Đề thi thử Sinh học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 29
Bộ đề thi thử tham khảo môn sinh học THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học
ĐỀ THI TN THPT 2024-2025
MÔN: SINH HỌC 12
Thời gian làm bài: 50 phút
(không kể thời gian phát đề)
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án.
Câu 1: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo các đoạn chromatid của cặp NST kép tương đồng xảy ra ở
A. kì đầu I.
B. kì sau I.
C. kì giữa I.
D. kì cuối I.
Câu 2: Hình ảnh bên mô tả quá trình gì ?

A. sinh tinh.
B. sinh trứng.
C.thụ tinh.
D. tạo thể vàng.
Câu 3: Ribosome là bào quan …………(1)……….
Từ/cụm từ (1) là:
A. không có màng bao bọc
B. có 1 lớp màng bao bọc (màng đơn)
C. có 2 lớp màng bao bọc (màng kép).
D. có rất nhiều màng bao bọc
Câu 4: Vận tốc máu cao nhất ở …(1)…, giảm mạnh ở …(2)… và thấp nhất ở …(3)…
Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2), (3) lần lượt là
A. 1 – động mạch; 2 – mao mạch; 3 – tĩnh mạch.
B.1 – động mạch; 2 – tĩnh mạch; 3 – mao mạch.
C. 1 – tĩnh mạch; 2 – động mạch; 3 – mao mạch.
D. 1 – tĩnh mạch; 2 – mao mạch; 3 – động mạch.
Câu 5: Quá trình sinh trưởng và phát triển cúa ếch trải qua bao nhiêu giai đoạn chính?

A. 2 giai đoạn.
B. 3 giai đoạn.
C. 4 giai đoạn.
D. 5 giai đoạn.
Câu 6: Gặm nhấm và Linh trưởng đều nuôi con bằng sữa thể hiện:
A. Hai loài trên có chung nguồn gốc
B. Hai loài trên khác nguồn gốc.
C. Sinh giới tiến hóa từ nhiều nguồn khác nhau
D. Sinh giới không có quan hệ với nhau trong tiến hóa.
Câu 7: Theo thuyết tiến hoá tổng hợp thì tiến hoá nhỏ là quá trình
A. hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. duy trì ổn định thành phần kiểu gene của quần thể.
C.biến đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể
D. củng cố ngẫu nhiên những allele trung tính trong quần thể.
Câu 8: Trong quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên và phiêu bạt di truyền đều có vai trò
A. làm một gene có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể.
B. có thể xuất hiện allele mới làm phong phú vốn gene của quần thể.
C.làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể.
D. góp phần loại bỏ allele lặn ra khỏi quần thể.
Câu 9: Có hai chị em ruột mang 2 nhóm máu khác nhau là AB và O. Các cô gái này biết rõ ông bà ngoại họ đều là nhóm máu A.Kiểu gen tương ứng của bố và mẹ của các cô gái này là
A. IOIO và IAIO
B. IBIO và IAIO
C. IAIB và IAIO
D. IAIO và IAIO
Câu 10: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hình thành loài mới có thể không có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên.
B. Theo lý thuyết, thể đột biến tam bội ( 3n) có bộ NST khác với loài gốc nên được coi là loài mới.
C. Quá trình hình thành loài mới chỉ có thể xảy ra ở khác khu vực khác nhau.
D. Lai xa kết hợp đa bội hóa có thể tạo ra loài mới mang mọi đặc điểm giống hệt mẹ.
Dùng thông tin sau để trả lời câu 11 và 12: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò.
Câu 11: Mối quan hệ sinh thái giữa vi sinh vật và các con bò là
A. Cộng sinh
B. Hội sinh
C. Hợp tác
D. Ức chế cảm nhiễm
Câu 12: Mối quan hệ sinh thái giữa chim sáo và các con bò là
A. Cộng sinh
B. Hội sinh
C. Hợp tác
D. Ức chế cảm nhiễm
Câu 13: Hình 4 mô tả quá trình nào của công nghệ DNA tái tổ hợp??

Hình 4
A. Chuyển dòng DNA tái tổ hợp.
B. Phân lập dòng DNA tái tổ hợp.
C. Kĩ thuật cắt gene.
D. Tạo dòng DNA tái tổ hợp.
Câu 14: Hội chứng mèo kêu hay còn gọi là hội chứng Cri du chat, là một căn bệnh di truyền hiếm gặp với tỉ lệ mắc phải là 1/20.000 đến 1/50.000 ca trẻ sơ sinh và tỷ lệ mắc bệnh ở bé gái thường cao hơn ở bé trai. Hội chứng tiếng mèo kêu này có sự xóa vật liệu di truyền trên nhánh nhỏ (nhánh p) của nhiễm sắc thể số 5 nên còn được gọi là hội chứng 5p- (5p trừ). Xóa đoạn tại vùng kết thúc của cánh ngắn nhiễm sắc thể số 5 (5p – thường là của người cha) được đặc trưng bởi một tiếng khóc âm độ cao, nhịp nhàng, gần giống như tiếng kêu của mèo, do đó mới có tên là hội chứng mèo kêu.Hội chứng tiếng mèo kêu ở người là bệnh di truyền hiếm gặp nhưng lại là một trong các bất thường cấu trúc NST phổ biến nhất, xảy ra khi nhiễm sắc thể số 5 bị mất một đoạn ở phần cánh ngắn (p-arm), thường là đoạn cuối. Nếu đoạn NST số 5 bị mất càng lớn thì các triệu chứng càng nhiều, dễ mắc nhiều bệnh hơn so với những người bị mất đoạn ngắn hơn. Nhân định nào sau là đúng về hội chứng mèo kêu:
A. Là đột biến cấu trúc NST có thể xảy ra do tác nhân nhân conxisin tác động gây rối loạn phân li NST trong phân bào.
B. Nếu người bố mắc hội chúng này, người mẹ không mắc hội chứng này, khả năng họ sinh con mắc hội chứng này là 50%.
C. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích DNA có thể phát hiện ra bệnh.
D. Trồng nhiều cây xanh, bảo vệ môi trường góp phần hạn chế số người mắc bệnh.
Câu 15: ............................................
............................................
............................................
Câu 18: Để khôi phục lại quần xã từ giai đoạn cuối, biện pháp nào sau đây có hiệu quả nhanh hơn cả?
A. Di nhập các loài thực vật ngoại lai, trồng trên trảng cỏ.
B. Làm sạch cỏ, xới cho đất tơi xốp, trồng các loài thực vật có giới hạn sinh thái rộng.
C. Xây dựng, quy hoạch thành khu bảo tồn để quần xã tự phục hồi
D. Giữ nguyên trảng cỏ, quy hoạch lại đất đai, trồng các loài cây phù hợp với điều kiện khí hậu ở đại phương.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; Alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả giới đực và giới cái với tần số bằng nhau. Cho cây A giao phấn với cây X và cây Y, thu được kết quả như sau:
Phép lai | Tỉ lệ kiểu hình ở F1 |
Cây A lai với cây X | 9 cây cao, hoa đỏ : 6 cây cao, hoa trắng : 1 cây thấp, hoa đỏ : 4 cây thấp, hoa trắng. |
Cây A lai với cây Y | 9 cây cao, hoa đỏ : 1 cây cao, hoa trắng : 6 cây thấp, hoa đỏ : 4 cây thấp, hoa trắng. |
Biết không xảy ra đột biến.
a) Các phép lai trên nhằm xác định kiểu gen và tính chất di truyền của cây A, X, Y.
b) Tần số hoán vị gene có thể xác định từ phép lai cây A với cây X hoặc cây A lai với cây Y
c) Nếu cho cây X lai phân tích thì sẽ thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1.
d) Nếu cho cây A lai phân tích thì sẽ thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 4 : 4 : 1 : 1.
Câu 2: Trong 1 thí nghiệm theo dõi sự biến động số lượng của châu chấu trong môi trường sống có bổ sung thêm nhện và phân bón cho cây trồng hoặc không bổ sung, các nhà khoa học đã thu được kết quả thể hiện như đồ thị sau:

a) Bổ sung phân bón làm tăng năng suất của thực vật, do đó làm tăng nguồn thức ăn cho châu chấu.
b) Mối quan hệ giữa nhện và châu chấu là mối quan hệ vật ăn thịt con mồi , khi bổ sung thêm nhện thì châu chấu giảm.
c) Trong điều kiện nguồn thức ăn tăng và có nhện ăn thịt, số lượng châu chấu không giảm nhiều.
d) Khi có nhện, việc bổ sung hay không bổ sung phân bón đều không làm thay đổi châu chấu
Câu 3: ............................................
............................................
............................................
Câu 4: Bảng 2 mô tả hàm lượng mRNA và protein tương đối của gene lacZ thuộc operon lac ở các chủng vi khuẩn E. coli trong môi trường có hoặc không có lactose. Biết rằng chủng 1 là chủng bình thường, các chủng 2, 3, 4 là các chủng đột biến phát sinh từ chủng 1, mỗi chủng bị đột biến ở một vị trí duy nhất trong operon lac.
Bảng 2
Chủng vi khuẩn E.coli | Có lactose | Không có lactose | ||
Lượng mRNA | Lượng protein | Lượng mRNA | Lượng protein | |
Chủng 1 | 100% | 100% | 0% | 0% |
Chủng 2 | 100% | 0% | 0% | 0% |
Chủng 3 | 0% | 0% | 0% | 0% |
Chủng 4 | 100% | 100% | 100% | 100% |
a) Hoạt động của gene lacZ không phụ thuộc vào môi trường có hay không có lactose
b) Chủng 2 bị đột biến ở vùng P hoặc vùng O.
c) Chủng 3 có thể bị đột biến hỏng vùng P, Chủng 4 có thể bị đột biến mất vùng O.
d)Với đặc điểm và cơ chế hoạt động giống như chủng 4, có thể là nguyên nhân hình thành các khối u ở người.
PHẦN III.Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 1: Hình 7 dưới mô tả cơ chế hình thành hợp tử từ các giao tử đực và cái, chắc chắn có bao nhiêu hợp tử hình thành thể đột biến lệch bội đơn?

Hình 7
(Đáp án: 2)
Câu 2: Cho các hormone: ADH, thyroxine, estrogen, insulin, aldosterone, glucagon và progesterone. Có bao nhiêu loại hormone phối hợp điều hòa lượng đường trong máu?
(Đáp án: 2)
Câu 3: Ở một loài động vật, khi cho giao phối hai dòng thuần chủng thân đen với thân xám thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ:
- Ở giới đực: 3 thân đen : 1 thân xám.
- Ở giới cái : 3 thân xám : 1 thân đen.
Cho biết alen A quy định thân đen trội hoàn toàn so với alen a quy định thân xám và trong quần thể có tối đa 3 loại kiểu gen, không phát sinh đột biến, sức sống của các giao tử và hợp tử ngang nhau, sự biểu hiện của tính trạng không chịu tác động của môi trường sống. Nếu đem các con cái thân xám F2 lai phân tích thì tỉ lệ kiểu hình thân đen ở Fa là bao nhiêu? (kết quả làm tròn đến 2 chữ số thập phân)
Câu 4: Cho lưới thức ăn như sau:

Bậc dinh dưỡng tích lũy năng lượng lớn nhất là bậc dinh dưỡng cấp mấy?
Câu 5: ............................................
............................................
............................................