Đề thi thử Sinh học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 24

Bộ đề thi thử tham khảo môn sinh học THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học

ĐỀ THI TN THPT 2024-2025 

MÔN: SINH HỌC 12 

Thời gian làm bài: 50 phút 

(không kể thời gian phát đề)

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.   

Câu 1. Cấu trúc mang và truyền đạt thông tin di truyền ở sinh vật nhân thực là

A. protein.                      

B. DNA.               

C. mRNA.            

D. rRNA.

Câu 2. Các nhiễm sắc thể tự nhân đôi ở pha nào của kỳ trung gian?

A. Pha G1.             

B. Pha G2.

C. Pha G1 và pha G2.                

D.Pha S.

Câu 3. Sau khi học xong quá trình quang hợp ở thực vật, một học sinh đã vẽ sơ đồ như sau

Tech12h

Nhận xét về hình ảnh này nội dung nào sau đây chưa đúng? 

A. Quá trình (1) được diễn ra trong pha tối (chu trình Canvil)

B. Quá trình (2) tạo C6H12O6 là chu trình Canvil

C. Ođược sinh ra trong pha sáng nhờ phản ứng quang phân li nước.

D. Các chú thích (3), (4) không chính xác. 

Câu 4. Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu

A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.     

B. qua mạch gỗ

C. từ mạch rây sang mạch gỗ                     

D. từ mạch gỗ sang mạch rây

Câu 5. Sự hình thành các hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ trong quá trình phát sinh sự sống thuộc giai đoạn

A. tiến hóa hóa học

B. tiến hóa tiền sinh học.

C. tiến hóa sinh học.

D. hình thành tế bào sơ khai. 

Câu 6. Theo Darwin, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là

A. chọn lọc nhân tạo.             

B. chọn lọc tự nhiên.           

C. biến dị cá thể.             

D. biến dị xác định.

Câu 7. Chuột có bộ lông màu vàng giúp chúng lẩn trốn kẻ thù ở vùng đất cát nhưng ở vùng đất xám đen thì màu lông này lại gây bất lợi cho chuột. Ví dụ này mô tả nội dung nào của đặc điểm thích nghi ở sinh vật?

A. Đặc điểm thích nghi chỉ mang tính hợp lý tương đối.

B. Đặc điểm thích nghi liên tục thay đổi tùy điều kiện môi trường.

C. Đặc điểm thích nghi là giá trị thích nghi trung bình của các cá thể trong quần thể.

D. Tùy vào môi trường sống sinh vật điều chỉnh đặc điểm thích nghi cho phù hợp.

Câu 8. Cặp cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng?

A. Ngà voi và sừng tê giác.       

B. Cánh chim và cánh côn trùng.

C. Cánh dơi và tay người.         

D. Vòi voi và vòi bạch tuộc.

Câu 9. Bệnh máu khó đông ở người do gene đột biến lặn a nằm trên NST giới tính X quy định. Gene A quy định máu đông bình thường. Trường hợp nào sau đây cho đời con có tất cả con gái đều bình thường và tất cả con trai đều mắc bệnh máu khó đông?

A. XAXa x XAY     

B. XaXa x XaY

C. XAXA x XaY     

D. XaXa x  XAY

Câu 10. Loài Cải bắp Raphanus brassica có bộ NST 2n = 36 là một loài mới được hình thành theo sơ đồ: Raphanus sativus (2n = 18) x Brassica oleraceae (2n = 18) → Raphanus brassica (2n = 36). Hãy chọn kết luận đúng về quá trình hình thành loài mới này?

A. Đây là quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí.

B. Quá trình hình thành loài diễn ra trong thời gian tương đối ngắn.

C. Khi mới được hình thành, loài mới không sống cùng môi trường với loài cũ. 

D. Đây là phương thức hình thành loài xảy ra phổ biến ở các loài động vật.

Câu 11. Ví dụ nào sau đây thể hiện mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể?

A. Các cây thông nhựa liền rễ nhau để cung cấp chất dinh dưỡng cho nhau.

B. Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bố nông đi riêng rẽ.

C. Cá mập con khi mới nở sử dụng các trứng chưa nở làm thức ăn. 

D. Chó rừng cùng nhau bắt trâu rừng có kích thước lớn hơn chó rừng nhiều lần. 

Câu 12. Loài rận sống trên da chó và hút máu chó để nuôi sống cơ thể, mối quan hệ giữa rận và chó là 

A. hội sinh.           

B. cộng sinh.                       

C. hợp tác.                     

D.kí sinh - vật chủ.

Câu 13. Hình 1 mô tả một giai đoạn trong công nghệ chuyển gene, giai đoạn được đề cập trong hình là

Tech12h

A. Chuyển dòng DNA tái tổ hợp.

B. Phân lập dòng DNA tái tổ hợp.

C. Kĩ thuật cắt gene.

D. Tạo dòng DNA tái tổ hợp.

Câu 14. Thalassemia hay tan máu bẩm sinh là một bệnh di truyền gene lặn xảy ra do sự khiếm khuyết trong việc tổng hợp huyết sắc tố Hemoglobin. Thalassemia (Thal) là bệnh lý di truyền từ bố mẹ qua sang con thông qua gene với biểu hiện chính là tình trạng thiếu máu. Tuy nhiên bệnh có thể phòng ngừa cho trẻ thông qua các xét nghiệm tiền hôn nhân của bố mẹ, sinh thiết phôi khi làm thụ tinh trong ống nghiệm hoặc các sàng lọc sau sinh ở trẻ. 

(Trích từ: https://tamanhhospital.vn/benh-thalassemia/)

Nhận định nào sau là sai khi nói về  biện pháp cần thực hiện để hạn chế số người bị bệnh thalassemia? 

A. Tạo môi trường sạch nhằm hạn chế tác nhân gây đột biến. 

B. Khi bị mắc bệnh thalassemia bắt buộc không được kết hôn. 

C. Sàng lọc xét nghiệm trước sinh với những người có nguy cơ sinh con bị khuyết tật di truyền. 

D. Sử dụng virus làm thể truyền để thay thế các gene bệnh bằng gene lành.

Câu 15.............................................

............................................

............................................

Câu 18. Sau chiến tranh chống Mỹ, khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) bị tàn phá nghiêm trọng. Ngày nay, khu vườn ngập mặn Cần Giờ đã được khôi phục lại và được công nhận là Khu dự trữ Sinh quyển thế giới của Việt Nam. Đây là biểu hiện của hiện tượng

A. Diễn thế nguyên sinh.

B. Diễn thế thứ sinh.

C. Diễn thế khôi phục.

D. Diễn thế phân hủy.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Xem bảng 2 là sơ đồ cấu trúc nhiễm sắc thể giới tính ở người bình thường (số 1) và hai người bị đột biến (số 2 và số 3). Các dự đoán sau đây là Đúng hay Sai?

Cá thể

1

2

3

Giới tính

Nam

Nữ

Nam

Nhiễm sắc thể thường

22 cặp

22 cặp

22 cặp

Nhiễm sắc thể giới tính

Tech12h

Tech12h

Tech12h

Bảng 2

a) Ở vùng đầu mút của nhiễm sắc thể giới tính Y chứa gen quy định giới tính nam.

b) Người số 3 vừa bị đột biến cấu trúc, vừa bị đột biến số lượng NST.

c) Người mang đột biến số 2 nhiều khả năng sẽ có cơ thể phát triển bình thường.

d) Lệch bội ở cặp NST giới tính khiến các thể đột biến có kiểu hình nam.

Câu 2. Tỉ lệ vi khuẩn moraxella catarrhalis (vi khuẩn gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ em) kháng kháng sinh được theo dõi và minh họa ở hình 3. 

Tech12h

Hình 3

Các phát biểu sau đây về theo dõi này là Đúng hay Sai?

a) Đường đồ thị (1) chỉ tỉ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh và đồ thị (2) chỉ lượng thuốc kháng sinh sử dụng.

b) Đa số các năm, khi con người gia tăng sử dụng thuốc kháng sinh thì tỉ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh cũng gia tăng.

c) Thuốc kháng sinh là tác nhân gây đột biến hình thành các chủng vi khuẩn kháng sinh ở loài moraxella catarrhalis.

d) Nếu con người hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh thì các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh vẫn tiếp tục gia tăng do chiếm số lượng lớn trong quần thể.

Câu 3. ............................................

............................................

............................................

Câu 4. Ở loài ốc sên (Cepaea nemoralis), allele B quy định vỏ không có dải trội hoàn toàn so với allele b quy định vỏ có dải, allele Y quy định vỏ màu nâu trội hoàn toàn so với allele y quy định vỏ màu vàng. Các gene này đều nằm trên NST thường. Một con ốc sên vỏ có dải, màu vàng được lai với một con ốc sên đồng hợp tử không có dải, màu nâu thu được F₁. Sau đó, cho con F₁ lai với ốc sên vỏ có dải, màu vàng thu được đời Fa

Theo lí thuyết, mỗi phát biểu sau đây về phép lai này là Đúng hay Sai?

a) Nếu kết quả Fa xuất hiện hai kiểu hình, chứng tỏ các gene B và Y cùng nằm trên một NST và liên kết hoàn toàn.

b) Nếu kết quả xuất hiện bốn kiểu hình và tỉ lệ kiểu hình giống F1 chiếm tỉ lệ lớn hơn, chứng tỏ các gen B và Y đã xảy ra hoán vị gen.

c) Nếu kết quả Fa xuất hiện bốn kiểu hình với tỉ lệ bằng nhau, chứng tỏ các gen B và Y phải nằm trên các NST khác nhau.

d) Nếu kết quả Fa xuất hiện bốn kiểu hình với tỉ lệ 41% : 41% : 9% : 9%, chứng tỏ khoảng cách giữa các gene B và Y trên một NST là 18%.

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6 bằng số.

Câu 1. Loài lúa mì (Triticum monococcum) (2n = 14) đem lai xa với lúa mì hoang dại (riticum speltoides) (2n=14) thu được con lai nhưng bất thụ. Sau đó xuất hiện đa bội hoá bộ NST của giống lai tạo thành lúa mì (Triticum turgidum). Loài lúa mì Triticum turgidum này lai với cỏ dại (Triticum tauschii), 2n= 14), con lai bất thụ. Đa bội hoá con lại tao thành lúa mì hiện nay (Triticum gestivum). Bộ NST của loài lúa mì Triticum aestivum có bao nhiêu NST?

(Đáp án: 42)

Câu 2. Hình bên mô tả một giai đoạn của 2 tế bào cùng loài đang trong quá trình giảm phân. Giả sử tế bào sinh trứng có  cặp NST Aa không phân li trong giảm phân 1, giảm phân 2 bình thường; tế bào sinh tinh giảm phân bình thường. Sự kết hợp giữa loại giao tử thừa 1 NST của  tế bào sinh trứng với giao tử của tế bào sinh tinh thì  hợp tử được tạo ra do có bao nhiêu NST? 

Tech12h

Hình 4

(Đáp án: 5)

Câu 3. Một quần thể cân bằng, xét 2 cặp gene phân li độc lập, mỗi gene gồm 2 allele, tần số của allele A là 0,5, B là 0,4. Theo lí thuyết, kiểu gene Aabb của quần thể này chiếm bao nhiêu phần trăm?

Câu 4. Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu đông bình thường. Một người nam bình thường lấy một người nữ bình thường mang gen bệnh, khả năng họ sinh ra được con gái đầu lòng khỏe mạnh là bao nhiêu phần trăm?

Câu 5. ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay