Đề thi thử Sinh học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 41
Bộ đề thi thử tham khảo môn sinh học THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học
ĐỀ THI TN THPT 2024-2025
MÔN: SINH HỌC 12
Thời gian làm bài: 50 phút
(không kể thời gian phát đề)
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Phân tử DNA có chức năng nào sau đây?
A. Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
B. Mang thông tin quy định sản phẩm là polypeptide hoặc RNA.
C. Làm khuôn cho quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide.
D. Vận chuyển amino acid đến ribosome và tiến hành dịch mã.
Câu 2. Trong quá trình nguyên phân, các nhiễm sắc thể co xoắn cực đại, có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất ở kỳ
A. Đầu.
B. Giữa.
C. Sau.
D. Cuối.
Câu 3. Người ta tiến hành thí nghiệm trồng 2 cây A và B (thuốc hai loài khác nhau) trong một nhà kính. Khi tăng cường độ chiếu sáng và tăng nhiệt độ trong nhà kính thì cường độ quang hợp của cây A giảm nhưng cường độ quang hợp của cây B không thay đổi.
Những điều nào sau đây nói lên được mục đích của thí nghiệm và giải thích đúng mục đích đó?
(1) Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt cây C3 và C4.
(2) Khi nhiệt độ và cường độ ánh sángtăng làm cho cây C3 phải đóng khí khổng để chống mất nước nên xảy ra hô hấp sáng làm giảm cường độ quang hợp (cây A).
(3) Mục đích của thí nghiệm có thể nhằm xác định khả năng chịu nhiệt của cây A và B.
(4) cây C4 (cây B) chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao nên không xảy ra hô hấp sáng. Vì thế, cường độ quang hợp của nó không bị giảm.
Phương án trả lời đúng là:
A. (1), (2) và (3)
B. (1), (2) và (4)
C. (2), (3) và (4)
D. (1) , (3) và (4)
Câu 4. Thực vật trên cạn hấp thu nước và khoáng từ đất chủ yếu qua rễ nhờ các
A. tế bào biểu bì của hầu hết các cơ quan.
B. rễ phụ.
C. vòi hút.
D. lông hút.
Câu 5. Trong quá trình phát triển của thế giới sinh vật qua các đại địa chất, sinh vật ở kì Carboniferous của đại cổ sinh có đặc điểm gì?
A. Cây hạt trần ngự trị. Phân hóa bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim.
B. Cây có mạch và động vật di cư lên cạn
C. Phân hỏa cá xương. Phát sinh lưỡng cư, côn trùng
D. Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát.
Câu 6. Sự sống trên Trái Đất được phát sinh và phát triển lần lượt qua các giai đoạn:
A. Tiến hoá hoá học → tiến hoá tiền sinh học → tiến hoá sinh học.
B. Tiến hoá hoá học → tiến hoá sinh học → tiến hoá tiền sinh học.
C. Tiến hoá tiền sinh học → tiến hoá hoá học → tiến hoá sinh học.
D. Tiến hoá sinh học → tiến hoá tiền sinh học → tiến hoá sinh học.
Câu 7. Quần thể A và quần thể B thuộc cùng 1 loài động vật; một số cá thể từ quần thể A chuyển sang sáp nhập vào quần thể B, mang theo các allele mới làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể B. Theo thuyết tiến hóa tổng hợp, hiện tượng này được gọi là gì?
A. Giao phối ngẫu nhiên.
B. Dòng gene.
C. Đột biến.
D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 8. Đại dịch Covid – 19 đã làm tử vong hàng triệu người trên thế giới. Xét trên quan điểm tiến hóa, sự suy giảm số lượng cá thể của quần thể người do tác động của đại dịch Covid – 19 có thể coi là ví dụ minh hoạ cho tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Phiêu bạt di truyền.
C. Đột biến.
D. Dòng gene.
Câu 9. Phương pháp nghiên cứu phả hệ là
A. một sơ đồ dùng các biểu tượng hình học ghi lại sự di truyền của một (hoặc một vài) tính trạng từ thế hệ này sang thế hệ khác trong một dòng họ.
B. một sơ đồ dùng toán hình học ghi lại sự di truyền của một (hoặc một vài) tính trạng từ thế hệ này sang thế hệ khác trong một dòng họ.
C. một sơ đồ dùng các biểu tượng hình học ghi lại sự di truyền và biến dị của một tính trạng từ thế hệ này sang thế hệ khác trong một dòng họ.
D. một sơ đồ dùng các biểu tượng hình học ghi lại sự di truyền của một (hoặc một vài) tính trạng từ thế hệ này sang thế hệ khác giữa các dòng họ.
Câu 10. Nhóm cá thể bị cách li địa lý với quần thể gốc và chịu tác các nhân tố tiến hoá như đột biến, chọn lọc tự nhiên, dòng gene,... (ngăn cản sự giao phối, thúc đẩy sự phân hoá vốn gene giữa các quần thể) làm thay đổi cấu trúc di truyền (tần số alelle, kiểu gene) theo hướng thích nghi điều kiện sống mới. Trãi qua nhiều thế hệ quần thể mới cách li sinh sản với quần thể gốc (loài gốc), kết quả hình thành
A. loài mới.
B. quần thể mới.
C. quần xã mới.
D. hệ sinh thái mới.
Câu 11. Các cây tre sống thành bụi có khả năng chống chịu gió bão tốt hơn sống đơn độc. Đây thể hiện mối quan hệ gì?
A. Cạnh tranh cùng loài.
B. Cạnh tranh khác loài.
C. Hội sinh trong quần xã.
D. Hỗ trợ trong quần thể.
Câu 12. Cho ví dụ sau: Cá ép (Echeneis naucrates) có đĩa hút trên đỉnh đầu để bám chặt vào vật chủ. Nhờ đó, chúng được bảo vệ khỏi các loài cá dữ, được di chuyển nhanh nhờ vật chủ và có thể ăn thức ăn thừa của vật chủ. Trong khi vật chủ không có lợi và không bị hại.
Hãy cho biết ví dụ trên thuộc kiểu quan hệ gì trong quần xã?
A. Cộng sinh.
B. Hợp tác.
C. Hội sinh.
D. Cạnh tranh.
Câu 13. Ví dụ nào sau đây đúng về cây trồng biến đổi gene phổ biến?
A. Lúa mì biến đổi gene chứa vitamin A.
B. Lúa gạo chứa sắt.
C. Ngô Bt (Bt corn) chống sâu đục thân.
D. Đậu tương chống côn trùng.
Câu 14. Cho sơ đồ phả hệ sau đây về sự di truyền của một bệnh M và bệnh máu khó đông ở người.
Biết rằng đối với tính trạng bệnh M, tỉ lệ người mang gene gây bệnh trong số những người bình thường trong quần thể là 1/9. Theo lý thuyết, nhận định nào sau đây là Đúng ?
A. Biết được chính xác kiểu gene của 10 người.
B. Người số 6 và 9 có kiểu gene giống nhau.
C. Có ít nhất 9 người có kiểu gene giống nhau.
D. Khả năng cặp vợ chồng thứ 12 – 13 sinh 1 đứa con trai đầu lòng không bị cả 2 bệnh trên là 41,73%.
Câu 15. ............................................
............................................
............................................
Câu 18. Hiệu ứng nhà kính (The greenhouse effect) là hiệu ứng gây ra do sự hấp thụ bức xạ hồng ngoại của các cấu tử hấp thụ tia hồng ngoại trong khí quyển khiến cho không khí của Trái Đất bị nóng lên. Hiện tượng này xảy ra do bức xạ sóng ngắn của mặt trời bị xuyên qua tầng khí quyển xuống bề mặt Trái Đất, lúc này mặt đất sẽ hấp thu lại các bức xạ nhiệt này và sau đó bức xạ phân tán vào khí quyển, khi đó một số phân tử khí trong bầu khí quyển có thể hấp thụ những bức xạ nhiệt này. Khi nói về các nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp hạn chế hiện tượng hiệu ứng nhà kính, phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Các hoạt động sinh hoạt, khai thác và phát triển của con người khiến lượng khí CO2 ngày càng tăng dẫn đến hiện tượng hiệu ứng nhà kính cũng tăng cao.
B. Nhiệt độ giảm thì có thể làm tan nhanh băng tuyết ở Bắc Cực và Nam Cực và do đó mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn đến nạn hồng thủy.
C. Tăng cường chặt phá cây rừng, làm tăng lượng CO2 trong khí quyển, thông qua tác dụng hô hấp của cây xanh đề giúp giảm hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
D. Làm tăng lượng tiêu thụ năng lượng dầu mỏ và than, cố gắng áp dụng năng lượng mặt trời, năng lượng nước và gió để giảm bớt lượng CO2 thải vào không khí.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai
Câu 1. Luật Hôn nhân và Gia đình có quy định không cho phép kết hôn giữa những người có cùng dòng máu trực hệ, có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời,... Các nhận định sau đây đúng hay sai khi nói về vấn đề kết hôn cận huyết?
a) Kết hôn giữa những người có cùng dòng máu trực hệ, có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời làm tăng tỉ lệ kiểu gene dị hợp gây nên các bệnh, tật di truyền làm giảm sức sống đời con nên Luật Hôn nhân và Gia đình cấm không cho những người trong trường hợp này kết hôn với nhau.
b) Luật Hôn nhân và Gia đình có quy định không cho phép kết hôn giữa những người có cùng dòng máu trực hệ, có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời vì những người này có kiểu gene gần giống nhau, do đó khi kết hôn sẽ làm tăng tỉ lệ kiểu gene đồng hợp lặn ở đời con, gây nên các bệnh, tật di truyền làm giảm sức sống.
c) Cứ kết hôn gần trong vòng 3 đời sau đó nên đến cơ sở tư vấn di truyền trước khi kết hôn và thực hiện sàng lọc trước sinh để tránh sinh con mang các bệnh tật di truyền.
d) Kết hôn gần trong vòng 3 đời không ảnh hưởng gì về mặt di truyền và không vi phạm về mặt đạo đức.
Câu 2. Một nhà nghiên cứu tiến hành thí nghiệm để đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của hai loài mọt, loài mọt gạo T. castaneum và T. confusum cùng sử dụng bột gạo làm thức ăn.
Thí nghiệm 1: Cho các cá thể của loài T. castaneum và T. confusum nuôi riêng ở hai môi trường chứa bột gạo tương đương nhau (Hình 1)
Thí nghiệm 2: Cho các cá thể của loài T. castaneum và T. confusum nuôi chung ở môi trường sống có chứa bột gạo tương đương nhau (Hình 2).
Mỗi phát biểu sau đúng hay sai khi nói về thông tin trên?
a) Mối quan hệ sinh thái giữa hai loài mọt gạo T. castaneum và T. confusum là quan hệ ức chế – cảm nhiễm..
b) Số lượng cá thể loài T. castaneum cao hơn so với loài T. confusum khi nuôi riêng ở hai điều kiện môi trường khác nhau.
c) Khi nuôi chung loài T. confusum chiếm ưu thế có thể loại bỏ loài T. castaneum ra khỏi quần thể sau 100 tuần.
d) Tại tuần thứ 100 khi nuôi riêng số lượng cá thể loài T. castaneum suy giảm do nguồn thức ăn bị cạn kiệt và kích thước quần thể vượt qua ngưỡng cân bằng.
Câu 3. ............................................
............................................
............................................
Câu 4. Ở vi khuẩn E. coli kiểu dại, sự biểu hiện của gene lacZ (mã hóa β-galactosidaza), gene lacY (mã hóa permaza), gene lacA (mã hóa transacetylaza) thuộc operon lac phụ thuộc vào sự có mặt của lactose trong môi trường nuôi cấy. Bằng kỹ thuật gây đột biến nhân tạo, người ta đã tạo ra được các chủng vi khuẩn khác nhau và được nuôi cấy trong hai môi trường: không có lactose và có lactose. Sự biểu hiện gene của các chủng vi khuẩn được thể hiện ở bảng sau:
Chủng vi khuẩn | Môi trường không có lactose | Môi trường có lactose | ||||
β - galactosidase | Permase | Transacetylase | β- galactosidase | Permase | Transacetylase | |
A | - | - | - | + | + | + |
B | - | - | - | - | + | - |
C | + | + | + | + | + | + |
D | - | - | - | - | - | - |
Dựa vào kết quả thu được ở bảng trên, Mỗi phát biểu sau đúng hay sai khi nói về thông tin trên?
a) Chủng A là chủng vi khuẩn E. coli đột biến.
b) Chủng E. coli kiểu dại bị đột biến ở gene lacZ, lacA tạo ra chủng B.
c) Chủng C tạo ra do đột biến ở vùng khởi động hoặc đột biến ở cả ba gene lacZ, lacY, lacA của chủng E. coli kiểu dại.
d) Chủng D tạo ra do đột biến ở gene điều hòa lacI hoặc đột biến ở vùng vận hành của chủng E. coli kiểu dại.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dần của phiếu trả lời.
Câu 1. Kangaroo là thú có túi ở Australia, sống trên mặt đất, chân sau dài và khoẻ, nhảy xa, chân trước rất ngắn.
Loài kangaroo (Dendrolagus ursinus) do chuyển sang sống trên cây, có hai chi trước dài, leo trèo như gấu.
I. Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong hoàn cảnh nhất định.
II. Khả năng thích nghi của sinh vật với môi trường chỉ mang tính hợp lí tương đối.
III. Mọi đặc điểm thích nghi hình thành trên cơ thể sinh vật đều do đột biến gene xảy ra.
IV. Không có sinh vật nào có đặc điểm thích nghi với nhiều môi trường khác nhau.
Có bao nhiêu nhận định trên là đúng cho hai ví dụ trên?
(Đáp án: 3)
Câu 2. Ở một loài thực vật, xét 3 cặp gene A a; B, b và D, d phân li độc lập. Sử dụng cholchicine tác động lên đỉnh sinh trưởng của một cây dị hợp tử 2 cặp gene, để gây tứ bội hóa. Biết rằng chỉ xảy ra đột biến tứ bội mà không xảy ra các đột biến khác. Theo lí thuyết, cây này giảm phân bình thường cho tối đa bao nhiêu loại giao tử (2n)?
Câu 3. Ở một loài thực vật sinh sản bằng tự phối, gene A quy định cây mầm có lá ............................................
............................................
............................................
Câu 5. Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt đến 3 106 kcal/m2/ngày. Tảo silic chỉ đồng hóa được 0,3% tổng năng lượng đó, giáp xác khai thác 40% năng lượng tích luỹ trong tảo. Số năng lượng tích tụ trong giáp xác là bao nhiêu kcal/m2?
Câu 6. Giả sử 4 quần thể của một loài thú được ký hiệu là 1, 2, 3, 4 có diện tích khu phân bố và mật độ cá thể như sau:
Quần thể | 1 | 2 | 3 | 4 |
Diện tích khu phân bố (ha) | 250 | 240 | 193 | 195 |
Mật độ (cá thể/ha) | 10 | 15 | 20 | 25 |
Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể đều không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư. Quần thể nào có kích thước lớn nhất?