vật, xét 2 tính trạng, mỗi tính trạng đều do một gene có 2 allele quy định, allele trội là trội hoàn toàn. Hai cặp gene này cùng năm trên một cặp NST thường, hoán vị gene xảy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái. Giao phấn cây thuần chủng có kiểu hình trội về cả 2 tính trạng với cây có kiểu hình lặn về cả 2 tính trạng (P), thu được F1. Cho F₁ giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu kiểu gene ở F2?
Câu 5. Để nghiên cứu thành phần nhóm tuổi và đánh giá tiềm năng khai thác ở 3 hồ cá (1), (2), (3) có điều kiện tự nhiên và thành phần loài tương đương nhau, người ta đã đánh bắt cá từ mỗi hồ rồi vẽ được biểu đồ phân bố nhóm tuổi như Hình 8. Biết nhóm tuổi trước sinh sản: 2, 3 năm tuổi; nhóm tuổi trưởng thành và sinh sản: 4, 5, 6 năm tuổi; nhóm tuổi sau sinh sản: 7, 8, 9 năm tuổi.
Giả sử cả ba hồ trên đều cùng thể tích. Theo lí thuyết, mật độ của quần thể hồ số mấy có thể đang vượt mức tối đa?
Câu 6. ............................................
............................................
............................................