Đề thi thử Sinh học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (2)

Đề thi thử tham khảo môn sinh học THPTQG năm 2025 của Sở GD&ĐT Bắc Ninh (2) sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
BẮC NINH

-----------------

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 10

KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

Môn: Sinh học

Thời gian làm bài: 50 phút

MỤC TIÊU 

Sau khi làm xong bài thi, học sinh có thể 

 Ôn tập kiến thức Sinh học 11, Sinh học 12 qua đề tổng hợp theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT 

 Nhận biết được các lý thuyết thuộc Sinh học 11, các chuyên đề: Cơ chế di truyền và biến dị, sinh thái, tiến hóa... 

 Thông qua lý thuyết, có thể giải quyết được các bài tập đơn giản thuộc chuyên đề cơ chế di truyền - biến dị, di truyền quần thể,.. 

 Vận dụng kiến thức đã học và các phương pháp giải bài tập để làm các bài tập khó, vận dụng toán xác suất. 

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN 

Câu 1: Khi nói đến kì giữa của nguyên phân, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các NST kép sắp xếp 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

B. Các vi ống của thoi phân bào đính vào hai phía tâm động của NST kép.

C. Các NST đơn co xoắn tối đa và nằm ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

D. Mỗi NST kép tách ở tâm động thành 2 NST đơn về hai cực tế bào.

Câu 2: Đơn phân cấu tạo nên DNA là

A. Nucleotide.

B. Amino acid.

C. Monosaccharide.

D. Glycerol.

Câu 3: Trong quang hợp ở thực vật, về mặt năng lượng, pha sáng cần có

A. H2O và O2

B. CO2 và ATP. 

C. ATP và NADPH. 

D. năng lượng ánh sáng. 

Câu 4: Bón phân hợp lí là phải bón

A. thường xuyên cho cây.

B. sau khi thu hoạch phải bổ sung ngay lượng phân bón cần thiết cho đất.

C. đủ cho cây ba loại nguyên tố quan trọng là N, P, K.

D. đúng lúc, đúng lượng, đúng loại và đúng cách.

Câu 5: Theo thuyết tiến hoá hiện đại, nhân tố nào dưới đây không được xem là nhân tố tiến hoá?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên.

B. Chọn lọc tự nhiên.

C. Giao phối ngẫu nhiên.

D. Giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 6: Cặp cơ quan nào dưới đây ở các loài sinh vật không phải là cơ quan tương đồng?

A. Gai xương rồng và gai hoa hồng.

B. Cánh dơi và chi trước ngựa.

C. Cánh gà và cánh chim bồ câu.

D. Ruột thừa ở người và manh tràng ở thỏ.

Câu 7: Một allele nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể là do tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây? 

A. Chọn lọc tự nhiên. 

B. Giao phối không ngẫu nhiên. 

C. Phiêu bạt di truyền. 

D. Giao phối ngẫu nhiên. 

Câu 8: Sự sống trên Trái Đất được phát sinh và phát triển lần lượt qua các giai đoạn: 

A. tiến hóa hóa học → tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa sinh học. 

B. tiến hóa hóa học → tiến hóa học → tiến hóa tiền sinh học. 

C. tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa hóa học → tiến hóa sinh học. 

D. tiến hóa sinh học → tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa sinh học. 

Câu 9: Trong các tế bào sinh dưỡng của người mắc hội chứng Tocno có số lượng NST là: 

A. 45. 

B. 44. 

C. 47. 

D. 46. 

Câu 10: Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp NST tương đồng được ký hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ NST nào trong số các bộ NST sau đây? 

A. AaBbEe. 

B. AaaBbDdEe. 

C. AaBbDEe. 

D. AaBbDddEe. 

Câu 11: Ở vườn quốc gia Cát Bà, trung bình có khoảng 15 cá thể chim chào mào/ha đất rừng. Đây là ví dụ minh họa cho đặc trưng nào cả quần thể? 

A. Nhóm tuổi. 

B. Mật độ cá thể. 

C. Tỉ lệ giới tính. 

D. Sự phân bố cá thể.

Câu 12: Trong một quần thể sinh vật không có mối quan hệ nào sau đây? 

A. kí sinh cùng loài. 

B. quan hệ cạnh tranh. 

C. quan hệ hỗ trợ. 

D. quan hệ cộng sinh. 

Câu 13: Phiên mã ngược là hiện tượng 

A. RNA tổng hợp ra DNA. 

B. Protein tổng hợp ra DNA. 

C. DNA tổng hợp ra RNA. 

D. Protein tổng hợp ra RNA. 

Câu 14: Một người phụ nữ bình thường (1) lấy chồng (2) bị bệnh máu khó đông sinh được một con trai (3) bị bệnh máu khó đông. Người con trai này lớn lên lấy vợ (4) bình thường sinh được một bé trai (5) cũng bị bệnh như bố. Hãy xác định kiểu gene của 5 người trong gia đình trên. 

A. (1) XX; (2) XYa; (3) XYa; (4) XX; (5) XYa

B. (1) XAXa; (2) XaY; (3) XaY; (4) XAXa; (5) XaY. 

C. (1) XaXa; (2) XAY; (3) XAY; (4) XaXa; (5) XAY. 

D. (1) XX; (2) XYA; (3) XYA; (4) XX; (5) XYA

Câu 15: ............................................

............................................

............................................

Câu 18: Hình sau thể hiện mối quan hệ nào? 

Tech12h

A. Quan hệ hỗ trợ cùng loài. 

B. Quan hệ cạnh tranh cùng loài. 

C. Quan hệ ức chế cảm nhiễm. 

D. Hiện tượng tỉa thưa. 

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG / SAI 

Câu 19: Khi nghiên cứu về sự di truyền màu sắc của một loài ruồi giấm, Morgan tiến hành thí nghiệm sau: 

Tech12h

Những nhận định sau là đúng hay sai? 

a) Từ những quan sát của mình Morgan kết luận rằng gene quy định màu mắt nằm trên NST giới tính. 

b) Ruồi đực mắt trắng ở thí nghiệm (a) nhận allele quy định mắt trắng từ ruồi đực P. 

c) Nếu cho ruồi cái mắt đỏ ở F2 và ruồi đực Fmắt trắng ở thí nghiệm (a) giao phối với nhau thì đời con sẽ thu được tỉ lệ kiểu hình giống với F2 của phép lai (b).

d) Nếu cho các con đực và cái ở F2 phép lai (b) giao phối với nhau thì đời con thu được tỉ lệ kiểu hình: 5 cái mắt đỏ : 3 cái mắt trắng : 6 đực mắt đỏ : 2 đực mắt trắng. 

Câu 20: Khi nghiên cứu ổ sinh thái dinh dưỡng của 3 loài chim ăn hạt sống trong cùng 1 khu vực, các nhà nghiên cứu lập được đồ thị tỉ lệ phần trăm các loại kích thước mỏ của 3 loài trên ở hình bên. Dựa vào đồ thị, các nhận định sau đây về 3 loài chim là đúng hay sai? 

Tech12h

a) Loài 1 và loài 3 trong khu vực này gần như không cạnh tranh nhau về thức ăn. 

b) Số lượng cá thể của loài 2 không ảnh hưởng đến số lượng cá thể loài 3 và ngược lại. 

c) Loài 1 và loài 2 có hiện tượng cạnh tranh gay gắt nguồn thức ăn với nhau. 

d) Các loài chim trong khu vực này có xu hướng mở rộng ổ sinh thái để tìm được nhiều thức ăn hơn. 

Câu 21: ............................................

............................................

............................................

Câu 22: Để nghiên cứu cơ chế tác động của hai loại thuốc mới điều trị bệnh nhân Covid-19 (thuốc 1 và thuốc 2) người ta tiến hành thử nghiệm tác động của chúng lên quá trình biểu hiện gene của gene virus trong các tế bào người. Hàm lượng mRNA a của virus và protein virus trong các mẫu tế bào được thể hiện theo biểu đồ trên. 

Tech12h

Biết rằng các điều kiện thí nghiệm là như nhau. 

Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai khi nói về cơ chế tác động của thuốc 1 và thuốc 2 lên quá trình biểu hiện gene của virus? 

a) Thuốc 1 can thiệp vào quá trình phiên mã tạo ra mRNA của virus hoặc tác động làm phân hủy mRNA của virus. 

b) Thuốc 2 làm giảm lượng mRNA so với không xử lý thuốc dẫn đến làm giảm hàm lượng protein do protein là sản phẩm sau dịch mã. 

c) Thuốc 2 can thiệp vào quá trình dịch mã từ mRNA virus hoặc tác động làm phân hủy một phần protein virus. 

d) Xử lý thuốc 2 không làm thay đổi hàm lượng mRNA do vậy nó can thiệp vào phiên mã, lượng protein giảm một phần có thể tác động làm phân hủy 1 phần protein của virus. 

PHẦN III. TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN 

Câu 23: Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh Trưởng (bộ Khi), người ta nghiên cứu mức độ giống nhau về DNA của các loài này so với DNA của người. Kết quả thu được (tính theo tỉ lệ % giống nhau so với DNA của người) như sau: 

1. Khỉ Rhesus: 91,1% 

2. Tinh tinh: 97,6% 

3. Khỉ Capuchin: 84,2%. 

4. Vượn Gibbon: 94,7%. 

Hãy viết liền các số tương ứng mối quan hệ họ hàng xa dần giữa các loài trên với người. 

(Đáp án: 2413)

Câu 24: Ở một loài thực vật, để tạo thành màu đỏ của hoa có sự tương tác của hai gene A và B theo sơ đồ: 

Tech12h

Gene a và b không có khả năng đó, hay cặp gene nằm trên hai cặp NST khác nhau. Cho cây có kiểu gene AaBb tự thụ phấn được F1. Trong số các cây hoa trắng ở F1, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ bao nhiêu? (làm tròn đến 2 chữ số thập phân sau dấu phẩy). 

(Đáp án: 0,43)

Câu 25: Ở một quần thể sau khi trải qua 3 thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ dị hợp trong quần thể bằng 8%. Biết rằng ở thế hệ xuất phát, quần thể có 30% số cá thể đồng hợp trội và cánh dài là trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Hãy cho biết trước khi xảy ra quá trình tự phối, tỷ lệ kiểu hình lặn là bao nhiêu (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy)? 

(Đáp án: 0,06)

Câu 26: Gene b gây chứng pheninketo niệu về phương diện di truyền đây là bệnh gây ra do rối loạn chuyển hóa pheninalanin. Alene B quy định sự chuyển hóa bình thường. Cho phả hệ sau: 

Tech12h

Xác suất mang gene bệnh của người con gái là bao nhiêu phần trăm? (tính làm tròn đến 1 chữ số sau dấu phẩy) 

Câu 27: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Sinh học - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay